Cách thức sứ vụ mới của ĐHY Tagle có thể đem lại chuyển biến trong Giáo Hội

Đức Hồng Y Tagle đã đảm nhận vai trò đứng đầu một “siêu thánh bộ” chịu trách nhiệm về hoạt động truyền giáo. Đó là một sứ vụ có thể đem lại chuyển biến trong và ngoài Giáo Hội.

Khi ĐHY Luis Antonio Tagle nắm giữ chức vụ bộ trưởng Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc của Vatican tháng này, ngài sẽ đối diện với một loạt các thách thức. Một số các thách thức có thể mang tính địa phương, nhưng đa phần sẽ có quy mô toàn cầu. Đây sẽ là một sứ mạng khó khăn và hẳn là ngài sẽ phải tốn nhiều công sức để tìm tòi nghiên cứu.

Propaganda Fide  (Truyền Bá Tin Mừng) là tên Latin ngắn gọn của một thánh bộ mà Đức Thánh Cha đã trao cho ĐHY Tagle nắm giữ. Đây là một ủy thác mang tầm thế giới.

Thánh bộ này sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả hoạt động truyền giáo mang tính thể chế của Giáo Hội, bao gồm việc huấn luyện hàng giáo sĩ và bổ nhiệm các Giám mục đến các vùng truyền giáo.

Thánh bộ này không chỉ là cơ quan bổ nhiệm nhân sự, bàn thảo và chia sẻ thông tin, nhưng còn nâng đỡ về vật chất cho các Giáo Hội đang gặp khó khăn ở những vùng mà Tin Mừng không phải lúc nào cũng được chào đón. Thánh bộ cũng giúp các vị đứng đầu các đoàn thừa sai đứng ra thương thuyết với những nhà cầm quyền địa phương lắm khi thiếu thân thiện, và cũng giúp đỡ các nhà truyền giáo khi các ngài gặp sóng gió.

Thánh bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc cũng giám sát công việc của các nhà truyền giáo là những người đem Tin Mừng đến những nơi mà Giáo Hội phải chống lại thói tự mãn, đồng thời hướng dẫn (hay ít nữa là thông báo)  về việc chọn lựa các bề trên có quyền tài phán của các hội thừa sai truyền thống, chứ không chỉ đưa ra danh sách những vị có thể điền vào những nơi trống tòa.

Ngoài tính chất phức tạp của các hồ sơ liên quan đến sứ mạng Truyền giáo, còn phải kể đến thực tế nhiều vùng đất trên thế giới đã được đón nhận Tin Mừng từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo bây giờ lại trở thành vùng đất truyền giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngừng nhấn mạnh điểm này và thậm chí ngài còn xem đây là nét chủ đạo trong triều đại Giáo hoàng của mình.

Trong phiên họp khoáng đại của Bộ Truyền giáo năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các tham dự viên: “Thế giới thế tục cho dù đón nhận các giá trị Tin Mừng như tình yêu, công lý, bình an và tiết độ cũng không có cùng một thiện chí với Chúa Giêsu, không nhìn nhận Người là Đấng Mêsia cũng không tin Người là Con Thiên Chúa. Quá lắm thì họ xem Người là con người nổi bật. Vì thế, thế gian tách thông điệp ra khỏi người mang thông điệp và tách quà tặng ra khỏi Đấng tặng quà.

“Trong hoàn cảnh chia tách như thế, sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc hoạt động như một khí cụ và tầm nhìn đức tin. Trong thời điểm này, điều quan trọng là  Giáo Hội phải ra đi, rao giảng Tin Mừng cho tất cả, tất cả mọi nơi, tất cả mọi tình huống mà không hề do dự, miễn cưỡng hay sợ hãi. Thật sự việc truyền giáo là một sức mạnh có khả năng biến đổi bên trong Giáo Hội trước khi biến đổi cuộc sống của các dân tộc và các nền văn hóa”.

Làm sao điều khiển được năng lực ấy và hướng dẫn nó một cách thích hợp là một sứ mạng đầy thử thách về mọi mặt được ủy thác cho Thánh bộ mà ĐHY Tagle sắp nắm giữ. Sứ mạng này sẽ làm nản lòng người nào trẻ hơn vị Hồng y 62 tuổi này đến 20 năm cho dù vị ấy có quỹ thời gian và nguồn lực không giới hạn.

Thánh bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc không có ngân quỹ vô hạn, nhưng có những cuốn sách rất mờ. Thánh bộ sở hữu những nguồn lực quan trọng, nhưng ngay cả nhân viên của Thánh bộ cũng không hẳn có một bức tranh đầy đủ về các nguồn lực ấy hoặc biết cách tiếp cận chúng. Ý định ngay từ ban đầu đã là như thế. Điều quan trọng là Thánh bộ Truyền Giáo, hơn bất cứ Thánh bộ nào khác, cần có khả năng thực hiện mọi thứ và thực hiện nhanh chóng. Quan trọng là đem được các nguồn lực đến cho những người đang cần chúng. Để làm được điều này, văn phòng trung ương cần được quyết định về các nguồn lực với quyền tự chủ gần như tuyệt đối.

Quyền tự chủ về tài chánh dù không rõ ràng mang tính quyết định cho hiệu quả công việc, nhưng cũng bảo đảm được rằng một số tiền sẽ được giữ riêng để chi vào những việc không trực tiếp nhắm đến các hoạt động truyền giáo chuyên biệt. Chắc chắn sẽ có được một biện pháp về tài chánh. Thật sự, điều đó rất quan trọng và sẽ là một nhiệm vụ chính yếu của vị tân Bộ trưởng Truyền giáo.

Một thách thức khác là kỷ luật về luân lý giữa các giáo sĩ thừa sai và các bề trên theo phẩm trật của các ngài.

Cánh đồng truyền giáo quả là những môi trường thánh thiện. Nhiều giáo sĩ thừa sai được đào tạo và được sai đi là những anh hùng đức tin và là những vị thánh sống. Một số vị thừa sai diễn tả nhân đức của các ngài bằng màu đỏ: màu ưu trên viền áo, nút áo và đai lưng trên áo dòng các thầy trường Truyền Giáo Urbano (Rôma) luôn là lời nhắc nhở về ơn gọi cao cả của giáo sĩ thừa sai.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp thất bại. Các giáo phận và các dòng tu để cho lãnh vực truyền giáo trở nên như bãi rác và nơi trú ẩn cho một số những người không đáng tin tưởng. Dĩ nhiên đó không phải luôn là lỗi của Thánh bộ Truyền giáo hay lỗi của vị đứng đầu, nhưng các ngài cũng có phần trách nhiệm.

Nói cho đầy đủ là ĐHY Tagle sẽ phải thực hiện nhiều hơn những điều ngài đã làm khi còn là Giám đốc Caritas quốc tế. Theo tường trình, khi ngài nghe các chi tiết trong vụ linh mục Salêdiêng Luk Delf lạm dụng trẻ em, và các chi tiết về việc xử lý kẻ lạm dụng trẻ em bị kết án do vị tổng thư ký Michel Roy thì ngài “coi như lúc đó vấn đề đã được giải quyết”. Điều này xảy ra hai năm trước khi Delft hết giữ chức giám đốc Caritas quốc gia ở Cộng Hòa Trung Phi.

Cho dù ĐHY Tagle trẻ trung và đầy năng lực, ngài cũng không có thời gian vô hạn.

Với Thánh bộ sắp phát triển mạnh mẽ theo kế hoạch giáo triều mà người ta mong đợi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đưa ra trong năm nay, và với những ủy thác được cho là giới hạn trong các nhiệm kỳ 5 năm hy vọng chỉ có một điều mới mẻ thôi thì đồng hồ đã điểm. Cũng không đòi hỏi một vị bộ trưởng mới phải nắm hết mọi vận hành hiện nay của Thánh bộ. Rồi sẽ thay đổi sớm thôi. Quan trọng hơn, ĐHY Tagle muốn hiểu biết nhân viên của ngài và cảm tưởng của giáo dân làm việc trong giáo triều, với quan điểm lặp lại trật tự mới khi việc cải cách có hiệu lực.

Gioan Lê Quang Vinh chuyển ngữ từ catholicherald.co.uk
Nguồn:Hội đồng Giám mục Việt Nam