Đấng Phù Trợ là Thánh Thần…, sẽ nhắc nhở cho các con

Chúa nhật thứ VI Phục Sinh, Chúa chúng ta chuẩn bị về Trời (Lễ Thăng Thiên). Phụng vụ Lời Chúa gợi lên cho chúng ta nhớ lại những lời tâm sự cuối cùng của Chúa và mời gọi chúng ta không được ” xuyến xao và sợ hãi ” (Năm C). Nhưng, bằng lời cầu nguyện hãy phó thác cho Chúa Giêsu và nhờ Ngài mang về Trời dâng lên Đức Chúa Cha cho chúng ta. Những lời trăng trối của Chúa Giêsu đòi buộc chúng ta để ý đến cách đồng truyền giáo : ” Lúa chín đầy đồng “, vì là lệnh truyền của Chúa Nhân Lành, nên cần phải được tôn trọng. Truyền thống phụng vụ này, được thánh Mamert đưa vào từ năm 470 tại thung lũng Rhône, và mở rộng tới tận Gaule, đúng thời điểm diễn ra Công Đồng đầu tiên tại Orléans. Theo Truyền thống, trong khoảng thời gian Chúa về Trời, các tín hữu công giáo sẽ tuân giữ việc giữ chay, (nghĩa là từ thứ Hái, Ba, Tư tuần này) họ sẽ ăn chay để chuẩn bị cử hành Lễ Chúa về Trời. Ở nông thôn, các linh mục sẽ chúc phúc cho ruộng đồng và hoa màu. Lời Ca nhập lễ : Hãy vui mừng loan báo cho mọi người được nghe. Rao truyền đi đến tận cùng cõi đất rằng : Chúa đã giải phóng dân Người. Hallêluia.

• Bài đọc Phụng vụ năm A

– Tđcv 8, 5-17 : Rao giảng Tin Mừng cho dân thành Samaria

– Tv 66, 1 : Toàn trái đất, hãy reo mừng Thiên Chúa

– 1 Pr 3, 15-18 : Anh em hãy là những chứng nhân về niềm hy vọng của chúng ta ở giữa thế gian

– Ga 14, 15-21 : Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi

• Bài đọc Phụng vụ năm B

– Tđcv 10, 25-26 ; 34-35 ; 44-48 : Những người dân ngoại đầu tiên chịu Phép rửa tội

– Tv 98, 1 : Chúa đã biểu dương Quyền Năng của Ngài trươc mặt chư dân

– 1 Ga 4, 7-10 : Tất cả những ai yêu thương đều là con cái Thiên Chúa

– Ga 15, 9-17 : Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em

• Bài đọc Phụng vụ năm CA

– Tđcv 15,1-2 ; 22-29 : Giáo hội quyết định đón nhận dân ngoại

– Tv 67, 2 : Thân lạy Chúa, ước gì chư dân ca tụng Ngài Dieu !

– Kh 21, 10-14 ; 22-23 : Con Chiên là ánh sáng cho dân Chúa

– Ga 14, 23-29 : Lời hứa sai Chúa Thánh Thần đến

“Đấng Phù Trợ là Thánh Thần…, sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con”

Chúa Giêsu Kitô, Đấng ” phó thác Thần khí” trên cây thập giá (Ga 19, 30) đã thực hiện như lời Ngài đã hứa trước khi chịu khổ nạn. Vì Ngài là là Chiên Thiên Chúa và là Con của loài người, đã hiện đến với các môn đệ ” thổi hơi trên họ và nói với họ: “Hãy chịu lấy Thánh Thần. (Ga 20, 22 ) … thế là Chúa Thánh Thần đến làm cho họ tràn ngập niềm vui, làm cho họ đang buồn sầu trở nên vui, đúng như lời Ngài nói là biến những “sự ưu phiền của các ngươi sẽ trở thành niềm vui. ” (x. Ga 16:20).

Và nhất là khi loan báo diễn từ li biệt sắp xảy đến : Chúa Kitô phục sinh như khai mở một cuộc sáng tạo mới, gửi Chúa Thánh Thần đến trên các môn đệ. Khi hiện ra với các môn đệ sau khi sống lại. Qua các vết thương chịu đóng đinh, Chúa Giêsu đã trao ban cho họ Thần Khí : ” Ngài cho họ thấy tay chân và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ, vì được thấy Chúa. (Ga 20:20). Đó là chứng tích của những vết thương, Ngài nói với họ: “Hãy chịu lấy Thánh Thần. (c. 22).

Vì thế, có một liên kết chặt chẽ được thiết lập giữa việc sai Chúa Con và cử Chúa Thánh Thần đến. Việc cử Chúa Thánh Thần (sau nguyên tội) không thể xảy ra mà không có thập giá và sự sống lại, đúng như lời Ngài nói : ” Song Ta nói thật với các ngươi: Ta ra đi, thì ích lợi hơn cho các ngươi; vì nếu Ta không ra đi, thì Ðấng Bào Chữa không đến với các ngươi. Còn nếu Ta đi, Ta sẽ sai Ngài đến với các ngươi. “(Ga 16, 7). Sứ mạng của Chúa Con trong một nghĩa nào đó, được thực hiện trọn vẹn trong sự cứu chuộc và sứ mạng của Chúa Thánh Thần phát xuất từ công trình cứu chuộc: ” Vì thế mà Ta đã nói: Ngài lấy của Ta mà thông báo cho các ngươi”. (Ga 16,15 ). Ơn cứu chuộc được thực hiện hoàn toàn do Chúa Con là Đấng được xức dầu đã đến trong thế gian và hoạt động bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, khi dâng mình chính thân mình làm của lễ hy sinh trên thập giá. Và sự cứu chuộc không ngừng được hoàn tất trong trái tim và trong lòng nhân loại – trong lịch sử của thế giới – nhờ Chúa Thánh Thần là “Đấng Bầu Chữa khác” (Ga 14,16).

Năm nay kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II, năm mà Giáo hội nhấn mạnh đến truyền giáo. Tưởng chúng ta cũng nhớ lại Công Đồng Giêrusalem, một Công đồng quyết định cho việc truyền giáo mà sách Tông Ðồ Công Vụ kể lại biến cố được gọi là “Công Ðồng Giêrusalem”. Tại Phòng Tiệc Ly ở Giêrusalem; nơi Công Ðồng đầu tiên, công đồng mở cửa cho những anh chị em ngoài do thái giáo ( TÐCV 15, 11- 29). Cuộc họp đầu tiên đó của các Tông Ðồ và những vị Trưởng Lão đã được triệu tập để giải quyết một vấn đề quan trọng. Ðối với các tín hữu thuộc nhóm Pharisêu xác tín rằng những người ngoài do thái giáo trở lại kitô giáo, phải chịu phép cắt bì và tuân giữ luật Môisen, thì hai thánh Phaolô và Barnaba mạnh mẽ bênh vực lập trường rằng ơn cứu rỗi không đến từ những việc của Lề Luật, nhưng từ đức tin vào Chúa Kitô.

Nhờ những can thiệp được linh ứng của Thánh Phêrô và Thánh Giacôbê, lập trường của Thánh Phaolô và thánh Barnaba, được chấp nhận; và kể từ ngày đó, Giáo Hội “ra khơi”, sẵn sàng đem Tin Mừng đến cho tất cả mọi dân tộc và mọi nền văn hóa. Sức hoạt động tông đồ do Chúa Thánh Thần soi sáng vào khởi đầu, đã không bị tàn lụn và được tiếp tục cho đến hôm nay. Ước muốn duy nhất và bổn phận của các tín hữu là ước muốn rao giảng cho tất cả mọi người biết Chúa Giêsu, Ðấng cứu chuộc của con người.

Bước vào tháng Năm là quãng thời gian Giáo hội dành để kính Ðức Trinh Nữ Maria, Bông Hoa xinh đẹp nhất trong các thụ tạo, là cánh hồng xuất hiện vào thời sung mãn, khi mà Thiên Chúa sai Con của Ngài đến trần gian thì đã ban cho nó một mùa xuân mới. Mẹ là nhân vật chính yếu, âm thần và khiêm tốn. Mẹ là trái tim thiêng liêng của Giáo hội, bởi vì sự hiện diện của Mẹ ở giữa các môn đệ là ký ức sống động của Chúa Giêsu và bảo chứng cho hồng ân của Thánh Linh. Chúng ta hãy đem hết tình con thảo mà dâng kính Mẹ, xin Mẹ đoái thương đồng hành cùng con cái nơi dương thế. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ