Home / Phụng tự

Phụng tự

Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023)

Lễ Giáng Sinh năm nay là một trường hợp đặc biệt vì lễ Vọng Giáng sinh và lễ Đêm Giáng sinh rơi vào Chúa nhật thứ IV mùa Vọng (24/12/2023), trong khi chính ngày Giáng sinh rơi vào thứ Hai 25/12/2023. Như vậy sẽ có 2 ngày lễ buộc, tức lễ Chúa nhật và lễ Giáng sinh, trùng ngày nhau (24/12) và ngay sát nhau (24-25/12): lễ Vọng Giáng sinh cũng như lễ Đêm Giáng sinh chồng lấn vào ngày Chúa nhật thứ IV mùa Vọng (24/12). Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam trân trọng giới thiệu giải đáp của cha Giuse Phạm Đình Ái, SSS, về phụng vụ lễ Giáng Sinh nay: GIẢI THÍCH Căn cứ vào: (1) “Bảng Ghi Ngày Phụng Vụ” (trong “Quy Luật Phổ Quát Về Năm Phụng Vụ Và Niên Lịch”, số 59), trong đó xác định rằng lễ Giáng sinh ở bậc cao hơn Chúa nhật mùa Vọng; (2) Bộ Giáo Luật: “Ai tham dự Thánh lễ, cử hành theo lễ nghi Công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ” (số 1248§1), chúng ta hiểu như sau: 1/ Phụng vụ Chúa nhật thứ IV mùa Vọng sẽ kéo dài từ buổi chiều ngày thứ Bảy 23/12/2023 cho đến buổi chiều ngày Chúa nhật 24/12/2023 và trước Thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Trong khi đó, phụng vụ lễ Giáng sinh sẽ bao gồm ngày Chúa nhật 24/12/2023 (từ buổi chiều) và cả ngày thứ Hai 25/12/2023. Cụ thể là: - Thứ Bảy, ngày 23 tháng 12: từ ban chiều, cử hành Thánh lễ Chúa nhật thứ IV mùa Vọng; - Chúa nhật, ngày 24 tháng 12: a/ cử hành các Thánh lễ Chúa nhật thứ IV mùa Vọng cho tới trước Thánh lễ Vọng Giáng Sinh; b/ từ chiều tối của Chúa nhật này, cử hành Thánh lễ Vọng Giáng Sinh khoảng sau 4 giờ chiều (không luôn luôn được cử hành), và rồi Thánh lễ Đêm Giáng sinh vào tối muộn; - Thứ Hai, ngày 25 tháng 12: cử hành Thánh lễ Giáng sinh Rạng đông và Thánh lễ Giáng sinh Ban ngày. 2/ Vì có 2 ngày lễ buộc (lễ Chúa nhật và lễ Giáng sinh) nên các tín hữu không thể chu toàn luật buộc nếu như chỉ tham dự một Thánh lễ Giáng sinh vào ngày Chúa nhật 24/12/2023, nghĩa là một Thánh lễ không thể thực hiện hai nghĩa vụ, hay một cử hành không thể hoàn thành hai sự ràng buộc. Để chu toàn hai nghĩa vụ riêng biệt này, tín hữu buộc phải tham dự cả 2 Thánh lễ, tức lễ [buộc] Chúa nhật và lễ [buộc] Giáng Sinh. Như vậy, sau khi đã tham dự lễ Chúa nhật thứ IV mùa Vọng vào chiều thứ Bảy (23/12) hoặc vào chính ngày Chúa nhật (24/12), các tín hữu buộc phải tham dự thêm một Thánh lễ Giáng sinh nữa (24-25/12). Tất nhiên, nghĩa vụ duy nhất của tín hữu là tham dự 2 Thánh lễ, chứ không nhất thiết phải tham dự một Thánh lễ Chúa nhật với các Bài đọc và Bài lễ của Chúa nhật thứ IV mùa Vọng, và tham dự Thánh lễ thứ hai là lễ Giáng sinh với các Bài đọc và Bài lễ của lễ Trọng Giáng sinh (mặc dù điều này là lý tưởng). Ví dụ, tín hữu vẫn có thể chu toàn cả 2 lễ buộc khi tham dự Thánh lễ đầu tiên vào chiều Chúa nhật 24/12 nhằm chu toàn bổn phận giữ ngày Chúa nhật [thứ IV mùa Vọng] (cho dù vào buổi chiều này, họ tham dự vào ngay thời điểm giáo xứ cử hành Thánh lễ Vọng Giáng sinh) và rồi phải tham dự thêm một Thánh lễ Giáng sinh nữa (lễ Đêm/lễ Rạng đông/lễ Ban ngày) để chu toàn nghĩa vụ của lễ buộc Giáng sinh. KẾT LUẬN THỰC HÀNH 1/ Phải tham dự vào một trong các Thánh lễ Chúa nhật [thứ IV mùa Vọng] diễn ra từ chiều thứ Bảy 23/12/2023 cho đến chiều Chúa nhật 24/12/2024; 2/ Phải tham dự thêm nữa vào một trong các Thánh lễ Giáng sinh (Vọng/Đêm/Rạng đông/Ban ngày) diễn ra từ chiều Chúa nhật 24/12/2023 cho đến hết ngày thứ Hai 25/12/2023. Nguồn: WHĐ

Lịch Công giáo 2023-2024

LỊCH CÔNG GIÁO 2023-2024 Tháng Mười Hai – 2023 Tháng Giêng – 2024 Tháng Hai – 2024 Tháng Ba – 2024 Tháng Tư – 2024 Tháng Năm – 2024 Tháng Sáu – 2024 Tháng Bảy – 2024 Tháng Tám – 2024 Tháng Chín – 2024 Tháng Mười – 2024 Tháng Mười Một – 2024   ———————————————————– NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC  

Cử hành Thánh Thể: Bài 8 - Hành động thống hối

WHĐ (27.11.2023) - Ngày 5 tháng 8 năm 2023, Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thông báo về chương trình Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa gồm: (1) Thực hành mục vụ và (2) Kiến thức phụng vụ. Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn. BÀI 8: HÀNH ĐỘNG THỐNG HỐI I/ VĂN KIỆN Tiếp đến, linh mục mời mọi người thống hối. Sau giây lát thinh lặng, tất cả cộng đoàn đọc công thức thú tội chung và linh mục đọc lời xá giải để kết thúc, tuy nhiên lời xá giải này không có hiệu lực của bí tích Sám hối. Ngày Chúa nhật, nhất là trong mùa Phục sinh, thay vì hành động thống hối thường lệ, đôi khi có thể làm phép và rảy nước thánh để tưởng nhớ bí tích Thanh tẩy (Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma [QCSL], số 51). II/ LỊCH SỬ Trong nhiều thế kỷ, Thánh lễ không có nghi thức thống hối nhưng bắt đầu ngay với các Bài đọc Sách Thánh. Sách Didache (thế kỷ I) dạy rằng chúng ta phải xưng thú tội lỗi của mình trước khi bẻ bánh, nhưng nghi thức này không bắt buộc và chỉ được thực hiện theo từng cá nhân. Ban đầu, phần sám hối được thực hiện chỉ trong phòng thánh do lòng sốt sắng cá nhân của tư tế nhằm để chuẩn bị cho Thánh lễ sắp cử hành,[1] hay linh mục đọc những lời nguyện thống hối trên đường tiến tới bàn thờ.[2] Từ thế kỷ thứ IX, trong các Thánh lễ ở vùng Franc người ta thêm vào nhiều lời nguyện riêng tư và đọc thầm của vị chủ tế, dần dần những lời nguyện này trở thành kinh Cáo mình (Confiteor) vào thế kỷ XI.[3] Tập quán “cáo mình” được đưa vào Thánh lễ phát xuất từ việc xưng tội lẫn nhau hằng ngày của các đan sỹ trong khi đọc kinh Thần Vụ.[4] Do đó, vào cuối thời Trung cổ, nhiều đan viện cử hành sám hối chung trước khi hát ca nhập lễ.[5] Tiếp sau, kinh Cáo mình được sử dụng khắp hoàn vũ theo nghi lễ Rôma như được chỉ định trong Sách lễ của Đức Piô V (1570), phần sám hối được thực hiện tại chân bàn thờ dưới dạng đối đáp giữa vị tư tế và những người phục vụ bàn thờ (đại diện cho dân chúng). Kinh Cáo mình của Sách lễ 1570 không thay đổi từ đó cho đến năm 1970. Bấy giờ, kinh này khá dài và phức tạp dầu Công đồng thứ III tại Ravenne (năm 1314) đã quyết định chỉ thêm vào những danh xưng sau: Đức Trinh nữ Maria, Tổng lãnh thiên thần Micael, thánh Gioan Tẩy giả cùng hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.[6] Sau Công đồng Vaticanô II, khi duyệt lại Nghi thức Thánh lễ, Hội Thánh đã đơn giản hóa danh sách các thánh. Nhờ thế, bản văn kinh Cáo mình hiện nay chỉ đề cập đến Thiên Chúa và Đức Mẹ, không còn nêu tên các thánh mà chỉ nói chung trong một cụm từ là “các thiên thần và các thánh”. Hội Thánh cũng quyết định nghi thức thống hối là một trong những nghi thức khởi đầu của Thánh lễ vì Chúa Giêsu kêu gọi hãy hòa giải trước khi đến dâng của lễ (Mt 5,23-23)  và Didache ghi nhận rằng vào Ngày của Chúa, các tín hữu quy tụ lại với nhau để cử hành nghi lễ Bẻ bánh “sau khi họ xưng thú tội lỗi” (Didache 14:1).[7] III/ Ý NGHĨA Hành động thống hối không chỉ là việc cá nhân hay cộng đồng thừa nhận tội lỗi và thiếu sót của mình, nhưng là sự thừa nhận trước một Thiên Chúa đầy lòng thương xót và hay tha thứ.[8] Vì thế, nghi thức thống hối phản ánh nhu cầu của con người cần đến ân sủng của Chúa qua người con của Ngài là Đức Kitô Giêsu trong Thánh lễ đang cử hành.[9] Tuy vậy, hành động thống hối trong Thánh lễ, theo tác giả A.G Martimort và J. Gelineau, không phải là cuộc “duyệt xét lương tâm” và “liệt kê tội lỗi đã phạm”, nghi thức thống hối ở phần đầu lễ không nhất thiết có bản chất sám hối,[10] nhưng trên hết, là chúc tụng, tung hô lòng nhân hậu của Chúa, tuyên xưng và diễn tả đức tin của tín hữu vào mầu nhiệm tình thương vô biên của Chúa (confessio laudis) và nói lên lời cảm tạ tri ân trước ơn tha thứ của Ngài vì Ngài là Đấng nhân hậu, yêu thương và là nguồn mạch mọi sự hòa giải cũng như chữa lành.[11] Điều này giống như một hơi thở mà cuộc đời dao động của các tín hữu rất cần đến khi bắt đầu cử hành Thánh lễ.[12]    Sách lễ Rôma hiện nay đưa ra 3 công thức sám hối và có thể dùng thay đổi lẫn nhau: A. Công Thức Thứ I (Confiteor Deo) = Kinh Thú Tội (Kinh Cáo Mình) Lời đầu tiên của kinh Thú tội là: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh (chị) em...” phản ánh một cách tỏ tường chiều kích xã hội của tội lỗi: xúc phạm đến bất kỳ ai là làm tổn thương cả Nhiệm Thể Chúa Kitô.[13] Cộng đoàn tụ họp dâng Thánh lễ không những xin ơn tha thứ trong tư cách là những cá nhân, mà còn xin với tư cách cộng đoàn; mọi người tham dự liên đới với nhau, vì ai cũng cần ơn tha thứ (ĐHTT 63). Câu “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng lời nói, việc làm và những điều thiếu sót...” cho thấy vấn đề của người Kitô hữu không chỉ là không làm điều xấu mà còn vì chưa làm điều tốt, không chỉ chưa tỏ lòng xót thương người khác mà còn chưa thực thi những gì Tin Mừng mời gọi là “trở nên muối đất và ánh sáng cho trần gian” (x. Mt 5,13-16).[14]    Các tín hữu đấm ngực đang khi đọc “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” như gợi lại những lời trong Tin Mừng Luca: “Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13).[15] Lời kinh Thú tội kết thúc bằng những lời: “Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta”, nghĩa là, các thành viên của cộng đoàn ý thức mình đang đứng không chỉ trước nhan thánh Chúa và bên nhau mà còn trước cả triều thần thiên quốc cùng với Đức Mẹ Maria, các thiên thần và các thánh, như thể trong ngày phán xét cuối cùng, họ được mời tới dự tiệc cưới của Con Chiên.[16] Không những thế, các tín hữu tin cậy vào tình hiệp thông giữa họ với Đức Maria, các thánh - những vị đã nên hoàn thiện, đã “giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14) - với các thiên thần, luôn vui mừng ca hát khi người tội lỗi ăn năn hoán cải (Lc 15,7), và với những người anh chị em khác.[17] Họ là một chi thể trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, nên khẩn xin các vị ấy chuyển cầu cho mình cũng như cho toàn thể vũ trụ này đang cần ơn tha thứ của Thiên Chúa, củng cố đức tin của họ vào Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn lòng thứ tha mọi yếu đuối và tội lỗi của từng người trong Đức Kitô (Gc 5,16).[18] B. Công thức thứ II Công thức này là một cuộc đối đáp giữa linh mục và giáo dân để giúp nhau ý thức về tình trạng xúc phạm đến Chúa, nên ngưỡng vọng tình thương cứu độ của Người là Đức Giêsu. Chúng gồm hai câu nài xin lòng thương xót của Chúa: - Linh mục: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con + Cộng đoàn: Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa. - Linh mục: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con + Cộng đoàn: Và ban ơn cứu rỗi cho chúng con Câu thứ nhất trích từ sách Br 3,2: “Lạy Đức Chúa, xin lắng nghe, xin thương xót, vì chúng con đã phạm tội trước nhan Ngài”  (cũng như từ ý của Gr 14,20) và câu thứ hai lấy từ Thánh vịnh:“Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho chúng con” (Tv 85,8; 123,3). Ở đây, chúng ta không chỉ đơn giản xin Chúa dủ lòng thương mà còn xin ơn cứu độ đời đời của Ngài. Quả thật, Chúa Giêsu xuống trần gian không phải chỉ để tha thứ tội lỗi chúng ta nhưng còn “dẫn đưa chúng ta đến cuộc sống muôn đời” (NTTL 4).  C. Công Thức Thứ III Thường được gọi là công thúc ca ngợi hay hành vi tung hô (QCSL 52) phẩm tính Đức Kitô. Nó được trình bày dưới hình thức Kinh Cầu hướng trọn về Chúa Kitô: - Lạy Chúa Kitô, Chúa đã được sai đến để cứu chữa những tâm hồn sám hối. + Xin thương xót chúng con. - Lạy Chúa Kitô, Chúa đã đến trần gian để kêu gọi những người tội lỗi. + Xin thương xót chúng con. - Lạy Chúa, Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha để chuyển cầu cho chúng con. + Xin thương xót chúng con. Công thức xá giải kết thúc hành vi thống hối: “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời”  (NTTL 4) không phải là xá giải hối nhân lãnh nhận trong bí tích Hòa giải (x. QCSL 51) mà chỉ là xá giải nghi thức được biểu lộ trong hành động thống hối của Thánh lễ[19] cũng như diễn tả lòng ước mong Thiên Chúa sẽ đem đến ơn tha thứ và sự sống trường sinh cho tất cả những ai tham dự mầu nhiệm thánh với thái độ khiêm nhường,[20] cho nên không miễn trừ các hối nhân mắc tội nặng phải đi xưng tội trước khi rước lễ.[21] IV/ ĐỀ NGHỊ MỤC VỤ - Chủ tế có thể tùy nghi chọn lựa cử hành một trong 3 mẫu thống hối. Nếu dùng công thức thứ I và II thì phải đọc kinh Thương xót mà không được bỏ. Nếu dùng công thức III hoặc khi rảy nước thánh, sẽ bỏ kinh Thương xót (x. NTTL 7; QCSL 51; LNGM 134). - Nếu cử hành các phần sau đây thì cũng bỏ nghi thức/hành động thống hối: (1) các cuộc rước kiệu trọng thể với nghi thức riêng như lễ Tro hay kiệu nến ngày 02/02 (Lễ Dâng Chúa trong đền thờ) và kiệu lá trong lễ Lá; (2) đọc Giờ kinh Phụng vụ phối hợp với Thánh lễ (x. Văn Kiện Trình Bày Và Quy Định Các Giờ Kinh Phụng Vụ, số 94); (3) có những nghi thức đặc biệt được cử hành trong Thánh lễ như: lễ Cung hiến thánh đường, Nghi thức khai tâm Kitô giáo cho người lớn, Nghi thức rửa tội trẻ em, lễ ban bí tích Hôn phối (x. Nghi Thức Cử Hành Hôn Nhân”, số 53; CHTL 149). - Khi đọc kinh Cáo mình, chúng ta đấm ngực một/ba lần khi đọc câu “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” (NTTL 4). - Không làm dấu thánh giá khi chủ tế đọc câu: “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.” V/ SUY NIỆM[22] “Tôi thú nhận…Tôi đã phạm tội…”. Lạy Chúa Giêsu, khi tiến gần đến ngai ân sủng Thánh Thể, con muốn bóc trần mình để Chúa và mọi người nhìn thấy những lầm lỗi và hổ thẹn của con. Con không xứng đáng, nhưng Chúa vẫn mời con đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể. Con không xứng song Chúa đã không xua đuổi con ra khỏi cộng đồng dân thánh. Con đã nghe thấy Chúa nói: “Hãy đến với Ta và Ta sẽ nói cho trái tim mãi khắc khoải của các con biết; hãy đến với Ta và chia sẻ bữa ăn Ta đã dọn sẵn cho các con”. Trước sự thú nhận tội lỗi công khai, vị tư tế đã đáp lại bằng những lời đầy hy vọng và ủi an: “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời”. Ai lại không bị lay chuyển bởi lời nguyện thương xót và tha thứ như thế? Vâng, tội lỗi con đã làm hoen ố tấm áo thanh sạch ngày rửa tội. Tội lỗi đã kéo con lạc xa tình thương của Chúa. Thời gian trôi qua và con cứ luôn quay lại phía đường tăm tối của tội lỗi. Nhưng Chúa, vị mục tử đầy lòng thương xót, đã không mỏi mệt tìm kiếm con, những con chiên lạc. Lạy Chúa, con nhận ra rằng nước thanh tẩy đã trở nên khô ráo nơi con. Con không thể lau sạch chính mình bằng bí tích của dòng nước thanh tẩy nữa. Thay vào đó, nay con chỉ còn những giọt nước mắt ăn năn hầu có thể giặt sạch tấm áo rửa tội của con đã ra dơ bẩn. Có dòng nước thanh tẩy, con đã được trở nên nghĩa tử Chúa Cha; lại có những giọt lệ thống hối để con được hòa giải tha thứ. Xin Chúa tẩy rửa con trong chính những giọt lệ của con. Khi đấm ngực ăn năn nài xin sự tha thứ, con đã nghe thấy sự hối thúc phải tha thứ cho những anh chị em xúc phạm đến mình, nhờ đó con mới nhận được ơn tha thứ. Không thể chối cãi điều đó, nhưng lạy Chúa, tha thứ hay quên đi những xúc phạm như thể chưa từng bao giờ xảy ra phải chăng không thật đau xót cõi lòng và đôi khi là không thể? Con thú nhận rằng ký ức con vẫn hay giữ mãi những lầm lỗi của tha nhân. Con vẫn nuôi dưỡng những mối ác cảm và hận thù trong tim cũng như tìm cách nguyền rủa anh chị em nào xúc phạm đến mình. Bây giờ, con lại dám xin Chúa tha thứ cho mình sao? Trên đồi Canvê, Chúa đã tha thứ một cách cao cả. Chúa đã tha thứ cho tất cả những ai xúc phạm và đóng đinh Chúa vào thập giá. Ước gì tia sáng, chỉ một tia sáng mẫu gương tha thứ của Chúa thôi chạm đến trái tim con để con có thể hiểu được bài học quên đi và tha thứ như Chúa. Con thú nhận rằng con đã phạm tội. Con không xứng và sẽ chẳng bao giờ xứng đáng với Lời Chúa và bí tích. Nhưng Chúa vẫn triệu hồi con đến đây lắng nghe Sách Thánh để Chúa đốt nóng trái tim con bằng ngọn lửa Lời Chúa. Mặc dầu con bất xứng, Chúa vẫn mời gọi con đến thông chia của ăn thánh. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Lạy Chúa Kitô, xin thương xót chúng con. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Amen. Đọc thêm loạt bài tìm hiểu về cử hành Thánh Thể: Bài 8 - Hành động thống hối Bài 7 - Lời chào và lời dẫn nhập đầu lễ Bài 6 - Dấu thánh giá Bài 5 - Cúi chào - hôn kính - xông hương [bàn thờ] Bài 4 - Ca nhập lễ Bài 3 - Cuộc rước nhập lễ Bài 2 - Quy tụ Bài 1 - Cấu trúc thánh lễ   [1] X. Johannes H. Emminghaus, The Eucharist: Essence, Form, Celebration (Collegeville: The Liturgical Press, 1997), 118. [2] X. John Baldovin, “History of the Latin Text and Rite,” trong A Commentary on the Order of Mass of the Roman Missal, ed. Edward Foley (Collegeville: The Liturgical Press, 2011), 121.  [3] Vinhsơn Nguyễn Thế Thủ, Giải Đáp Các Vấn Nạn Về Phụng Vụ (Hà Nội : Nxb. Tôn Giáo, 2001), tập 1, 47-48. [4] Ibid., 48. [5] Ibid., 145-146. [6] X.  Nguyễn Văn Trinh, Phụng Vụ Thánh lễ (knxb, 1999), 221. [7] X. Ibid., 13. [8] Le Gall, La Mess au fil de ses rites (Chambray: C.L.D, 1992), 28. [9] X. Kevin W. Irwin, Responses to 100 Questions on the Mass (Mahwah: Paulist Press, 1999), 46-48. [10] X. J. Gélineau, Họp nhau Cử hành Phụng vụ, tập II (Đồng Nai: Nxb Đồng Nai, 1992), 154. [11] Lawrence J. Johnson, The Mystery of Faith, 14. [12] X. J. Gélineau, Họp nhau Cử hành Phụng vụ, tập II, 154. [13] Adolf Adam, The Eucharist Celebration: The Source and Summit of Faith, trans. Robert C. Schultz (Collegeville: A Pueblo Book/The Liturgical Press, 1994), 23. [14] Ibid., 24. [15] John D. Laurance (ed.), The Sacrment of the Eucharist, 106-107. [16] X. Ibid., 107. [17] Suy tư Thần học và Mục vụ Chuẩn bị cho Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 50 tại Dublin, Ireland (10 – 17/06/2012), số 63. [18] John D. Laurance (ed.), The Sacrment of the Eucharist, 107. [19] X. Ibid. [20] X. Dominic E. Serra, “Theology of the Latin Text and Rite” trong Edward Foley (ed.), A Commentary on the Order of Mass of the Roman Missal, 130. [21] David Coffey, The Sacrament of Reconciliation (Collegeville: The Liturgy Press, 2001), 63-64. [22] Anscar J. Chupungco, OSB, Meditations on the Mass (Quezon: Claretian Publications and Flipside Publishing, 2013), dg. Giuse Phạm Đình Ái, SSS.

Cử hành Thánh Thể: Bài 7 - Lời chào và lời dẫn nhập đầu lễ

WHĐ (19.11.2023) - Ngày 5 tháng 8 năm 2023, Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thông báo về chương trình Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa gồm: (1) Thực hành mục vụ và (2) Kiến thức phụng vụ. Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn. BÀI 7: LỜI CHÀO – LỜI DẪN NHẬP ĐẦU LỄ I. VĂN KIỆN Dứt ca nhập lễ, linh mục đứng tại ghế, cùng toàn thể cộng đoàn làm dấu thánh giá trên mình. Tiếp đó, linh mục dùng lời chào biểu thị cho cộng đoàn biết sự hiện diện của Chúa. Lời chào của linh mục và câu đáp của cộng đoàn nói lên mầu nhiệm của Hội Thánh được quy tụ. Sau lời chào, linh mục hoặc phó tế hoặc một thừa tác viên giáo dân có thể nói rất vắn tắt dẫn đưa cộng đoàn vào Thánh lễ ngày hôm ấy (Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 50). II. LỜI CHÀO & Ý NGHĨA A. Ba công thức Sách lễ Rôma hiện nay dự liệu 3 công thức cho chủ tế chọn để chào cộng đoàn: 1) Công thức thứ I: Chúa ở cùng anh chị em  Công thức này nằm trong số những yếu tố cổ xưa nhất của nghi thức nhập lễ và là một câu có xuất xứ từ nhiều đoạn Kinh Thánh:[1] [i] Trong sách Rút (2,4) khi ông Bôat chào những người thợ gặt của ông “Xin Đức Chúa ở cùng các anh”; [ii] Trong sách Sử Biên Niên II (15,2),  Azarias nói với Asa: “Đức Chúa ở cùng anh em”; [iii] Trong sách Thẩm Phán, Thiên Chúa cũng chào Gêđêon: “Đức Chúa ở cùng ông” (Tl 6,12); [iv] Trong Tân Ước, chính thiên thần Gabriel cũng chào Đức Mẹ: “Kính chào bà đầy ơn phúc, Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Công thức “Ta sẽ ở với ngươi” (Xh 3,12;  18,19; Đnl 20,1; Kh 21,3) vừa là lời cầu chúc vừa là sự cam kết của Chúa hỗ trợ những kẻ thuộc về Ngài.  2) Công thức II:  Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em (x. 2Cr 13,13) Đây là một công thức phụng vụ được sử dụng từ thời các tông đồ. Nó không những rõ rệt nhắc tới sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng còn cho chúng ta biết công việc riêng của mỗi Ngôi. Lời chào chúc này nhắc nhở các tín hữu tham dự: cầu xin sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi; Thánh lễ được dâng lên để tôn vinh Chúa Cha, nhờ lễ tế của Chúa Con, trong sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hóa lễ vật cũng như liên kết mọi người dâng lễ lại với nhau và với Chúa Giêsu làm của lễ thượng tiến Chúa Cha. Ở đây, thánh Phaolô cầu xin sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, là nguồn của mọi sự hiệp nhất, trở thành nguồn hiệp nhất trong đời sống của Hội Thánh.[2] 3) Công thức thứ III: Nguyện xin Thiên Chúa, Cha chúng ta và Đức Giêsu Kitô ban cho anh chị em ân sủng và bình an Một cách tổng quát, đây là công thức thánh Phaolô dùng nhiều lần trong khi mở đầu các bức thư của ngài (x. Rm 1,7; Gl 1,3; 1Cr 1,2; 2Cr 1,2; Ep 1,2; Cl 1,3; 1Tx 1,2; 2Tx 1,2). Lời chúc bình an cũng là một đặc tính trong cách chào chúc của Kinh Thánh còn được lưu giữ tới bây giờ, và đã được chính Chúa Giêsu Phục sinh sử dụng (x. Ga 20, 19). Tuy chỉ nhắc tới Chúa Cha và Chúa Kitô, nhưng theo thánh Phaolô, ân sủng nhiều lần được đồng hóa với Chúa Thánh Thần (Ep 1,3) và bình an cũng là hoa trái của Chúa Thánh Linh (Gl 5,22), cho nên công thức này cũng liên hệ đến Thiên Chúa Ba Ngôi.[3] B. Lời chào của giám mục Nếu là giám mục, chủ tế sẽ chào cộng đồng bằng câu: “Bình an [của Chúa] ở cùng anh chị em” (Chúc anh chị em được bình an) – dân chúng đáp “và ở cùng cha” (Xin chúc cha cũng được như vậy). Lời chào và câu thưa này càng hướng chúng ta về Chúa Giêsu hơn, vì đó chính là câu Ngài chào các tông đồ khi sống lại và hiện ra với các ông (x. Ga 20,19; Lc 24,36). Câu “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em” là một công thức được sử dụng bên Antiôkia và Constantinopoli trong khi bên Tây phương và Ai Cập lại dùng công thức “Chúa ở cùng anh chị em.”[4]  Như được ghi trong cuốn Truyền thống Tông đồ, cuộc đối thoại giữa chủ tế và dân chúng: “Chúa ở cùng...” - “Và ở cùng ...” xuất hiện trong Kinh nguyện Thánh Thể hồi thế kỷ IV và cuối cùng được chấp nhận đưa vào phần khởi đầu Thánh lễ. Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng khi tiến vào thánh đường, ngài nói với cộng đoàn: “Bình an cho anh chị em” và dân chúng đáp lại: “Và ở cùng thần trí của cha.”[5] C. Chúa ở cùng anh chị em   Công thức “Chúa ở cùng anh chị em” không đơn giản chỉ là một lời chào mà còn là một lời cầu xin, một lời chúc / một lời mời nhằm kêu xin Chúa ở với cộng đoàn, cũng là chúc cho điều đó xảy ra cho nên chính xác hơn phải nói là “Xin Chúa ở cùng anh chị em.”[6]   Đọc công thức “Chúa ở cùng anh chị em”, linh mục chủ tế “nhìn nhận rằng mình đang đứng trước một dân thánh, tập họp nhân danh Chúa Kitô và Chúa Kitô cũng hiện diện với họ.”[7] Đây không phải là một công thức bình thường, nhưng diễn tả mầu nhiệm Chúa Giêsu là Emmanuel, “Thiên Chúa ở giữa chúng ta.” Mở đầu Tin Mừng theo thánh Matthêu, tác giả đã nhấn mạnh đến mầu nhiệm Chúa Kitô: “Người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là 'Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta'.” Kết thúc Tin Mừng, thánh sử lại khẳng định mầu nhiệm này một lần nữa: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20). Hai lần xác quyết như vậy được coi như hai trụ cột ở hai bên từ đó làm nên một nhịp cầu để cộng đoàn có thể bước đi trên đó từ lúc Chúa Giêsu giáng sinh cho đến cuộc phục sinh của Ngài. Cũng vậy, khi đưa mầu nhiệm Emmanuel vào lúc mở đầu và kết thúc Thánh lễ, phụng vụ muốn khẳng định rằng toàn bộ cử hành Thánh lễ được thiết lập trên nền tảng Emmanuel 'Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta'; và cộng đoàn, một khi đã được thay hình đổi dạng trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, đến lượt mình, cũng sẽ trở thành Emmanuel cho thế giới.[8]  Lời chào đầu lễ mang thể thức đối thoại giữa chủ tế và cộng đoàn không phải là lời chào xã giao ngoài xã hội. Nó mang ý nghĩa sâu đậm hơn là tình cảm bạn hữu, thân quen, thân thuộc... giữa người này với người kia và những lời chúc hay ý muốn tốt lành dành cho nhau.[9] Đây là cuộc đối thoại giữa mục tử và đoàn chiên của ngài, giữa Chúa Kitô và dân tư tế của Ngài, giữa vị tư tế hành động nhân danh Chúa Kitô và Dân Thánh mà cùng với họ và cho họ mà vị tư tế hiến dâng hy lễ hằng sống và thánh hiện lên Chúa Cha.[10] Mặt khác, nhờ trung gian của thừa tác viên mà Thiên Chúa được ban cho họ.[11] Đây cũng lời loan báo và mong ước rằng mọi người sẽ thực sự cảm nghiệm được sự hiện diện và quyền năng của Chúa Kitô đang ở giữa cộng đoàn, nghĩa là ở giữa những người đã được Chúa Kitô quy tụ trong Hội Thánh. Vì vậy, lời chào này không những nói lên mầu nhiệm Chúa Kitô đang hiện diện mà còn nói lên mầu nhiệm cộng đoàn Hội Thánh được quy tụ (QCSL 50).[12]   D. Và ở cùng cha  Câu đáp “Và ở cùng cha” của cộng đoàn phụng vụ là một kiểu nói quen thuộc trong những lời chúc tụng của Do Thái giáo đã được Kitô hóa. Chúng ta tìm thấy những kiểu nói tương tự trong các thư của thánh Phaolô (2Tm 4,22; x.. Plm. 25; Gl 6,18; Pl 4,23).[13] Từ thời cổ, câu đáp “và ở cùng thần trí cha” (Et cum spiritu tuo) đã được thêm vào và nó có ý nghĩa thiêng liêng hơn. Ngay từ thế kỷ V, Narsai đã giải thích trong bài giảng số 17 rằng lời đáp “và ở cùng thần trí cha” không phải nói đến linh hồn hay sinh khí của linh mục nhưng quy chiếu về Chúa Thánh Thần mà ngài đã lãnh nhận qua việc đặt tay của Đức Giám mục trong ngày chịu chức.[14] Qua lời đáp “và ở cùng thần trí cha”: - Mọi người cầu chúc vị chủ tế nhận được sự hỗ trợ từ ân huệ của Thần Khí và Thiên Chúa. Ngài là thừa tác viên đã lãnh nhận Thánh Linh của Thiên Chúa vào trong tâm trí mình trong ngày chịu chức linh mục và nhờ đó trở thành “người tôi tớ đặc biệt của Chúa Kitô và người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1Cr, 4,1; x. 1Tm 4,14; 2Tm 1,16);[15] - Như một sự đồng tâm nhất trí của cộng đoàn đối với công việc của tư tế (J.A. Jungmann, SJ); - Với dụng ý rằng: vị chủ tế chỉ có thể cử hành Thánh lễ nhờ sự thúc đẩy và nhờ quyền lực của Chúa Thánh Thần, “Đấng liên kết với thần trí Ngài” (x. Rm 8,16);[16] III. LỜI DẪN NHẬP VÀO THÁNH LỄ Mục đích của phần dẫn nhập này là: [i] Giúp cộng đoàn trở nên Nhiệm Thể duy nhất của Chúa Kitô một cách trọn vẹn hơn, một cộng đoàn được quy tụ trong Chúa Thánh Thần và để phụng thờ Thiên Chúa Cha; [ii] Là một cơ hội thích hợp để hướng tâm trí người dự lễ về ý nghĩa cử hành, về tinh thần của mùa lễ, ngày lễ (dựa chủ yếu trên kinh nhập lễ hay ca nhập lễ), có thể nói đôi nét về vị thánh mừng kính hôm ấy nhưng không phải là thời gian để kể chi tiết về cuộc sống và cái chết của ngài; [iii] Là lúc để định hướng việc cử hành và tạo cho bầu khí ngày lễ một sắc thái cá biệt; [iv]] Là thời điểm có thể nhắc qua sơ qua chủ đề của Phụng vụ Lời Chúa sẽ được trình bày trong bài giảng.[17]   Trong thực hành, không chỉ linh mục, mà ngay cả phó tế hay một thừa tác viên khác cũng có thể nói lời dẫn nhập (x. NTTL 3; QCSL 31, 50, 124), nhưng luôn luôn phải thật ngắn gọn. Vì vậy, tốt nhất nên dọn sẵn lời dẫn nhập. IV. SUY NIỆM[18] “Chúa ở cùng anh chị em”. Ôi lạy Chúa Giêsu, đây là lời vị chủ tế chào đón chúng con, với lời này, Chúa đã ân cần quy tụ chúng con vào cử hành Thánh lễ. Đây là lời chào, nhưng không giống như bất cứ lời chào xã giao bình thường nào, lời chào này loan báo rằng Chúa đang ở giữa chúng con. Đối với một số người, lời chào này chất chứa bao hy vọng, vui tươi và an lành. Đối với những người đang u buồn và đau khổ, lời chào này trở thành niềm an ủi và động viên nâng đỡ họ. Lạy Chúa, Chúa ở với chúng con và đó là quan trọng, là tất cả đối với chúng con. Bởi vì Chúa ở với chúng con nên chúng con là Hội thánh của Chúa: chúng con là Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền được quy tụ ở địa điểm phụng tự này. Vì nơi nào có hai hay ba người họp lại nhân danh Chúa, thì lạy Chúa, Chúa sẽ ở ngay đó với họ. Đây thật là một thông tuệ sâu sắc biết bao về đặc nét của một cộng đoàn phụng vụ Thánh Thể. Sự hiện diện của Chúa đã thiết lập chúng con thành một cộng đoàn phụng tự mà Thiên Chúa đã “kêu gọi ra khỏi nơi tăm tối mà vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền”. Không có Chúa, chúng con sẽ đứng trước ngai Thiên Chúa mà không có danh phận gì, không dám tin chắc được lắng nghe. Đoàn dân quy tụ trong ngôi nhà thờ chính tòa nguy nga rộng lớn là Hội thánh hữu hình của Chúa, đặc biệt khi đức giám mục chủ tế tại bàn thờ cùng với linh mục đoàn cũng như với sự tham gia tích cực của dân chúng. Đó là sự quy tụ bày tỏ sự hiển hiện cách đầy đủ hơn Hội thánh của Chúa, một Hội thánh rộng lan khắp thế giới. Thế nhưng, cộng đoàn tại ngôi nhà nguyện nhỏ nhé ở những miền làng quê heo hút, cách xa trung tâm giáo xứ hay thành phố cũng vẫn đại diện cho Hội thánh hoàn vũ, bởi vì trong sự hợp nhất và bằng thẩm quyền của vị giám mục, họ vẫn được quy tụ trong danh Chúa. Họ gánh vác bổn phận mà Chúa đã đặt để trên toàn thể Hội thánh, đó là bổn phận cầu nguyện cho toàn thế giới. Họ tuy chỉ là một nhúm nhỏ, nhưng tâm hồn và bàn tay họ cũng chứa đựng đầy rẫy mối bận tâm của Hội thánh đối với nhân loại, đối với quốc gia và đối với toàn cõi địa cầu. Lạy Chúa, khi Chúa bao bọc chúng con trong vòng tay của Chúa, thì mọi khác biệt giữa con người với nhau liền tan biến. Cộng đoàn giàu có hay nghèo nàn, ở thành thị hay thôn quê, nhỏ bé hay lớn mạnh: những khác biệt như thế sẽ không còn nữa. Chúng con là một, Hội thánh duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền đang phụng thờ nhân danh Chúa và theo mệnh lệnh của Chúa. Amen. Đọc thêm loạt bài tìm hiểu về cử hành Thánh Thể: Bài 8 - Hành động thống hối Bài 7 - Lời chào và lời dẫn nhập đầu lễ Bài 6 - Dấu thánh giá Bài 5 - Cúi chào - hôn kính - xông hương [bàn thờ] Bài 4 - Ca nhập lễ Bài 3 - Cuộc rước nhập lễ Bài 2 - Quy tụ Bài 1 - Cấu trúc thánh lễ [1] Lawrence J. Johnson, The Mystery of Faith: A Study of the Structural Elements of the Order of the Mass (Washington DC:  FDLC, NE, 2003), 10. [2] James P. Moroney, The Mass Explained (New Jersey: Catholic Book Publishing Corp., 2008), 44. [3] Phan Tấn Thành, Cử hành Bí tích Tình yêu (Sài Gòn: Học Viện Đaminh, 2012), 139-140. [4] Robert Cabié, “The Eucharist,” trong A. G. Martimort, The Church at Prayer (Collegeville: The Liturgical Press, 1992), 2:50. [5] PG 57:385, trích lại trong Paul Turner, At the Supper of the Lamb, 7. [6] J. Gélineau, Họp nhau Cử hành Phụng vụ, tập II (Đồng Nai: Nxb. Đồng Nai, 1992), 246. [7] A. M. Roguet, Tìm hiểu Thánh lễ, 21. [8] Lucien Deiss, The Mass (Collegeville: The Liturgical Press, 1992), 18-19.   [9] X. Johannes H. Emminghaus, The Eucharist: Essence, Form, Celebration (Collegeville: The Liturgical Press, 1997), 114. [10] James P. Moroney, The Mass Explained, 43. [11] Le Gall, La Mess au fil de ses rites (Chambray: C.L.D, 1992), 26. [12] X. Phan Tấn Thành, Cử hành Bí tích Tình yêu, 138.  [13] Anscar J. Chupungco, “The ICEL 2010 Translation” trong Foley Edward (ed), A Commentary on the Order of Mass of the Roman Missal (Collegeville:  The Liturgical Press, 2011), 137-138. [14] Narsai of Nisibis, Hom. 17, ed. R. H. Connolly, trích lại trong Paul Turner, The Supper of the Lamb, 7 và trong Robert Cabié, “The Eucharist”, 2: 51. [15] X. Johannes H. Emminghaus, The Eucharist: Essence, Form, Celebration, 115. [16] A. M. Roguet, Tìm hiểu Thánh lễ, 21. [17] X. Johannes H. Emminghaus, The Eucharist: Essence, Form, Celebration, 116; J. Gélineau, Họp nhau Cử hành Phụng vụ, tập II, 157. [18] Anscar J. Chupungco, OSB, Meditations on the Mass (Quezon: Claretian Publications and Flipside Publishing, 2013), dg. Giuse Phạm Đình Ái, SSS.

Chương trình Khóa đào tạo thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ năm 2023

KHÓA ĐÀO TẠO THỪA TÁC VIÊN THÁNH THỂ NGOẠI LỆ NĂM 2023 THỜI BIỂU CỤ THỂ Thứ Ba ngày 28/11/2023 08g00 : Tập trung – ghi danh tại Trung Tâm Mục Vụ 09g00 – 09g30: Đức Cha khai mạc 09g30 – 10g15: Tiết 1 10g30 – 11g15: Tiết 2 11g30: Ăn Trưa – nghỉ trưa 14g00 – 14g45: Tiết 3 15g00 – 15g45: Tiết 4 16g00 – 16g45: Tiết 5 17g30: Ăn chiều 19g15: Thánh Lễ 20g00: Hội thảo 21g30: Nghỉ đêm Thứ Tư ngày 29/11/2023 05g00: Thức dậy 05g30: Kinh Sáng 06g30: Ăn sáng 07g30 – 08g15: Tiết 6 08g30 – 09g15: Tiết 7 9g30 – 10g00: Ôn hát 10g00: Thánh Lễ tạ ơn - Trao thẻ TTV 11g30: Ăn trưa – chia tay   Lưu ý: 1.      Quý cha có nhu cầu, xin đăng ký trước ngày 15/11/2023. 2.      Khi đăng ký, xin ghi đầy đủ: Tên thánh, họ và tên, ngày tháng năm sinh của học viên, giáo họ - giáo xứ. 3.      Quý vị nào cần gia hạn thẻ TTV, xin báo trước kèm theo danh sách như đăng ký tham dự khóa học. 4.      Kinh phí: Mỗi tham dự viên đóng 200.000đ (tiền ăn và tài liệu). Bắc Ninh, ngày 25 tháng 10 năm 2023 Linh mục phụ trách Giuse Nguyễn Văn Phong

Bài hát cộng đồng Chúa nhật 34 Thường niên năm A - Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ

WHĐ (01.11.2023) – Nhằm thực hiện việc hát cộng đồng trong phụng vụ, Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đề nghị những bài hát sau đây cho Lễ Chúa nhật 34 Thường niên năm A - Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ.Tải file PDF về tại đây!ỦY BAN THÁNH NHẠCBÀI HÁT GỢI ÝCHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN A CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ TỰA BÀITÁC GIẢNGUỒN / IMPRIMATURNHẬP LỄ1. HOAN HÔ VUA GIÊSUPhạm Liên HùngTGP. Sài Gòn, 15.12.20152. ĐẾN TRƯỚC NHAN NGÀINgọc LinhTGP. Sài Gòn, 11.02.20183. CON CHIÊN ĐÃ BỊ GIẾTXuân ThảoTGP. Sài Gòn, 06.06.2002TIẾN LỄ1. LẠY CHÚA XIN CHO LỜI CONVinh HạnhTCVN1 trang 2322. DÂNG LÊN CHÚADuy ThiênTCVN1 trang 2183. CỦA LỄ ĐẦU MÙAViết ChungGP. Phan Thiết, 13.03.2016HIỆP LỄ1. NGÀI LÀ THIÊN CHÚA (TE DEUM)Hải LinhGP. Nha Trang, 20052. GIÊSU VUA MUÔN VUAHuyền LinhTCVN1 trang 2643. MUÔN LẠY VUA CỨU TINHKim LongGP. Phú Cường, 29.04.2001KẾT LỄ1. HỒNG ÂN THIÊN CHÚANguyễn Khắc TuầnTCVN1 trang 662. XIN NGỢI KHEN CHAThành TâmTGP. Sài Gòn, 11.02.20183. CẢM TẠ ƠN CHÚAĐàm Ninh HoaTCVN2 trang 34 NHẬP LỄ:1. Hoan Hô Vua Giêsu1. Nào ta đến để suy tôn Chúa là Vua, Chúa thực là Vua, chính Người là Vua. Nào ta đến để tung hô Chúa là Vua, Chúa thực là Vua, Chúa là Vua các Vua.2. Nguyện xin Chúa làm Vua trong suốt đời con, giữ gìn lòng con sáng tựa lòng son. Nguyện xin Chúa chỉ huy tâm trí của con, Chúa đừng bỏ con, xin đừng xa cách con.3. Nào ta đến để dâng lên khúc đàn ca, kết ngàn cành hoa dâng mừng Vua ta. Nào ta đến để dâng lên Chúa hồn ta, ước vọng đời ta, vui buồn năm tháng qua.ĐK. Hoan hô Vua Giêsu, chào mừng Đấng Cứu Thế! Hoan hô Vua Giêsu, chào mừng Chúa Kitô! Hoan hô Vua muôn Vua, chào mừng Chúa các Chúa! Bao nhiêu câu tung hô, chào mừng Chúa Kitô!2. Đến Trước Nhan NgàiĐK. Hãy đến trước nhan Ngài, hồn ơi reo lên ý thơ, đàn ơi vang lên tiếng tơ ca mừng Vua chí thánh. Hãy đến trước nhan Ngài, cùng tôn vinh Thiên Chúa ta, là Vua trên muôn các Vua, danh Ngài luôn vững bền.1. Hãy ca khen Ngài, tình Chúa thực khôn sánh, trung tín vượt ngàn mây, công lý vững bền. Nguồn suối hồng ân chan chứa mọi nơi.2. Hỡi muôn tâm hồn đặt vững niềm tin Chúa, Chúa sẽ chẳng bỏ rơi, Chúa sẽ chẳng rời. Ngài mãi một niềm ưu ái chở che.3. Con Chiên Đã Bị GiếtĐK. Con chiên đã bị giết nay xứng đáng lãnh nhận thần tính uy quyền, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang. Kính dâng Người, dâng Người vinh dự quyền năng, dâng Người vinh dự quyền năng đến muôn thuở, muôn muôn đời.TK. Tâu Thượng Đế xin ban quyền bính Ngài cho vị Tân Vương, trao công lý Ngài vào tay Thái Tử. TIẾN LỄ:1. Lạy Chúa Xin Cho Lời ConĐK. Lạy Chúa xin cho lời con nguyện cầu, tựa hương thơm bay lên tôn nhan Chúa. Lạy Chúa đây tay con dâng lên cao, tựa lễ vật dâng chiều hôm.1. Lạy Chúa xin giữ miệng con đây, nguyện xin canh phòng lưỡi con đây. Xin Chúa đừng để lòng trí con vấn vương mùi đời.2. Lạy Chúa xin hãy đốt lửa yêu Chúa trong tâm hồn chúng con. Nguyện Chúa cho lòng chúng con bầng bầng cháy lên ngọn lửa yêu, lửa yêu thương vĩnh viễn.2. Dâng Lên ChúaĐK. Dâng lên Chúa bánh miến và rượu nho khiết tinh, góp về từ muôn cánh đồng dân Chúa. Dâng lên Chúa lễ thánh là Con Cha chí nhân, như khi xưa Người dâng hiến cho nhân trần.1. Như trầm hương bay lên trước toà Thiên Chúa, như lời kinh vang lên trước ngai toà cao. Con thành tâm xin Chúa thương nhận lễ vật, sai sứ thần dâng về trước Thiên Nhan.2. Đây đời con xin dâng trước toà cao sáng, xác hồn con dâng lên với bao buồn vui. Con thành tâm dâng hiến trên bàn thờ này, xin chúc lành thương nhận lễ con dâng.3. Của Lễ Đầu MùaLà (a) đây của lễ con dâng. (A) Là (a) đây của lễ con dâng, lễ (a) đây thành tâm, thành tâm. Xin dâng lên của lễ đầu mùa, hoa thơm trái chín (ơ) mong chờ bấy nay. Niềm tin nuôi nấng (ơ) ngày qua ngày. Ơn trên Chúa xuống (ơ) tràn đầy khắp nơi, Chúa thương xin Chúa (ơ) nhận lời. Chúa thương xin (ơ) Chúa nhận lời.Là (a) đây của lễ con dâng. (A) Là (a) đây của lễ con dâng, lễ (a) đây thành tâm, thành tâm. Xin dâng lên của lễ đầu mùa, sương phơi nắng dãi (ơ) mịt mờ tháng năm. Mồ hôi đong với (ơ) mừng lệ mừng. Lao tâm khổ trí (ơ) cùng ngần ấy thôi. Chúa thương xin Chúa (ơ) nhận lời. Chúa thương xin (ơ) Chúa nhận lời.Để kết: Là (a) đây của lễ con dâng. (A) Là (a) đây của lễ con dâng, lễ (a) đây thành tâm. Của lễ con dâng thành tâm. Của lễ con dâng thành tâm. Của lễ, của lễ con dâng, của lễ tâm thành. HIỆP LỄ:1. Ngài Là Thiên Chúa (Te Deum)A. Ngài là Thiên Chúa muôn dân ca tụng, Ngài là thượng đế muôn nước kính tôn. Ngài là Cha vạn thuở, hoàn vũ khâm sùng. Kê-ru-bim và Xê-ra-phim trên thiên quốc cất tiếng đồng hô chúc: Thánh thay! Thánh Thánh thay! Thánh Thánh Thánh thay! Trời đất đầy oai danh Ngài. Tông đồ đoàn vinh hạnh. Danh bộ các tiên tri. Hội Thánh Nhân, Thánh Nhân tử đạo. Thảy đều tán dương Ngài. Tán dương ngài.B. Trần gian thiên hạ khắp nơi. Thánh Hội truyền bá sáng ngời Ngôi Cha. Ngôi Con duy nhất quả là đáng kính. Đức Thánh Linh ấy chính thần thông. Hỡi Đức Kitô Vua oai phong. Chúa Con muôn đời suy tôn. Chẳng nề xuống cung lòng Trinh Nữ. Thắng tử thần và mở thiên cung. Bên hữu Cha ngự trị uy hùng, rất uy hùng. Vậy nên chúng tôi thiết tha, thiết tha khẩn cầu.C. Xin Ngài nâng đỡ bầy tôi. Xin Ngài nâng đỡ bầy tôi. Nhờ bảo huyết (ư) cứu độ rồi. Được cùng các Thánh muôn muôn đời vinh quang. Xin Ngài nâng đỡ bầy tôi. Xin Ngài nâng đỡ bầy tôi. Nhờ bảo huyết (ư) cứu độ rồi. Được cùng các Thánh muôn muôn đời vinh quang. Muôn muôn kiếp vinh quang.2. Giêsu Vua Muôn VuaĐK. Ôi Giêsu! Chúa Giêsu là Vua, Chúa muôn thuở là Vua. Ôi Giêsu! Khi nghe tên thánh Chúa Giêsu các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run. Ôi Giêsu! Nơi thiên cung tiếng hát vang hô, nơi dương gian gối uốn lạy thờ: thờ lạy Chúa Giêsu, Người là Chúa các chúa. Ôi Giêsu! Chúa Giêsu là Vua, Chúa muôn thuở là Vua muôn vua.TK. Nhìn về phía thánh cung nến đèn lênh láng sáng, hương trầm nghi ngút bay, đàn ca vang réo rắt. Chúa Giêsu ngự đây, trái tim tôi bừng say, tôi thờ lạy Chúa muôn loài, tôi thờ lạy Chúa các chúa. Chúa Giêsu là Vua, Chúa muôn thuở là Vua, nhưng lòng Chúa không bến bờ, tự hiến thân trên bàn thờ.3. Muôn Lạy Vua Cứu TinhMuôn lạy Vua nhân lành, Vua Cứu Tinh. Rầy Ngài ngự bên Ngôi Cha ngợp quang ánh giữa chư Thánh. Này toàn cầu tôn vinh, hoà muôn kinh xin hát kính, nghiêng mình chúc uy linh vương quyền Ngài rất trọng đại. Đấng cứu độ từ ái của muôn loài. Hy sinh thân mình rửa sạch tội khiên cho nhân gian phúc bình yên. Mong sao nay người người từ muôn nơi qua ngàn đời kết lời và khôn ngơi ca tụng Ngài cùng đất trời. (Rạng danh Con Chúa chí ái, Đấng đã giáng thế cứu rỗi ủi an muôn người. Xin hãy hiển trị khắp hoàn vũ với cung trời tới muôn nơi) Rạng danh Con Chúa chí ái, Đấng đã giáng thế cứu rỗi ủi an muôn người. Xin hãy hiển trị khắp hoàn vũ với cả cõi trời cao sáng qua muôn nơi. Xin hãy cai trị khắp cả thế giới với muôn tầng trời. Hiển trị. (hãy cai trị cõi trời, Xin hiển trị, Xin hiển trị khắp cả) Xin hiển trị khắp hoàn vũ và ngàn tầng trời mọi nơi. (Rạng danh Con Chúa, Rạng danh Con Chúa) Rạng danh Con Chúa chí ái cứu rỗi ủi an muôn người (hiển trị mọi nơi). Chúa hiển trị ngàn kiếp (hiển trị, Xin hãy hiển trị khắp trần) Xin hãy hiển trị khắp hoàn vũ, xin hãy hiển trị khắp thế gian và xin thống trị cung trời. Sáng danh Chúa thống lãnh khắp mọi nơi. Vinh danh Con Vua Trời đã ra đời cứu độ ủi an chúng nhân khắp nơi. (Rạng danh Con Chúa chí ái, Đấng đã giáng thế cứu rỗi ủi an muôn người) Vinh dự, vinh dự, vinh dự dâng Vua Giêsu Kitô, xưa chính Ngài đã đổ máu mình trên đồi Canvê chuộc cả thế giới (Xin thống trị cả thế trần) Chúa thống trị khắp thế trần, Chúa thống trị cả thế giới, cả thế giới. Ngài thống lãnh cả thế giới. Chúa thống lãnh khắp thế giới, Chúa thống trị thế giới với cả cõi trời. Hiển danh Chúa đến muôn đời. KẾT LỄ:1. Hồng Ân Thiên ChúaÐK: Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.1. Qua bao nhiêu dòng đời dưới thế, qua bao nhiêu thế hệ dương gian. Tung hô chân lý cao quang, miệng con theo với cung đàn hoan ca.2. Vinh danh Cha và Ngôi Con Chúa, với Thánh Linh không thuở trước sau, Ba Ngôi nguyên lý cao sâu, thời gian không chút phai màu vinh hoa.2. Xin Ngợi Khen ChaĐK. Chúng con xin ngợi khen Cha, chúng con xin tạ ơn Người. Bây giờ và mãi mãi Alleluia.1. Vì những hồng ân Chúa thương ban tràn lan. Vì những kỳ công Chúa ra tay oai hùng.2. Vì những tội ta Chúa khấng thương tha thứ. Vì mãi về sau Chúa vẫn yêu thương hoài.3. Vì những lầm than Chúa cất xa đời ta. Vì những niềm vui Chúa thương ban đêm ngày.4. Vì những ngày xuân có muôn hoa tươi thắm. Vì những chiều thu lá cây rơi âm thầm.3. Cảm Tạ Ơn Chúa  ĐK. Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, đến muôn đời con ngợi khen danh Chúa (đến muôn đời) Muôn muôn đời con ca vang tình thương Chúa, và mãi mãi con nhớ công ơn Ngài.1. Vì tình yêu bao la Chúa nâng đỡ con như phượng hoàng tung đôi cánh. Chúa dắt dìu con đi, trong ánh sáng Ngài hạnh phúc nào hơn.2. Vì tay Chúa công minh luôn gìn giữ khỏi ác thù. Và lạy Chúa nhân từ xin giơ tay luôn bênh đỡ. Ngài giữ con yên hàn vui sống trên thế trần. Nguyện mến yêu thành tâm mong ngày hưởng thiên đàng vinh quang.3. Vì tình yêu bao la Chúa gìn giữ con qua bao hiểm nguy, con vui sướng. Đôi mắt lệ yêu thương con hiến dâng Ngài êm ái nào hơn.4. Tình yêu Chúa khoan dung đã lượng thứ bao lỗi lầm. Ngài đã đoái thương nhìn trên tôi tớ bao năm tháng. Lòng mến yêu chân thành dâng Chúa trót tâm tình. Tha thiết trong niềm tin mong đền đáp ân tình vô biên.5. Dù đời con thương đau, sống bên Chúa luôn con cậy trông nơi danh Chúa. Chúa đoái nhìn xem con trong lúc vui buồn, an ủi nào hơn.

Cử hành Thánh Thể: Bài 5 - Cúi chào - hôn kính - xông hương [bàn thờ]

WHĐ (06.11.2023) - Ngày 5 tháng 8 năm 2023, Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thông báo về chương trình Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa gồm: (1) Thực hành mục vụ và (2) Kiến thức phụng vụ. Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn. BÀI 5: CÚI CHÀO - HÔN KÍNH - XÔNG HƯƠNG [BÀN THỜ]I. VĂN KIỆNKhi tới cung thánh, vị tư tế, phó tế và các người giúp lễ cúi sâu chào bàn thờ. Sau đó, để tỏ lòng tôn kính, vị tư tế và thầy phó tế hôn bàn thờ; rồi vị tư tế tùy nghi xông hương thánh giá và bàn thờ (QCSL 49).II. LỊCH SỬ & Ý NGHĨAA. Cúi chàoCử chỉ đầu tiên của chủ tế khi cử hành Thánh lễ là bày tỏ sự tôn kính bàn thờ bằng cách cúi chào và hôn kính (Nghi thức Thánh lễ [NTTL], số 1).Khoảng thế kỷ VII và VIII, đoàn rước tiến vào thánh đường với Sách Tin Mừng  được cung nghinh đi trước chủ tế. Do vậy, chủ tế cúi chào không chỉ bàn thờ mà còn cả Sách Tin Mừng đặt trên đó nữa.[1] Cử chỉ cúi chào bàn thờ là kính chào chính Chúa Kitô vì bàn thờ đã được thánh hiến như một biểu tượng về sự hiện diện của Thiên Chúa, của Chúa Kitô.[2]  B. Hôn kínhThời xa xưa, hôn được coi là dấu chỉ chào đón hay tiếp rước ai đó cho nên đã được sử dụng để tỏ lòng tôn trọng đền thờ, bàn thờ các thần linh cũng như tượng thần và được đưa vào trong phụng vụ. Nếu tượng thần ở vị trí quá cao, người ta hôn vào bàn tay của mình rồi giơ tay cao lên hướng về tượng thần như trao ban nụ hôn đó. Từ thế kỷ IV, cả bên Đông phương lẫn Tây phương, cử chỉ hôn bàn thờ xuất hiện với ý nghĩa là sự chào hỏi vì bàn thờ không chỉ là “trung tâm của cảm tạ” mà còn là “bàn ăn của Chúa” (1Cr 11,20).[3] Vì bàn thờ xây bằng đá, tượng trưng cho Chúa Kitô là tảng đá góc tường và thiêng liêng của Hội Thánh đang ở giữa cộng đoàn tham dự (x. Mt 21,42; 1Pr 2,7-8; 1Cr 10,4),[4] cho nên hôn bàn thờ là hôn kính Chúa Kitô.[5]Trong những thế kỷ đầu của thời Trung cổ, phong trào tôn kính các thánh Tử đạo trở nên thịnh hành đến độ mỗi nhà thờ đều có mộ phần các vị tử đạo, bàn thờ nhiều khi được xây trên mộ của các ngài hay ít ra có xương thánh của các ngài đặt phía dưới bàn thờ.[6] Do đó, hôn kính bàn thờ cũng có nghĩa là kính chào vị thánh, nhất là vị thánh được mừng lễ hôm ấy nói riêng, và qua các ngài, kính chào và bày tỏ lòng tôn kính đối với Hội Thánh khải hoàn nói chung.Cho đến thế kỷ XIII, bàn thờ chỉ được hôn 3 lần trong Thánh lễ: lúc bắt đầu Thánh lễ – trong khi đọc Kinh nguyện Thánh Thể – và trước lúc giải tán. Sang thế kỷ XIV, cứ mỗi lần quay ra chào dân chúng thì chủ tế lại hôn bàn thờ. Nghi thức này làm cho số lần hôn bàn thờ tăng lên nhiều lần đến độ làm lu mờ lần hôn kính bàn thờ đầu Thánh lễ và lúc kết thúc Thánh lễ.[7]Ngày nay, phó tế và linh mục chỉ hôn bàn thờ hai lần vào lúc đầu lễ và kết lễ. Ý nghĩa của hành vi này là: [i] Chào kính Đức Kitô, có thể hiểu là một cử chỉ tôn thờ, tôn vinh Đức Kitô vì Ngài là ông chủ Ngôi Nhà của Chúa và cũng là người chủ của cộng đoàn đang quy tụ cũng như khi hôn lên đất của một quốc gia Đức Giáo hoàng muốn tỏ lòng kính trọng đất nước đó;[8] [ii] Bày tỏ sự hiệp thông của cộng đoàn phụng vụ với Thiên Chúa, với Đức Kitô và với toàn thể Hội Thánh trên trời, được biểu tượng nơi hài cốt các Thánh vì bàn thờ (altus) được coi là nơi nối kết giữa Thiên Chúa và trần gian.[9]C. Xông hươngBàn thờ còn được tôn kính bằng cách xông hương nữa (QCSL 49, 123, 277). Hương được sử dụng như dấu hiệu tôn kính Thiên Chúa, là một biểu tượng cho kinh nguyện của chúng ta dâng lên cho Ngài và nhắc nhớ chúng ta là dân thánh của Ngài (QCSL 276). Ý nghĩa của việc xông hương thời cổ xưa là: [i] tượng trưng cho sự thờ phượng và cầu nguyện nồng nàn; [ii] biểu tượng của lễ tế; [iii] đi kèm với những cuộc rước mang tính lễ hội; [iv] là phương thế làm cho tinh sạch; [v] xua trừ tà thần ma quỷ.Hương đã được sử dụng nơi các dân ngoại và trong truyền thống Thánh Kinh (x. Xh 30,1-10; 37,25-28; Lv 16,11-13; Lc 1,9; Kh 8,3-4). Do ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp, người La Mã cũng sử dụng hương khi dâng lễ vật, nhất là trong việc an táng. Tuy vậy, trong 3 thế kỷ đầu, hương không thuộc về phụng tự Kitô giáo. Phải đợi một thời gian khá lâu, Hội Thánh bên Tây phương mới cho phép dùng hương trong phụng vụ vì trước đó cho rằng đốt hương là một tập quán mê tín thuộc về nghi thức ngoại giáo, là dấu hiệu của bội giáo, là quay mặt khỏi Đức Kitô và lạc xa đức tin chân chính. Trái lại, Hội Thánh bên Đông phương vẫn sử dụng hương (PG 3:428). Từ đó việc xông hương lan rộng sang các nơi khác (OR I, 8 [PL 78, 941]).Còn việc xông hương bàn thờ chỉ được xác nhận vào thế kỷ XI và ý nghĩa nguyên thủy của nó cũng như ngày nay là: [i] Thanh tẩy và bảo vệ; [ii] Dấu chỉ làm nên bầu khí cầu nguyện, hướng lòng con người về với Thiên Chúa và biểu tượng cho lời kinh của các tín hữu và lễ tế của Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha (Ep 5,2).[10] Xông hương bàn thờ là tôn kính Đức Kitô là đền thờ, thượng tế và hy lễ.[11] Chủ tế đi quanh bàn thờ để xông hương sẽ giúp dân thánh của Chúa quy tụ quanh bàn thờ cảm nhận được rằng bàn thờ thuộc về toàn thể Hội Thánh, thuộc về một cộng đoàn được sắp xếp và quy tụ theo phẩm trật đang ở chung quanh Đức Kitô, Ngài là Bàn thờ, là Tư tế và là Hiến lễ của họ.[12] Điều này làm nổi bật biểu tượng về sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa cộng đoàn.[13]III. ĐỀ NGHỊ MỤC VỤA. Cúi chào & Hôn kính1/ Khi tới gần bàn thờ, những ai trong đoàn rước không cầm/mang gì thì sẽ cúi sâu chào bàn thờ; còn những người đang cầm vật gì thì chỉ cúi đầu (x. NTTL 1; QCSL 49, 274).[14]2/ Thừa tác viên mang Sách Tin Mừng (phó tế / thầy đọc sách) đi thẳng lên bàn thờ mà không cúi chào bàn thờ, nhưng cung kính đặt Sách Tin Mừng trên bàn thờ (x. LNGM 129).3/ Chủ tế đi đến bàn thờ, ngài cúi sâu chào bàn thờ và hôn tại trung tâm của bàn thờ như đại diện cho Hội Thánh. Khi hôn bàn thờ, chủ tế đặt cả hai tay trên bề mặt của bàn thờ và chắp tay lại khi đứng thẳng lên.[15]4/ Phó tế cũng hôn bàn thờ, sau khi đã đặt Sách Tin Mừng trên bàn thờ (x. NTTL 1; QCSL 49). Theo tập tục, phó tế không đặt hai tay của mình trên bàn thờ khi hôn nhưng hôn bàn thờ với đôi tay chắp lại (x. QCSL 49).[16]B. Xông hương1/ Trong một Thánh Lễ, chỉ thực hiện theo một trong hai cách thức:a/ Theo cách Á đông: xá nhang hoặc đốt hương trong lư trước khi hôn kính bàn thờ: Tại Việt Nam, chủ tế có thể vái nhang và cắm vào bát hương trước bàn thờ, hoặc đổ hương vào bình than cháy trong lư hương đặt trước bàn thờ. Nếu vái nhang, chủ tế cầm nhang, giơ cao lên để dâng rồi cúi mình ba lần để tỏ lòng tôn kính, sau đó cắm nhang vào bát nhang (QCSL 277).b/ Xông hương theo truyền thống Âu tây2/ Đang khi di chuyển, giúp lễ cầm bình hương đi đầu đoàn rước nhập lễ phải lắc bình hương bằng cách đung đưa bình hương theo hướng trước – sau bên hông mình hoặc nếu không gian rộng thì có thể đung đưa bình hương theo hướng sang phải sang trái phía trước hầu giúp cho hương tỏa khói nghi ngút (QCSL 120a, 276a). Phụng vụ canh tân coi việc cầm bình hương với hương khói nghi ngút như thế là “xông hương” và kể nó là một trong 5 lần xông hương trong thánh lễ.[17]3/ Chủ tế xông hương bàn thờ và thánh giá sau khi hôn kính bàn thờ (NTTL 1; QCSL 123). Xông hương bàn thờ bằng cách lắc bình hương liên tục quanh bàn thờ; Xông hương thánh giá bằng cách xông thẳng thánh giá ba lần mỗi lần 2 lắc (3X2).4/ Động tác cho mỗi lần xông thẳng: nâng cao bình hương - dừng - lắc/đẩy bình hương hai nhịp – hạ bình hương xuống một chút (không phải vừa đưa lên vừa lắc và không bao giờ lắc ba nhịp).[18][1] Robert Cabié, “The Eucharist”, trong A. G. Martimort, The Church at Prayer (Collegeville: The Liturgical Press, 1992), 2: 50.[2] Le Gall, La Mess au fil de ses rites (Chambray: C.L.D, 1992), 22.[3] X. Lucien Deiss, The Mass (Collegeville: The Liturgical Press, 1992), 17. [4] Dom Robert Le Gall, La Mess au fil de ses rites (Chambray: C.L.D, 1992), 21.[5] Lawrence J. Johnson, The Mystery of Faith: A Study of the Structural Elements of the Order of the Mass (Washington DC:  FDLC, NE, 2003),  7.[6] X. Johannes H. Emminghaus, The Eucharist: Essence, Form, Celebration (Collegeville: The Liturgical Press, 1997), 110.[7] Lawrence J. Johnson, The Mystery of Faith, 7.[8] Johannes H. Emminghaus, The Eucharist: Essence, Form, Celebration, 108; Le Gall, La Mess au fil de ses rites (Chambray: C.L.D, 1992), 22. [9] X. Le Gall, La Mess au fil de ses rites, 20-21.[10] Le Gall, La Mess au fil de ses rites, 21.[11] Lawrence J. Johnson, The Mystery of Faith, 7.[12] Dominic E. Serra, “Theology of the Latin Text and Rite”, trong A Commentary on the Order of Mass of the Roman Missal (Collegeville:  The Liturgical Press, 2011), 127.[13] X. Ibid.[14] X. Peter Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite (San Francisco: Ignatius Press, 2004), no. 249.[15] X. A. Fortescue, J.B. O’Connnell, and A. Reid, The Ceremonies of the Roman Rite Described, 47; J. B. O’Connell, Church Building and Furnishing (London: Burns & Oates, 1955), 161.[16] X. Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 249; McNamara, “Deacons' Hands on the Altar” (29 Aug. 2017), https://www.ewtn.com/catholicism/library/deacons-hands-on-the-altar-13305; Adrian Fortescue – O’Connell – Alcuin Reid, The Ceremonies of the Roman Rite Described, 141; McNamara, “Phó tế vĩnh viễn được chạm tay vào bàn thờ ở đầu lễ không?” (29/08/2017), dg. Nguyễn Trọng Đa, http://conggiao.info/pho-te-vinh-vien-duoc-cham-tay-vao-ban-tho-o-dau-le-khong-d-42450.[17] Nguyễn Văn Vi, “Giải Đáp Thắc Mắc Về Phụng Vụ”, Tập San Phụng Vụ, số 10 (06/1972)[18] X. R. Dubosq, PSS, Le guide de l’autel, directoire pour bien célébrer la messe, 3è éd. (Paris: Desclée & Cie, 1945), 602; John Baptist Muller, SJ, Handbook of Ceremonies for Priests and Seminarians, trans. Andrew P. Ganss, SJ, 3rd edition (Freiburg: B. Herder, 1916), 134.

Cử hành Thánh Thể: Bài 3 - Cuộc rước nhập lễ

WHĐ (23.10.2023) - Ngày 5 tháng 8 năm 2023, Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thông báo về chương trình Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa gồm: (1) Thực hành mục vụ và (2) Kiến thức phụng vụ. Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.BÀI 3: CUỘC RƯỚC NHẬP LỄI. VĂN KIỆNKhi dân chúng đã tập họp, và đang khi vị tư tế và các người giúp lễ tiến vào, thì bắt đầu hát ca nhập lễ... (QCSL 47).II. LỊCH SỬThời Hội Thánh sơ khai và thời bị bách hại, vì nghi lễ bẻ bánh diễn ra tại các nhà tư, nên chắc chắn là không có cuộc rước nhập lễ. Chỉ khi ra đời những nhà thờ rộng lớn (basilica) từ thế kỷ thứ IV [với các lối đi cân đối dẫn vào vương cung thánh đường] thì mới nảy sinh cuộc rước nhập lễ vốn không thể thiếu trong phụng vụ Thánh lễ Chặng viếng.[1]Có hai lý do khiến cho cuộc rước nhập lễ ngày càng khác xa với cuộc rước nhập lễ nguyên thủy trong Thánh lễ Giáo hoàng / Giám mục ngày xưa, tức là chúng trở nên đơn giản và mất dần, thường lộ trình cuộc rước chỉ còn từ phòng thánh tới cung thánh. [i] Thứ nhất, khi Thánh lễ dần dần liên kết với cử hành Phụng vụ Giờ kinh mà các giáo sĩ tề tựu để đọc; [ii] Thứ hai, vào thời Trung cổ, khi thay đổi vị trí phòng thánh [vốn chứa các lễ phục trong đó (phòng áo)] từ khu vực ở cuối thánh đường sang gần phía đầu cung thánh.[2]Ngày nay, cuộc rước nhập lễ đã được phục hồi như sau:- Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên mặc phẩm phục tiến tới bàn thờ theo thứ tự sau đây: [a] Người mang bình hương có đốt hương sẵn, nếu có xông hương; [b]Các thừa tác viên cầm nến và thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác cầm thánh giá đi giữa họ; [c] Các thầy giúp lễ và các thừa tác viên khác; [d] Thầy đọc sách, thầy này có thể mang sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài đọc, nâng cao lên một chút; [e] Vị chủ tế,  nếu có xông hương, linh mục sẽ bỏ hương trước khi đi rước, chúc lành bằng dấu thánh giá, mà không nói chi hết (QCSL 120).- Hai tay nâng sách Tin Mừng, thầy phó tế đi trước vị tư tế mà tiến đến bàn thờ; nếu không có cầm sách thì thầy đi bên cạnh chủ tế (QCSL 172).III. Ý NGHĨACuộc rước nhập lễ báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Cuộc rước này nhắc nhở chúng ta về chiều kích lữ hành của cuộc sống. Đó là biểu tượng chúng ta đang cùng nhau bước trên một hành trình thánh như: [i] Hành trình của dân Israel tiến bước trong sa mạc dưới sự hướng dẫn của Môsê, Giôsuê… để tìm về đất hứa (x. Ex 19,4); và rồi trong hành trình này, Thiên Chúa đã ban man-na làm lương thực nuôi dưỡng họ; [ii] Hành trình bước theo Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài đi lên Giêrusalem; hơn nữa còn vượt qua thế giới này để đi đến với Đấng mà Người gọi là ‘Áp-ba’ (Abba), Cha ơi!;[3] [iii] Là hành trình của “Dân Chúa đang tiến vào Nhà Chúa.”[4] Khi vị chủ tế từ bên ngoài đi vào giữa những người đang quy tụ để cử hành phụng vụ, bấy giờ cộng đồng trong Đức Kitô sẽ được thiết lập một cách đầy đủ như một dấu chỉ thay thế cho một Hội Thánh rộng lớn hơn và cho toàn thể nhân loại. Biểu tượng phụng vụ này của cộng đồng sẽ được hoàn tất vào lúc giải tán cuối Thánh lễ khi những anh chị em tham dự Thánh lễ được sai đi len lỏi vào trong thế giới để tiếp tục thi hành sứ mệnh tông đồ của Hội Thánh là quy tụ tất cả mọi người trở thành một Thân Mình Đức Kitô (Dt 13,12-14).[5]Đi đầu đoàn rước cũng có thể là thừa tác viên cầm bình hương nghi ngút khói [nếu hương được sử dụng] hầu nhắc chúng ta nhớ đến lời cầu nguyện của các thánh dâng lên Đấng Tối Cao, cũng là một dấu hiệu cho thấy Hội Thánh lữ hành là nơi cư ngụ của Thiên Chúa trên trần gian như Ngài ngự trong đền thờ Giêrusalem vậy, và dân Thiên Chúa chính là đền thờ mới của giao ước mới: Xh 13,21, 15,13; Gs 3,6.11; 4,11; Tv 43,3; 78,14 (x. QCSL 117, 120).[6]Sách Tin Mừng sau khi rước vào trong cung thánh sẽ được đặt trên bàn thờ nhằm diễn tả sự hợp nhất của hai biểu tượng hàng đầu của Chúa Kitô, tức Lời Chúa và Thánh Thể: Lời của Ngài qua dấu chỉ Sách Tin Mừng và Mình của Ngài qua dấu chỉ bàn thờ (x. QCSL 122, 173, 195; GLCG 1382); đây cũng là hai đối tượng được linh mục và phó tế hôn kính (x. NTTL 1, 16; QCSL 273).[7]  IV. ĐỀ NGHỊ MỤC VỤ1) Nên tổ chức thường xuyên những cuộc rước đầu lễ long trọng vào ngày Chúa nhật và những dịp lễ lớn (QCSL 120-21).[8]2) Nên nhớ rằng tiếng hát của con người mới thuộc về “thần thánh” và cao trọng hơn mọi nhạc cụ trần gian (x. Tra le Sollecitudini, no. 16; x. Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc [= MVTN], 44, 47). Vậy, (i) có thể diễn tấu riêng với đại phong cầm hoặc các nhạc cụ khác trước khi nhập lễ. Đoàn rước không di chuyển khi đang diễn tấu (MVTN 47); (ii) trống, trắc không chuyển tải được lời, nên chỉ sử dụng khi tập họp cộng đoàn, trước khi đi rước; (ii) kèn thổi khi đường rước xa, nhưng phải ngưng khi đoàn rước tiến tới cửa nhà thờ và phải thổi theo bài thánh ca được chuẩn nhận;[9] (iii) phải tránh trường hợp đoàn đồng tế đã tới cung thánh rồi mà ca đoàn / cộng đoàn vẫn chưa hát ca nhập lễ (x. QCSL 44, 121, 139).[10]3) Người giúp lễ phải xin chủ sự bỏ hương vào bình hương trước khi cuộc rước bắt đầu (QCSL 120; LNGM 127).4) Đi đầu đoàn rước có thể là thừa tác viên cầm bình hương chủ động xông hương bằng cách lắc bình hương bên hông phải của mình theo hướng trước và sau cho khói bay nghi ngút[11] biểu tượng cho lời cầu nguyện của các thánh dâng lên Đấng Tối Cao, cũng là một dấu hiệu cho thấy Hội Thánh lữ hành là nơi cư ngụ của Thiên Chúa trên trần gian như Ngài ngự trong đền thờ Giêrusalem vậy, và dân Thiên Chúa chính là đền thờ mới của giao ước mới: Xh 13,21, 15,13; Gs 3,6.11; 4,11; Tv 43,3; 78,14 (x. QCSL 117, 120).[12]5) Nếu không có đủ số người giúp lễ, đoàn rước [đơn giản] có thể được dẫn đầu bởi 2 người giúp lễ cầm nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô mang đến và được lan tỏa nhờ các cuộc lễ.[13]6) Chỉ rước Sách Tin Mừng [do phó tế / linh mục đồng tế / thầy giúp lễ mang] chứ không phải Sách Bài đọc và vị trí của người mang Sách Tin Mừng là ở ngay trước các vị có chức thánh. Tại Việt Nam, giáo dân không được dự trù để mang Sách Tin Mừng trong nghi thức này (x. QCSL 120d, 172, 194, 117, 210; LNGM 128).[14]7) Cuộc rước phải hướng về Chúa Kitô chứ không về bất cứ ai khác. Vì vậy, chủ tế / các linh mục đồng tế phải tránh vẫy tay chào ai đó đang khi đi rước như thể các ngài là nhân vật nổi tiếng đang bước đi giữa một đám đông đầy thán phục mình. Lúc này, mọi người phải lo chăm chú ca hát chứ không phải hành động như thế.[15]8) Khi tới gần bàn thờ, những ai trong đoàn rước không mang gì thì sẽ cúi sâu chào bàn thờ; còn những người đang cầm vật gì thì chỉ cúi đầu (x. NTTL 1; QCSL 49, 274).[16]9) Thừa tác viên mang Sách Tin Mừng không cúi chào bàn thờ nhưng đi thẳng lên bàn thờ, cung kính đặt Sách Tin Mừng trên bàn thờ (x. LNGM 129); sau đó phó tế / vị đồng tế cầm Sách Tin Mừng mới hôn lên bàn thờ để tỏ lòng kính trọng và yêu mến Đức Kitô xét vì bàn thờ không chỉ là bàn tiệc Thánh Thể mà còn là dấu chỉ của chính Chúa Kitô, Đấng là đá tảng và nền móng của chúng ta (x. NTTL 1; QCSL 49, 120d, 173, 195).[17]10) Chủ tế phải hôn kính bàn thờ trước rồi mới xông hương sau chứ không làm ngược lại vì các bản văn hướng dẫn của Hội Thánh đều ghi theo trình tự đó hầu cho thấy hôn kính bàn thờ là hành động phải làm trong mọi Thánh lễ, còn xông hương chỉ là hành động tùy nghi hay phụ thêm (x. NTTL 1; QCSL 49, 123, 276; LNGM 131).

Cử hành Thánh Thể: Bài 1 - Cấu trúc thánh lễ

WHĐ (09.10.2023) - Ngày 5 tháng 8 năm 2023, Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thông báo về chương trình Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa gồm: (1) Thực hành mục vụ và (2) Kiến thức phụng vụ. Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.BÀI 1: CẤU TRÚC THÁNH LỄTính từ Công đồng Trentô cho tới nay, kể như chúng ta có hai cuốn Sách lễ Rôma chủ yếu: đó là Sách lễ Rôma của Đức Piô V ra đời năm 1570 (thường gọi là Sách lễ 1570) và Sách lễ Rôma của Đức Phaolô VI ra đời năm 1970 (ấn bản mẫu thứ I). Sách lễ của Đức Phaolô VI tiếp tục có ấn bản mẫu thứ II vào năm 1975 và ấn bản mẫu thứ III vào năm 2002. Cử hành thánh lễ theo Sách lễ Roma do Đức Piô V ban hành với phiên bản cuối cùng được Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII công bố vào năm 1962 được gọi là cử hành theo hình thức/nghi thức ngoại thường. Còn cử hành theo Sách lễ Roma được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI ban hành năm 1970 được gọi là cử hành theo hình thức/nghi thức thông thường (x. Tự sắc Summorum Pontificum).I. CẤU TRÚC THÁNH LỄ THEO ĐỨC PIÔ VA- Chuẩn bị* Lời cầu nguyện dưới chân bàn thờ- Dấu thánh giá- Thánh vịnh 42- Cáo mình- Lời cầu xin- Lời nguyện thanh tẩy - bước lên bàn thờ- Hôn bàn thờ- Lời cầu trên xương thánhB- Phần I: Tiền Hiến Lễ- Xông hương (lễ trọng)- Ca nhập lễ- Kinh Thương xót- Kinh Vinh danh- Lời tổng nguyện- Thánh thư- Đáp ca và Alleluia- Lời nguyện thanh tẩy- Tin Mừng- Hôn Tin Mừng- Kinh Tin kínhC- Phần II: Hiến Lễ1) Chuẩn bị hiến lễ- Ca tiến lễ + chuẩn bị vễ vật- Lời nguyện trên bánh- Pha rượu với nước- Lời nguyện trên chén- Lời nguyện thầm- Lời cầu Chúa Thánh Thần- Xông hương- Rửa tay- Lời nguyện Ba Ngôi- Mời gọi- Lời nguyện tiến lễ2) Lễ quy- Lời tiền tụng- Lễ Quy cố định (Kinh Tạ Ơn I/Kinh Nguyện Thánh Thể I)3) Hiệp lễ- Mời gọi- Kinh Lạy Cha- Lời chuyển cầu Đức Mẹ và các thánh- Bẻ bánh + chúc bình an- Kinh Chiên Thiên Chúa- Lời cầu bình an (bỏ khi dâng lễ cầu hồn)- Hai lời nguyện thầm - cúi sâu- Lời nguyện thầm + linh mục đấm ngực + rước Mình Thánh- Lời nguyện thầm + linh mục rước Máu Thánh- Kinh cáo mình (giáo dân)- Mời gọi- Giáo dân rước lễ- Tráng chén- Ca hiệp lễ- Lời nguyện hiệp lễD- Kết thúc Thánh lễ- Chào + giải tán- Lời cầu Ba Ngôi- Hôn bàn thờ + Phép lành- Tin Mừng cuối lễ (Ga 1,1-14)- Lời nguyện sau lễ (bỏ, nếu sau đó có một cử hành phụng vụ khác)II. CẤU TRÚC THÁNH LỄ HIỆN NAYA- Nghi thức Đầu lễ- Ca nhập lễ- Dấu thánh giá- Lời chào chúc- Lời dẫn lễ- Hành động thống hối- Kinh Lạy Chúa, xin thương xót (Kyrie)- Kinh Vinh danh (Gloria)- Lời nguyện nhập lễB- Phụng vụ Lời Chúa- Các bài đọc Sách Thánh và những bài xen kẽ.+ Bài đọc I+ Thánh vịnh đáp ca+ Bài đọc II (trong lễ Chúa nhật và lễ trọng)+ Ca tiếp liên (trong một số lễ)+ Tung hô Tin Mừng “Alleluia”+ Bài Phúc Âm- Bài giảng- Kinh Tin kính- Lời nguyện tín hữu (Lời nguyện Chung)C- Phụng vụ Thánh Thể- Chuẩn bị lễ vật+ Dâng bánh rượu+ Rửa tay+ Kêu mời cầu nguyện+ Lời nguyện tiến lễ- Kinh Nguyện Thánh Thể / Kinh Tạ Ơn+ Lời Tiền tụng+ Kinh Thánh, Thánh, Chí Thánh+ Kinh khấn xin Chúa Thánh Thần (Epiclesis)+ Tường thuật thiết lập bí tích Thánh Thể+ Tung hô tưởng niệm+ Kinh tưởng nhớ (Anamnesis)+ Kinh cầu cho kẻ sống và kẻ chết+ Vinh tụng ca kết thúc- Nghi thức hiệp lễ+ Kinh Lạy Cha+ Kinh Chiên Thiên Chúa+ Rước lễ+ Tráng chén+ Lời nguyện hiệp lễD- Nghi thức kết lễ- Phép lành cuối lễ- Giải tán

Cử hành Thánh Thể: Bài 4 - Ca nhập lễ

Ngày 5 tháng 8 năm 2023, Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thông báo về chương trình Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa gồm: (1) Thực hành mục vụ và (2) Kiến thức phụng vụ. Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.BÀI 4: CA NHẬP LỄI. VĂN KIỆNKhi dân chúng đã tập họp, và đang khi vị tư tế và các người giúp lễ tiến vào, thì bắt đầu hát ca nhập lễ... (QCSL 47).II. LỊCH SỬCa hát luôn luôn làm cho phụng tự của người Kitô hữu trở nên sống động và xinh đẹp.[1] Bữa tối cuối cùng đã kết thúc bằng việc Chúa Giêsu hát Thánh vịnh 113 - 118 cùng với các môn đệ của Ngài (x. Mt 26,30; Mc 14,26). Vào thế kỷ II, ông Plinius Trẻ - Tổng trấn xứ Bithynien - đã trình lên hoàng đế Trajan về sinh hoạt của Kitô hữu khi tụ tập vào một ngày cố định để ca tụng Thiên Chúa của họ bằng cách hát luân phiên các bài thánh ca (hymnus).[2]  Ca nhập lễ được coi là đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ IV-V tại Rôma khi những đại thánh đường nguy nga to lớn được xây cất, đặc biệt là trong những Thánh lễ do Đức Thánh cha chủ tế, với sự tham dự đông đảo của các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.[3]Ngày xưa, ca nhập lễ đã được soạn thảo để hát theo lối luân phiên, đối đáp hoặc giữa ca đoàn và dân chúng hoặc luân phiên giữa một ca viên và dân chúng với lời bài ca được rút từ các Thánh vịnh, thánh thư hay thậm chí từ những nguồn không phải Thánh Kinh.Ngày nay, ca nhập lễ được hát như sau: hoặc luân phiên giữa ca đoàn và dân chúng, hoặc luân phiên giữa một ca viên và dân chúng, hoặc tất cả do dân chúng hát, hay do một mình ca đoàn hát mà thôi. Có thể dùng điệp ca cùng với Thánh vịnh, ghi trong sách Graduale Romanum hay trong sách Graduale simplex; hoặc dùng bài hát nào khác phù hợp với cử hành phụng vụ, với tính chất của ngày lễ hay mùa phụng vụ. Bản văn bài hát này phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận (x. QCSL 31, 48)).Nếu không hát ca nhập lễ, thì giáo dân, hoặc một vài người giáo dân, hoặc một độc viên, đọc ca nhập lễ ghi trong Sách lễ. Nếu không có ai đọc, thì chính vị tư tế đọc, và ngài có thể thích nghi nó theo cách lời khuyên nhủ khởi đầu (QCSL 48).III. Ý NGHĨACa nhập lễ như vang vọng những bài ca đã từng được cất lên trong thời Cựu Ước cũng như tâm tình của những người Do Thái khi họ hân hoan tiến vào tiền đình Nhà Chúa, tới bàn thờ của Chúa hay tiến tới nơi Thiên Chúa ngự trị (Tv 100);Mục đích của ca nhập lễ là mở đầu cho buổi cử hành phụng vụ, giúp tín hữu thêm đồng tâm nhất trí (quy tụ) ca ngợi Chúa, hướng tâm hồn họ vào mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ được cử hành và đi kèm với cuộc rước của các vị tư tế và người giúp lễ (QCSL 47, 121). Thật vậy, ca nhập lễ là bài hát đầu tiên của buổi lễ. Nhờ ca hát, cộng đồng biểu lộ sự quy tụ, hiệp nhất với nhau và trở nên sống động hơn để chào đón Chúa cũng như chào đón nhau vì Chúa chính là trọng tâm sự tôn thờ của cộng đồng phụng vụ.[4]Ca nhập lễ có mục đích rất thực tiễn: đó là nội tâm hóa sự di chuyển thể lý, vì hành động đi rước dễ làm người ta phân tâm. Ca hát sẽ giúp tiêu trừ, ngăn bớt sự rối lòng rối trí không cần thiết hầu làm cho dân chúng cầu nguyện tốt hơn cũng như chuẩn bị tâm tình và cả thân xác họ cho việc cử hành.[5] Vì vậy, James Hansen nhấn mạnh rằng mục tiêu của ca nhập lễ không phải là bài hát, nhưng là lời nguyện.[6] Đây cũng là sự tuyên xưng đức tin của cộng đồng đang bước vào buổi phụng tự. [7]     IV. ĐỀ NGHỊ MỤC VỤ  1) Không nên vừa hát ca nhập lễ xong, lại đọc thêm ca nhập lễ trong Sách Lễ nữa (x. QCSL 47-48).2) Ca nhập lễ không phải là một bài hát cá nhân, mà được coi là một hành động của cộng đoàn.[8] Vì thế nên chọn những bái hát dễ, quen thuộc, phù hợp với khả năng ca hát của cộng đoàn để hát cộng đồng và giúp mọi người “nên một” qua việc cùng nhau hát (PV 11). Chỉ riêng ca đoàn hát ca nhập lễ phải coi là một chọn lựa sau cùng.[9]3) Không được sử dụng nhạc thu sẵn/ghi âm trong bất cứ cử hành phụng vụ nào vì lời ca tiếng hát [thật] của cộng đoàn cũng chính là lễ phẩm ca tụng Thiên Chúa và sự hiện diện của những nhạc sĩ/nhạc công tại chỗ được kể như là thành phần của cộng đồng phụng vụ.[10]4) Chọn bài ca nhập lễ: (i) Chọn lựa đầu tiên là hát chính tiền xướng/đối ca (antiphona) trong Graduale Romanum/Graduale Simplex cùng với Thánh vịnh (x. MVTN 73, 133a); (ii) Dựa vào bản văn ca nhập lễ của ngày lễ được ghi trong Sách Lễ Rôma; Các bài thánh ca có chủ đề về: (iii) Quy tụ (giúp hợp nhất cộng đoàn); (iv) Mùa phụng vụ; (v) Ngày lễ; (vi) Tác động phụng vụ (cuộc rước tiến đến bàn thánh) (x. QCSL 47); (vii) Liên hệ với các Bài đọc Sách Thánh trong Thánh lễ.V. SUY NIỆM[11]Lạy Chúa Giêsu, sau Bữa tiệc ly, Chúa đã hát thánh vịnh với các môn đệ trước khi đi đến núi cây dầu. Chúa “đã đưa vào nơi lưu đày trần gian này một bài thánh ca đã được hát lên suốt mọi thời đại nơi “tiền đình Nhà Chúa” và Chúa đã hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng nhân loại, kết giao với nhân loại chúng con bằng việc chính Chúa đã cất lên ca khúc chúc tụng này.Lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa ưa thích ca hát. Chắc chắn Chúa đã hát ca mỗi lần hành hương lên Giêrusalem. Chúa đã hòa nhập với đám khách khứa trong tiệc cưới ở Cana khi người ta đang vang lên những lời chúc phúc cho đôi tân hôn. Bữa tiệc ly cũng đã kết thúc bằng việc thày trò của Chúa cùng nhau hát thánh vịnh. Giờ đây, trên thiên quốc, Chúa cũng hát ca vịnh ngợi khen. Hạnh phúc biết bao khi chúng con được hòa chung lời ca tiếng hát với Chúa trong bài thánh ca trên trời trước ngai Đấng tối cao.Trong Thánh lễ, theo gương của Chúa, chúng con cử hành mầu nhiệm cứu độ cao cả trong hoan ca. Lời ca tiếng hát đánh động vào tâm trí và tình cảm của chúng con là những người đã được Chúa quy tụ như dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Chúa. Chúa đã đặt riêng chúng con ra trong thời gian và không gian này nhằm công bố những kỳ công của Chúa. Bài ca nhập lễ làm nhiệm vụ đó.Nhưng lạy Chúa, thật là thích đáng nếu như những phần khác trong Thánh lễ cũng được diễn ra trong âm nhạc vì ca hát giúp cộng đoàn phụng vụ chúng con hiệp thông với nhau, làm cho lời nguyện của chúng con thêm hân hoan và long trọng cũng như hướng lòng trí chúng con lên thực tại trời cao đang mở ra trước mắt chúng con.Việc ca hát của chúng con âm vang bài thánh ca được trình tấu trên trời. Đôi lúc âm vang ấy yếu ớt và nghẹt tiếng, đòi hỏi đôi tai đức tin của chúng con phải lắng nghe một cách chăm chú hơn hầu có thể nhận ra những âm thanh từ trời. Nhưng khi chúng con đã ra công gắng sức hết mình để làm cho âm nhạc thành ra ngôn ngữ của tâm hồn trong kinh nguyện, chúng con ước mong Chúa đang mỉm cười một cách mãn nguyện với đoàn con ngay cả đôi khi có những nốt nhạc lạc tông.Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện rằng dù sau khi Thánh lễ kết thúc đã lâu, trái tim chúng con vẫn tiếp tục hát lên những lời ca và giai điệu của những bài thánh ca. Chúng con cầu xin những gì chúng con ca lên trong nhà thờ sẽ hòa đầy bầu không khí chúng con hít thở và tỏa khắp không gian sống của chúng con. Chúng con ước nguyện âm nhạc trong Thánh lễ sẽ lại vang lên trên các đường phố chúng con đi qua, nơi công sở chúng con làm việc và nơi mái ấm gia đình chúng con đang sống. Xin Chúa làm cho tất cả mọi người đều có thể nghe thấy sứ điệp du dương êm ái này. Amen.Nguồn: https://tgpsaigon.net

5 Tháng Tám, 2023
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN