Home / Tin mừng Chúa Nhật

Tin mừng Chúa Nhật

Chúa Nhật Tuần 2 Mùa Vọng, năm B

Bài Ðọc I: Is 40, 1-5. 9-11 “Hãy dọn đường Chúa”. Trích sách Tiên tri Isaia. Chúa ngươi phán: Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! Hãy nói với Giêrusalem, và kêu gọi rằng: Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi. Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa, vì Ngài đã phán”. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng. Hãy cất tiếng cao, đừng sợ! Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: “Ðây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ”. Ðó là lời Chúa.   Đáp ca: Tv 84, 9ab và 10. 11-12. 13-14 Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi. Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. 2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau; đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. 3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người. Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con.   Bài Ðọc II: 2Pr 3, 8-14 “Chúng ta mong đợi trời mới đất mới”. Trích thư thứ hai của Thánh Phêrô Tông đồ. Anh em thân mến, có một điều anh em không thể không biết là một ngày đối với Chúa như ngàn năm, và ngàn năm như một ngày. Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa của Người, như có vài người lầm tưởng, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối. Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Trong ngày đó, các tầng trời qua đi trong những tiếng rung chuyển mạnh, ngũ hành đều cháy tiêu tan, trái đất cùng mọi công trình kiến tạo đều bị thiêu huỷ. Vì mọi vật ấy tiêu tan đi, nên anh em càng phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến, ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi. Nhưng theo lời Người hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị. Ðó là lời Chúa.   Alleluia: Lc 3, 4.6 Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.   Phúc Âm: Mc 1, 1-8 “Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng”. Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan. Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: “Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần”.    Suy niệm 1 (Thầy Giuse Nguyễn Văn Hiếu) “Mở đường cho Chúa đến bằng tâm tình sám hối” Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta về tinh thần đợi chờ Chúa đến. Thế nhưng, chúng ta không chỉ đợi chờ một cách bị động. Thay vào đó, chúng ta được mời gọi đợi chờ cách tích cực bằng việc “dọn đường, mở đường cho Đức Chúa” như thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Vậy làm thế nào để mở đường, dọn đường cho Đức Chúa? Đó chính là tâm tình nội tâm “tỏ lòng sám hối” thông qua hành động bên ngoài “chịu phép rửa”. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta nhận ra rằng đã có nhiều lần chúng ta không cho Chúa đến hoặc từ chối Thiên Chúa. Có thể đó là việc chúng ta vẫn ở lì trong tội lỗi, đắm chìm trong những đam mê không lành mạnh, hoặc sự thờ ơ trước lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa. Hơn nữa, chúng ta thậm chí còn ngăn cản Chúa đến với tha nhân qua gương xấu, qua hành động không tốt và lời nói xấu xa. Những chướng ngại này tạo thành những rào cản và hàng rào thép gai ngăn cách chúng ta với Chúa, tha nhân với Chúa, và chúng ta với nhau. Vì vậy, sám hối trở nên quan trọng, là bước cần thiết để mở lại con đường cho Chúa đến. Để thực hiện điều này, chúng ta cần thường xuyên suy ngẫm và hồi tâm mỗi ngày. Sám hối đích thực sẽ dẫn chúng ta đến việc đón nhận Bí tích Hòa Giải để làm mới cuộc sống. Như vậy, hành động sám hối và đón nhận Bí tích Hòa Giải trở thành những cử chỉ cụ thể giúp chúng ta mở đường cho Chúa đến. Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận biết những rào cản ngăn cách giữa chúng con và Chúa. Đó có thể là những tội lỗi, sự thờ ơ và những đam mê không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng con. Xin Chúa hãy giúp sức để chúng con có thể tỏ lòng sám hối, hoán cải hướng về Thiên Chúa, và sửa đổi lối sống theo Tin Mừng. Nhờ đó, chúng con có thể mở đường để đón nhận Chúa đến trong cuộc sống và trở nên xứng đáng đón mừng Đại Lễ Giáng Sinh sắp tới. Amen.   Suy niệm 2 (Cha Anre Nguyễn Quốc Vệ) "Chúa muốn tôi sửa con đường nào?" Đường đi giúp con người đến với nhau. Thiên Chúa cũng muốn dùng “đường” để đến với con người. Điểm độc đáo qua các bài đọc trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy, thay vì mời gọi mở một con đường nơi đô thị, Chúa lại mời gọi mở một con đường ở nơi rất đặc biệt. Thiên Chúa mời gọi ngôn sứ Isaia: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta” (Is 40,3). Đi mở một con đường trong sa mạc và giữa đồng hoang là một việc làm lãng phí. Tuy nhiên, trong bối cảnh này chúng ta có thể hiểu rằng: Thiên Chúa muốn mở một con đường để đến với những tâm hồn khô khan, đang sống trong vùng tối của tội lỗi. Ngài muốn mở một con “đường đời” để đến và hoán cải tâm hồn con người. Khi đường hoàn thiện, “Người sẽ thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2Pr 3,14). Lạy Chúa Giêsu, đoạn đường ích kỷ, cái tôi quá lớn, nói xấu anh em… đang cần được sửa lại. Xin Chúa ban ơn để con sửa lại và đón Chúa đến với con. Amen.   Suy niệm 3 (Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường) "Đường khiêm nhường"  Chúa Nhật thứ 2 Mùa Vọng luôn vang lên lời Kinh Thánh mời gọi mở đường sửa lối để Chúa đến. Đường lối nào? Đường hàng không hay đường cao tốc? Phúc Âm chỉ cho đường khiêm nhường thú tội và khiêm nhường trước Chúa. 1. Khiêm nhường thú tội. Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi người ta “chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.” Mọi người đã kéo đến thú tội với ông. Thực tế trong đời không ai tránh được tội, ít nhiều đều có tội, thế nhưng người ta thường giấu tội, chối tội, chạy tội, đổ tội, chứ ít khi nhận tội. Người kiêu ngạo không nhận mình có tội. Phải thật lòng khiêm nhường thì mới sẵn lòng nhận mình có tội, thú tội. 2. Khiêm nhường trước Chúa. Theo ngôn ngữ thời nay thì Thánh Gioan là người của công chúng, có nhiều “fan” hâm mộ, vậy mà Ngài lại rao giảng Chúa là Đấng quyền thế sắp đến, ông không đáng cúi xuống cởi dép cho Người. Lời rao giảng và lối sống của Gioan là gương cho mọi người noi theo, đó là sống khiêm nhường đặt Chúa lên trên bản thân mình, để Chúa làm chủ đời mình. Khiêm nhường sẽ giúp con người sẵn lòng từ bỏ ý riêng để vâng lời làm theo ý Chúa. Cần có đường để người ta đến gặp gỡ nhau. Nhưng nhiều lúc có đường rồi mà vẫn không đến gặp được nhau vì đường bị kẹt, bị tắc, bị nghẽn. Thế nên luôn cần để ý mở lối để không bị ách tắc giao thông. Con đường tâm linh cũng thế, Chúa muốn đến với con người, nhưng nhiều khi đường cũng bị kẹt, bị tắc vì lòng người bề bộn ngổn ngang trăm thứ sự đời, vì lòng người khép kín đóng lại. Thế nên cần sám hối sửa lối yêu thương, mở đường khiêm nhường. Khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Khiêm nhường là nền đường, là con đường để Chúa đến với con người và con người đến với nhau. Amen.

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật 1 Mùa Vọng, Năm B

    Bài Ðọc I: Is 63, 16b-17; 64, 1. 3b-8 “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”. Trích sách Tiên tri Isaia. Lạy Chúa, Chúa là Cha và là Ðấng Cứu Chuộc chúng con: danh Chúa đã có từ muôn đời. Lạy Chúa, tại sao Chúa để chúng con đi lạc xa đường Chúa, và làm cho tâm hồn chúng con trở nên chai đá, không còn biết kính sợ Chúa nữa? Vì các tôi tớ Chúa, các chi tộc thừa hưởng gia nghiệp Chúa, xin hãy đoái nhìn lại. Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống: các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Chúa đã ngự xuống và các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Ðó là việc từ xưa đến nay chưa từng có ai nghe thấy; lạy Chúa, không tai nào nghe thấy không mắt nào nhìn thấy một chúa nào khác ngoài Chúa đã dành những hồng ân cho những ai trông đợi Chúa. Chúa đã đón tiếp kẻ hân hoan thi hành công lý, và nhớ đến Chúa khi đi trong đường lối Chúa. Này Chúa thịnh nộ, vì chúng con đã phạm tội. Chúng con đã luôn luôn ở trong tình trạng tội lỗi, thì làm sao sẽ được cứu rỗi? Tất cả chúng con đều đầy vết nhơ, và công nghiệp chúng con đều như chiếc áo dơ bẩn. Và không còn ai kêu cầu thánh danh Chúa, không còn ai tỉnh thức để bám lấy Chúa. Chúa đã ẩn nấp không cho chúng con nhìn thấy nữa, và Chúa đã phó mặc chúng con cho quyền lực tội lỗi. Tuy nhiên, lạy Chúa, Chúa là Cha chúng con, chúng con là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm, tất cả chúng con đều do tay Chúa làm nên. Ðó là lời Chúa.   Ðáp Ca: Tv 79, 2ac và 3b. 15-16. 18-19 Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống. Xướng: 1) Lạy Ðấng chăn dắt Israel, xin hãy lắng tai! Chúa ngự trên các Vệ Binh Thần, xin hiện ra trong sáng láng. Xin thức tỉnh quyền năng của Chúa, và ngự tới để cứu độ chúng con. Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống. 2) Lạy Chúa thiên binh, xin thương trở lại, tự trời cao xin nhìn coi và thăm viếng vườn nho này. Xin bảo vệ vườn nho mà tay hữu Ngài đã cấy, bảo vệ ngành nho mà Ngài đã củng cố cho mình. Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống. 3) Xin Chúa ra tay bang trợ người ở bên tay hữu Chúa, con người mà Chúa đã củng cố cho mình. Chúng con sẽ không còn rời xa Chúa nữa, Chúa cho chúng con được sống, và chúng con ca tụng danh Ngài. Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống.   Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 3-9 “Chúng ta mong chờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra”. Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô. Anh em thân mến, chúc cho anh em đầy ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Ðức Giêsu Kitô. Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ và ơn hiểu biết, đúng như Chúa Kitô đã minh chứng nơi anh em, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra. Cũng chính Ngài sẽ ban cho anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến. Thiên Chúa là Ðấng Trung Tín, đã kêu mời anh em hiệp nhất với Con của Người, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.   Alleluia: Tv 84,8 Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.   Phúc Âm: Mc 13, 33-37 “Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về”. Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang ngủ. Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”   SUY NIỆM (Thầy Phêrô Trần Văn Đạo) "Chờ đợi trong tỉnh thức" Có thể nói, lịch sử dân tộc Itrael là một cuộc chờ đợi. Họ mong chờ Đấng Mêsia đến giải thoát và thiết lập nền công lý trên trái đất này. Quả vậy, nỗi mong chờ ấy đã đồng hành với họ trong suốt chiều dài lịch sử, qua mọi thăng trầm của cuộc sống.  Hôm nay, Giáo Hội bước vào Mùa Vọng, mùa nhắc nhớ chúng ta cũng là những người đang chờ đợi; đợi chờ Đấng Cứu Thế. Không chỉ nhắc nhớ biến cố Ngài ngự đến qua mầu nhiệm Nhập Thể, nhưng ta còn chờ đợi Ngài trở lại trong vinh quang. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thái độ đúng mực trong khi sống niềm mong đợi ấy. Chính vì thế, hôm nay, Chúa Giêsu nhắc ta phải chờ đợi trong tỉnh thức. Để giải thích, Ngài nói đến hình ảnh người đầy tớ canh giữ cửa nhà, đợi chủ trở về. Họ phải bảo vệ ngôi nhà, phải hoàn thành những công việc được giao, kẻo khi chủ trở về bất thần và thấy rằng họ đang lười biếng và ngủ mê. Qua hình ảnh ấy, Chúa Giêsu truyền cho mỗi người phải tỉnh thức, nhất là trước những sự kiện vượt trên dự liệu của chúng ta. Như thế, sự tỉnh thức đòi hỏi ta cảnh giác liên tục. Sự cảnh giác ấy được thể hiện qua những hành động cụ thể mà thánh Phaolô nói đến trong thư gửi tín hữu Rôma: là loại bỏ những việc làm đen tối, không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương, nhưng mặc lấy Đức Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng của mình (x. Rm 13, 13 - 14). Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, đôi khi cuộc sống khiến chúng con sao lãng và thiếu tỉnh thức đang khi chờ đợi Chúa đến. Những áp lực, đam mê xấu và cả những lo âu trong đời sống hằng ngày làm chúng con quên mất lời hứa trở lại của Ngài. Xin giúp chúng con giữ vững niềm hy vọng, và tin tưởng những khó khăn, đau khổ bây giờ không thể sánh với vinh quang mà Chúa sẽ mặc khải cho chúng con khi Ngài trở lại (Rm 8, 18). Amen.    HÃY TỈNH THỨC (Lm Giuse Nguyễn Văn Cường) Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta bước vào Mùa Vọng. Mở đầu Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta nghe lời căn dặn của Chúa Giêsu với các tông đồ: “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức”. Tại sao Chúa lại căn dặn các tông đồ phải tỉnh thức? “vì các con không biết lúc nào chủ về”. Lời căn dặn của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ cũng là lời căn dặn mà Chúa cũng gửi đến mỗi chúng ta. Như người giữ cửa phải tỉnh thức vì không biết giờ nào trong đêm ông chủ sẽ trở về, người kitô hữu cũng phải tỉnh thức vì không biết khi nào Đức Giêsu đến. Nhiều người có suy nghĩ rằng: đời còn dài, mình còn trẻ, còn lâu mới chết, cứ ăn chơi cho đã, rồi khi về già thì xưng tội, đi lễ, đến với Chúa sau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: đã có biết bao cuộc ra đi thật bất ngờ! Có những người mới tối qua còn khỏe mạnh, trò chuyện vui vẻ, thế mà sáng dạy, đã trở nên bất động, ra đi vĩnh viễn. Hoặc có biết bao người làm ông nọ bà kia, lắm tiền, nhiều bạc, ăn uống sung túc, cuộc sống giàu sang…, nhưng chỉ tích tắc đã để lại tất cả và ra đi với hai bàn tay trắng! Từ những thực tế ấy, Lời Chúa hôm nay gửi đến cho mỗi chúng ta sứ điệp: “Hãy tỉnh thức”. Tỉnh thức để đón chờ Chúa đến đón chúng ta về với Ngài. Vậy phải thức tỉnh bằng cách nào? Bằng cách thú nhận tội lỗi của mình và xin Chúa thứ tha; bằng cách sống xứng đáng với những ân huệ Chúa ban, và bằng cách siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và thực thi bác ái.  Mong sao Mùa Vọng này, là cơ hội để mỗi người chúng ta thức tỉnh lương tâm, để ăn năn sám hối, ngõ hầu không bị vướng mắc vào cạm bẫy của ma quỷ khi chủ trương cho rằng: đời còn dài, cứ ăn chơi trác táng, đến đâu lo đến đó. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con biết tỉnh thức để đón đợi ngày Chúa đến với chúng con với tâm hồn trong sạch và tinh thần sẵn sàng. Amen.   MÙA VỌNG TRÔNG MONG CHÚA ( Lm Đaminh Nguyễn Xuân Trường) Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng bắt đầu một năm phụng vụ mới. Nếu ngày đầu năm được gọi là Tết: Tết Ta, Tết Tây, thì ngày Chúa Nhật đầu năm phụng vụ phải được gọi là Tết Đạo. Thế nên, xin cầu chúc cho nhau vui hưởng ngày Tết Đạo và cả một năm phụng vụ mới tràn đầy niềm vui ơn thánh Chúa, và đời sống đạo được thăng tiến. Mùa Vọng tới, Hội Thánh muốn chúng ta sống tâm tình nào? 1. Trông ngóng. Mùa Vọng mang ý nghĩa gì? Mùa Vọng là mùa trông mong Chúa đến. Chúa đã đến thế giới này rồi. Thế nên bây giờ là lúc Chúa mong mỗi người mở lòng đón Chúa ngự vào tâm hồn mình, cuộc đời mình. Chúng ta có thực sự mong Chúa đến không? Mong là khao khát đợi chờ, là tha thiết được gặp. Thế thì, mỗi ngày chúng ta có mong ngóng đến giờ đọc kinh cầu nguyện, đến giờ đi thờ đi lễ để gặp Chúa không? Chúng ta có mong Chúa như hạn mong mưa, như mong mẹ về chợ không? 2. Trông nom. Trong bài Phúc Âm, Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ hãy canh thức trông nom nhà cửa cho tốt khi ông chủ đi vắng vì không biết khi nào chủ về. Thế nên, tỉnh thức quan trọng nhất là nhận thức rõ chân lý: Chúa là chủ, còn mỗi người chúng ta chỉ là những đầy tớ được chủ trao cho trông nom chăm sóc ngôi nhà cuộc đời mình, ngôi nhà Hội Thánh và ngôi nhà thế giới này. Bổn phận căn bản của đầy tớ là nhớ lời chủ dặn, làm theo ý chủ, chứ không phải theo ý thích của riêng mình. Thế nên, tỉnh thức là phải canh chừng những trào lưu chủ thuyết xã hội đang đi ngược lại với lời Chúa dạy. Người con trông nom nhà cửa cẩn thận chu đáo thì sẽ mong mẹ về và vui được mẹ khen thưởng, còn nếu không thì sẽ sợ mẹ về, mẹ phạt. Tương tự như thế, chúng ta hãy trông nom cẩn thận ngôi nhà cuộc đời mình theo Lời Chúa dạy, để Mùa Vọng thực sự là mùa mong Chúa đến trong vui mừng hy vọng. Amen.      

Kính trọng thể các thánh tử đạo Việt Nam

Bài đọc 1                                                                                            2 Mcb 7,1.20-23.27b-29  Bà mẹ là người đáng khâm phục, vì bà can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. Bài trích sách Ma-ca-bê quyển thứ hai. 1 Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm. 20 Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. 21 Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng ; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi ; bà nói với các con : 22 “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. 23 Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình.” 27b Bà nói với người con út : “Con ơi, con hãy thương mẹ : chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. 28 Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. 29 Con đừng sợ tên đao phủ này ; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.” Đáp ca                                                                                   Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6 (Đ. c.5) Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. 1Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về,ta tưởng mình như giữa giấc mơ.2abVang vang ngoài miệng câu cười nói,rộn rã trên môi khúc nhạc mừng. Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. 2cdBấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán :“Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay !”3Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !Ta thấy mình chan chứa một niềm vui. Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. 4Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về,như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.5Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. 6Họ ra đi, đi mà nức nở,mang hạt giống vãi gieo ;lúc trở về, về reo hớn hở,vai nặng gánh lúa vàng. Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Bài đọc 2                                                                                                             Rm 8,31b-39  Dù sự chết hay sự sống cũng không tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma. 31b Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta ? 32 Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? 33 Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn ? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính ? 34 Ai sẽ kết án họ ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta ? 35 Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? 36 Như có lời chép : Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. 37 Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. 38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. Tung hô Tin Mừng                                                                                                   Mt 5,10 Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Ha-lê-lui-a. Tin Mừng                                                                                                             Lc 9,23-26  Ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. ✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca. 23 Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. 25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? 26 Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.” Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)        Sứ điệp: Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong cuộc đời các Kitô hữu. Đặc biệt trong những lúc gặp thử thách, người tín hữu luôn có Thánh Thần hỗ trợ. Lạy Chúa Giêsu, lời tiên báo về những cuộc bắt bớ vẫn còn ứng nghiệm qua các thời đại. Sống ở bất cứ thời đại nào, người tín hữu luôn liên lụy với Thập giá của Chúa, cùng chung số phận với Chúa là Đấng treo trên thập giá. Ngày nay con cũng đang được Chúa mời gọi sống cuộc đời tử đạo.Lạy Chúa, muốn sống “tử đạo”, con cần can đảm chọn lựa: chọn lựa giữa một mất một còn, giữa trung thành và phản bội, giữa sự sống và sự chết, giữa Thiên Chúa và người đời. Con cần chọn lựa dứt khoát để làm chứng cho Chúa. Con cần làm chứng cho niềm tin và lòng mến bằng những sự hy sinh từ bỏ mình, bằng những khổ đau phải chịu, bằng đời sống gian nan vất vả… Con tin chắc con sẽ thực hiện được điều ấy, vì Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời con. Chúa sẽ soi sáng cho con phải nói điều gì. Chúa sẽ hướng dẫn con cần làm việc chi.Lạy Chúa, tên tuổi 117 thánh Tử Đạo Việt Nam đã được ghi vào lịch sử Giáo Hội. Nhưng còn một số đông vô kể, cả chính con, là những tín hữu không tên tuổi đang dấn thân trong cuộc sống chọn lựa. Xin Chúa ban thêm cho con sức mạnh và lòng can đảm cương quyết, để con dám sống bằng những cử chỉ anh hùng, dám tỏ thái độ dứt khoát khi chọn lựa đứng về phía Chúa. Vì khi con sống điều Chúa dạy, khi con dám thực hiện lề luật Chúa, tức là con đang tử đạo hằng ngày, và đang trở thành chứng nhân cho Chúa giữa thế giới hôm nay. Xin Chúa giúp con. Amen. Ghi nhớ: “Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết”.

Chúa Nhật 33 Thường Niên - Năm A

Bài đọc 1                                                                      Cn 31,10-13.19-20.30-31 Nàng hưởng những thành quả tay nàng làm ra. Bài trích sách Châm ngôn. 10Tìm đâu ra một người vợ đảm đang ?Nàng quý giá vượt xa châu ngọc.11Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng,chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc.12Suốt đời, nàng đem lại hạnh phúcchứ không gây tai hoạ cho chồng.13Nàng tìm kiếm len và vải gai,rồi vui vẻ ra tay làm việc. 19Nàng tra tay vào guồng kéo sợi,và cầm chắc suốt chỉ trong tay.20Nàng rộng tay giúp người nghèo khổvà đưa tay cứu kẻ khốn cùng.30Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân.Người phụ nữ kính sợ Đức Chúamới đáng cho người đời ca tụng.31Hãy để cho nàng hưởng những thành quả tay nàng làm ra.Ước chi nơi cổng thành nàng luôn được tán dương ca tụngdo những việc nàng làm. Đáp ca                                                                        Tv 127,1-2.3.4-5 (Đ. x. c.1a) Đ.Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa. 1Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,ăn ở theo đường lối của Người.2Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng,bạn quả là lắm phúc nhiều may. Đ.Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa. 3Hiền thê bạn trong cửa trong nhàkhác nào cây nho đầy hoa trái ;và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,xúm xít tại bàn ăn. Đ.Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa. 4Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người.5Xin Chúa từ Xi-on xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc.Ước chi trong suốt cả cuộc đờibạn được thấy Giê-ru-sa-lem phồn thịnh. Đ.Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa. Bài đọc 2                                                                                            1 Tx 5,1-6 Đừng để ngày của Chúa như kẻ trộm bắt chợt anh em. Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca. 1 Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai viết cho anh em. 2 Vì chính anh em đã biết rõ : ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm. 3 Khi người ta nói : “Bình an biết bao, yên ổn biết bao !”, thì lúc ấy tai hoạ sẽ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến với người đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được. 4 Thưa anh em, anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm bắt chợt anh em. 5 Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. 6 Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ. Tung hô Tin Mừng                                                                        Ga 15,4a.5b Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái. Ha-lê-lui-a. Tin Mừng                                                                                      Mt 25,14-30  Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh. ✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu. 14 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này : “Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. 15 Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, 16 người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn, và gây lời được năm yến khác. 17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. 18 Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. 19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. 20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói : ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.’ 21 Ông chủ nói với người ấy : ‘Khá lắm ! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !’ 22 Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói : ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.’ 23 Ông chủ nói với người ấy : ‘Khá lắm ! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !’ 24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói : ‘Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. 25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này !’ 26 Ông chủ đáp : ‘Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác ! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, 27 thì đáng lý anh phải gửi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ ! 28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. 29 Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa ; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. 30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài : ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng’.” Suy niệm TÍNH SỔ ĐỜI LỜI LỖ (Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường) Chúa Nhật tuần này đã là tuần thứ 33 thường niên, tuần áp chót của năm phụng vụ. Trong thời gian cuối của năm phụng vụ, Giáo hội muốn hướng chúng ta chuẩn bị cho ngày cuối cuộc đời – ngày giã từ trần thế ra đi gặp Chúa để tính sổ đời lời lỗ ra sao qua việc đã sử dụng những ơn Chúa ban như thế nào. 1. Chúa ban ơn. Phúc Âm kể dụ ngôn Thiên Chúa như ông chủ giao cho đầy tớ các nén bạc như những ơn ban quý giá cho nhân loại. Có ai đã được Chúa thả từ trời xuống cho mấy thỏi vàng bạc chưa? Chúa cho chúng ta những thứ còn quý hơn vàng bạc nhiều, vàng bạc không mua được, đó là sức khỏe, trí khôn, tự do, tình yêu, đức tin, tài năng, khả năng, năng lực, năng khiếu… Chúa còn ban tặng cho con người nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. Chúa muốn chúng ta phải sinh lời. 2. Con sinh lời. Có những đầy tớ chịu khó làm ăn sinh lời những nén bạc chủ trao, nhưng cũng có những đầy tớ lười biếng không làm nên không sinh lời. Thực tế cuộc sống cho thấy trong làm ăn thì lời lãi khiến người ta quên hết những mệt mỏi, lời lãi làm cho người ta vất vả mà vui vẻ. Và vui hơn nữa khi dụ ngôn kể những người sinh lời được vào hưởng niềm vui với chủ. Ngược lại làm ăn mà bị lỗ thì khiến người ta buồn bã, mệt mỏi, phờ phạc. Dụ ngôn kể người đầy tớ lười bị chủ đánh giá là vô dụng, xấu xa. Vì thế lười biếng là tội nặng đến nỗi khiến tên đầy tớ bị quăng ra ngoài. Dụ ngôn cho thấy khi con người giã từ trần thế sẽ phải chịu phán xét về sự tham gia của mình: Ai nhiệt tình tham gia vào việc sinh lời những ơn Chúa ban thì sẽ được Chúa khen ngợi và ban thưởng niềm vui hưởng phúc cùng Chúa. Ai lười biếng không tham gia sinh lời những ơn Chúa ban thì sẽ bị Chúa kết án phải rời xa Chúa trong tối tăm đau khổ. Lười bị lỗ cả đời người. Amen.

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 32 Thường Niên - Năm A

I. CÁC BÀI ĐỌC 1. Bài đọc I – Kn 6,13-17 Sự khôn ngoan trong chương 6 đã được tác giả nhân cách hóa thành Đức Khôn Ngoan. Sau khi nói về việc bậc vua chúa phải tìm kiếm Đức Khôn Ngoan (Kn 6,1-12), tác giả sách khôn ngoan bàn về việc Đức Khôn Ngoan gặp gỡ con người (Kn 6,13-21). Đây cũng là nội dung chính của bài đọc I được diễn tả qua hai cách trình bày khác nhau: - Đức Khôn Ngoan để cho con người gặp gỡ qua kiểu trình bày theo logic nhân-quả: Ai mến chuộng sẽ cho chiêm ngưỡng, ai kiếm sẽ cho gặp, ai khao khát sẽ cho biết, ai tìm sẽ thấy, ai suy niệm sẽ minh mẫn hoàn hảo, ai thức khuya dậy sớm vì Đức Khôn Ngoan sẽ trút được lo âu. - Đức Khôn Ngoan chủ động đến với con người qua kiểu nói: niềm nở xuất hiện trên mọi nẻo đường của con người, liền đến khi con người suy tưởng. Phương thế để đạt tới Đức Khôn Ngoan là ham muốn học hỏi, là yêu mến, là tuân giữ lề luật của Đức Khôn Ngoan. Lòng khao khát Đức Khôn Ngoan sẽ làm cho con người nên hàng vương giả. 2. Bài đọc II – 1 Thes 4,12-17 Nội dung xoay quanh câu trả lời cho vấn nạn được cộng đoàn tại Thessalonica đặt ra về số phận của những người chết trước khi Chúa trở lại, cũng như về số phận của những kẻ còn sống vào ngày Chúa trở lại. Khởi đi từ xác tín nền tảng của đức tin Kitô giáo vào một Đức Giêsu đã chết và đã phục sinh, Thánh Phaolô xác tín: người Kitô hữu có cơ sở để hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ đem những người đã an nghỉ đến làm một với Người. Ngoài ra Thánh Phaolô còn cho biết một vài chi tiết có liên quan đến ngày Chúa trở lại: khi tiếng loa của Thiên Chúa vang lên, những người đã chết sẽ trỗi dậy trước hết, để cùng với chúng ta, những kẻ còn đang sống, được nhấc lên trên các tầng mây để nghênh đón Đức Kitô trên không trung, và như thế chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi. 3. Bài Tin mừng – Mt 25,1-13 Đây là một trong một loạt các dụ ngôn của bài giảng về ngày cánh chung, nhằm minh định rõ thế nào là sự khôn ngoan cần thiết của con người khi phải đối diện với ngày tận cùng sẽ xảy đến. Từ khóa giúp hiểu dụ ngôn ‘mười trinh nữ’ được tìm thấy trong lời kết luận của Chúa Giêsu sau khi kể dụ ngôn: Vậy anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào giờ nào. Nhưng thế nào là tỉnh thức ? Vài hình ảnh nổi bật của dụ ngôn giúp hiểu thái độ tỉnh thức: - Trinh nữ - cầm đèn sáng - mang theo bình dầu dự phòng - đúng thời. Trong lăng kính của bữa tiệc cánh chung, những hình ảnh soi sáng cho những thái độ cần có của mỗi Kitô hữu: Thái độ trong sạch qua hình ảnh các trinh nữ – đức tin với những hành động như hình ảnh chiếc đèn luôn cháy sáng (Gc 2,17) – đức ái với những việc làm như hình ảnh chiếc bình dầu dự phòng (1Cr 13) – thời gian thích hợp như lời cảnh tỉnh đúng thời, đúng buổi. Như thế, mười cô trinh nữ trong dụ ngôn diễn tả hình ảnh của một cộng đoàn giáo hội trong tư cách là hiền thê, đang trông mong Đức Kitô - Vị lang quân, trở lại để cùng vào dự bữa tiệc cánh chung, bữa tiệc Nước Trời. THAM GIA ĐƯA TA VÀO HƯỞNG PHÚC  (Lm Đaminh Nguyễn Xuân Trường) Dụ ngôn 10 trinh nữ hiệp hành đi đón chú rể cho thấy: tất cả các cô đều cầm đèn, và khi chú rể đến muộn thì 10 cô đều ngủ cả. Họ cùng đi, cùng làm, cùng ngủ, cùng thức, xem ra hiệp hành khá tốt. Ấy vậy mà hành trình lại rẽ lối đường đời đôi ngả khác nhau hoàn toàn: 5 cô khôn ngoan hân hoan cùng chú rể vào dự tiệc cưới, 5 cô khờ dại lại không được vào. Tại sao? 1. Tham gia qua loa. Cùng hiệp hành đi đón chú rể, nhưng “5 cô dại mang đèn mà không mang dầu theo.” Họ ngại mang dầu sẽ thêm nặng, lỉnh kỉnh, bẩn thỉu. Thế nên họ tham gia qua loa, gọi là cho có. Đây cũng là chuyện của không ít môn đệ Chúa.  Cũng rửa tội theo đạo, tin Chúa đấy, nhưng cầu nguyện qua loa, dự lễ qua loa, tham gia sinh hoạt đoàn hội qua loa, nói chung là sống đạo qua loa. Họ ngại hy sinh dấn thân. 2. Tham gia lo xa. Trên đường hiệp hành đi đón chú rể, 5 cô khôn ngoan đã đem đèn lại còn đem theo chai dầu nữa. Họ không ngại vất vả. Họ biết lo xa. Họ khôn ngoan vì đã nhìn xa trông rộng không chỉ lo cho đời này, mà lo xa cả Nước Trời mai sau bằng những hành động cụ thể. Tưởng cũng nên biết: Cùng 1 chương Phúc Âm liền sau dụ ngôn 10 trinh nữ là dụ ngôn những yến bạc và Cuộc Phán Xét chung.  Cả 3 dụ ngôn đều nhấn mạnh đến điều kiện để được hưởng niềm vui Nước Trời là tích cực tham gia làm việc: mang đầy dầu yêu mến, làm sinh lợi những nén bạc Chúa trao, làm ơn làm phúc cho người có hoàn cảnh khó khăn. Cả 3 dụ ngôn cũng đều khẳng định việc lười không làm, không tham gia thì sẽ bị loại ra ngoài tối tăm đau đớn vì mang đèn không có dầu, đem nén bạc đi chôn, không làm việc giúp đỡ người khác. Trong Hội Thánh hiệp hành, thì dầu ở đây chính là sự tham gia. Dầu tham gia sẽ làm cho Giáo hội và cuộc sống này bừng sáng lên. Amen.

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường Niên - Năm A

Bài đọc 1Ml 1,14b - 2,2b.8-10 Các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo.Bài trích sách ngôn sứ Ma-la-khi.   14b   Đức Chúa các đạo binh phán : “Chính Ta là Đức Vua cao cả, và danh Ta được kính sợ giữa chư dân. 2 1 Và giờ đây, hỡi các tư tế, đây là lệnh truyền dành cho các ngươi : 2b Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta, -Đức Chúa các đạo binh phán-, Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ. 8 Nhưng các ngươi, các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy. Các ngươi đã huỷ hoại giao ước với Lê-vi, -Đức Chúa các đạo binh phán. 9 Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh và ra hèn mạt trước mặt toàn dân, vì các ngươi không tuân giữ đường lối Ta, và hay nể vì khi áp dụng Luật. 10 Tất cả chúng ta chẳng có cùng một cha sao ? Chẳng phải cùng một Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta sao ? Thế mà sao chúng ta lại bội phản nhau mà vi phạm giao ước của cha ông chúng ta ? Đáp caTv 130,1.2.3Đ.Hồn con xin Chúa giữ gìn,nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi.1Lòng con chẳng dám tự cao,mắt con chẳng dám tự hào, Chúa ơi !Đường cao vọng, chẳng đời nào bước,việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu.Đ.Hồn con xin Chúa giữ gìn,nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi.2Hồn con, con vẫn trước saugiữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,trong con, hồn lặng lẽ an vui.Đ.Hồn con xin Chúa giữ gìn,nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi.3Cậy vào Chúa, Ít-ra-en ơi,từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.Đ.Hồn con xin Chúa giữ gìn,nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi. Bài đọc 21 Tx 2,7b-9.13Chúng tôi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa.Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.7b Thưa anh em, khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ. 8 Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi. 9 Thưa anh em, hẳn anh em còn nhớ nỗi khó nhọc vất vả của chúng tôi : đêm ngày chúng tôi đã làm việc để khỏi thành gánh nặng cho một người nào trong anh em, suốt thời gian chúng tôi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em.13 Bởi thế, về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu. Tung hô Tin MừngMt 23,9b.10bHa-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời ; anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Ki-tô. Ha-lê-lui-a.Tin MừngMt 23,1-12Họ nói mà không làm.✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.1 Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng : 2 “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. 3 Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. 4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. 5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. 6 Họ ưa ngồi chỗ danh dự trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, 7 thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được người ta gọi là thầy.8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy ; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. 9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người chỉ đạo, vì anh em chỉ có một vị chỉ đạo, là Đấng Ki-tô. 11 Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. 12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” THỪA THẦY THIẾU THỢ (Lm Đaminh Nguyễn Xuân Trường) Ai cũng nhận thấy một điều thực tế: luôn luôn có khoảng cách giữa nói và làm, giữa lý thuyết và hành động, xảy ra ở ngoài xã hội cũng như trong tôn giáo. Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu đã lên án những người kinh sư và Pharisêu cũng chỉ nói mà không làm, nói thì hay mà làm thì dở, nói một đàng làm một nẻo. Tại sao lại như vậy? 1. Lý thuyết. Có khoảng cách giữa nói và làm, lý thuyết và hành động bởi vì khả năng con người có giới hạn, nên có những điều mình nói được mà không làm được như tình trạng xã hội thừa thầy thiếu thợ, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Hoặc có khi mình làm được nhưng lại không muốn làm vì ngại khó ngại khổ, nhất là khi xã hội đề cao hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân thì tội gì mà làm cho khổ! Người ta thích chỉ tay năm ngón, sai bảo, ra lệnh cho người khác làm, chứ bản thân không làm gì. Thế nên mới xuất hiện nhiều anh hùng bàn phím, cứ nói như thánh phán vậy. 2. Lý tưởng. Giữa thế giới đề cao hưởng thụ thì Chúa Giêsu lại bảo các môn đệ Ngài sống lý tưởng hy sinh phục vụ: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.” Phục vụ người khác nó đi ngược với bản năng muốn thống trị nơi mỗi người. Người ta thích ngồi mát ăn bát vàng, thích có kẻ hầu người hạ, chứ không thích phải còng lưng phục vụ người khác. Vậy làm sao có thể sống phục vụ? Chúa Giêsu đưa ra lời giải khi khẳng định: Chúng ta có một Cha trên trời và mọi người là anh em với nhau. Từ đây, chúng ta phục vụ là làm cho người nhà mình, anh em mình, phục vụ nhờ Chúa và trong Chúa là  Cha. Vì một Hội Thánh hiệp hành, mọi người đang được mời gọi tích cực tham gia vào đời sống Giáo hội. Trong tâm thế con cùng một cha, anh em một nhà, chúng ta cùng chung vai góp sức tích cực tham gia xây dựng ngôi nhà Hội Thánh Chúa. Amen.

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 30 thường niên năm A

Tin Mừng Mt 22,34-40 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình. ✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu. 34 Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : 36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?” 37 Đức Giê-su đáp : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.” SUY NIỆM: SỐNG ĐẠO MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu công bố điều răn quan trọng nhất trong Đạo là mến Chúa hết lòng và yêu người hết mình. Tình yêu là linh hồn của mọi lề luật trong Đạo. Sống đạo chính là sống yêu thương, yêu thật nhiều, yêu thật mãnh liệt. 1. Mến Chúa trên hết. Luật dạy “phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn.” Nghĩa là phải yêu Chúa trọn vẹn cả con người, cả đời sống chúng ta. Phải yêu Chúa trên hết mọi sự. Chúa luôn là số 1 – number one. Yêu mến Chúa không chỉ tôn vinh, chúc tụng, thờ lạy Chúa, mà còn phải giữ lời Chúa dạy. Yêu ai muốn làm theo lời người đó. Yêu Chúa là mình có những quyết định, chọn lựa lời nói, việc làm theo thánh ý Chúa. 2. Yêu người gần xa. Luật dạy “phải yêu người thân cận như chính mình.” Người thân cận nên nhớ không chỉ là những người thân trong gia đình mình, trong nhóm mình, trong tập thể mình, mà cần yêu cả những người xa lạ, những người yếu thế, những người ngoại kiều, những mẹ góa con côi như trong Bài đọc 1 nói đến. Và yêu người không chỉ yêu kiểu tuyên bố chung chung: tôi yêu hết mọi người, nhưng là làm những việc cụ thể giúp đỡ người khác. Thực tế thế giới cho thấy: Nhiều tôn giáo dạy yêu mến Chúa, yêu mến thần thánh, nhưng lại kêu gọi trả thù, chiến tranh khủng bố giết chóc đồng loại. Nhiều đảng phái chính trị và trào lưu xã hội hô hào yêu thương đồng loại, nhưng lại chủ trương gạt bỏ Thiên Chúa thần thánh ra khỏi xã hội. Cả hai đều bị lệch lạc, gây nhiều chết chóc. Riêng Chúa Giêsu rất độc đáo, Ngài không tách biệt nhưng đã nối kết 2 điều răn mến Chúa và yêu người thành một điều răn duy nhất không thể tách rời. Đã mến Chúa thật lòng thì cũng phải yêu người hết lòng. Chu toàn mến Chúa yêu người sẽ làm cho Đạo Chúa trở thành đạo yêu thương, giúp ta vui hưởng hạnh phúc đời này và cả đời sau trong Tình Yêu vĩnh cửu. Amen.  Linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật kính trọng thể Các thánh nam nữ

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. 4Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. 5Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. 6Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. 7Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. 8Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. 9Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. 10Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. 11Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. 12aAnh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” SUY NIỆM:  THAM GIA LÀM THÁNH THIỆT  Chúng ta thường nghĩ làm thánh khó lắm, nên ít các thánh lắm. Nhưng Lời Chúa lại cho thấy các thánh trên trời như một “đoàn người đông đảo, không tài nào đếm nổi”. Vì nhiều thánh quá nên Giáo Hội phải có 1 ngày lễ mừng các thánh tổng hợp!hihiii Nhiều thánh thế nên chúng ta có hơi hội tham gia làm thánh. Làm thánh thế nào? Bài Phúc Âm Lễ Các Thánh nói về 8 mối phúc thật, thì mối phúc đầu tiên và cuối cùng cho thấy làm thánh là sống thanh thoát và thiệt thân. 1. Thoát. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” Làm thánh là sống nghèo khó, nghĩa là sống buông bỏ, thanh thoát, không ôm giữ, bám víu vào của cải vật chất. Sống thanh thoát thì dễ sống thoáng, quảng đại cho đi. Thoáng cũng là hoa trái của tình yêu. Khi yêu ai người ta vui mở lòng, rộng lòng với người đó để muốn làm đẹp lòng, vui lòng, hài lòng nhau. 2. Thiệt. “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.” Làm thánh là chịu bách hại vì Đạo Chúa, là chịu thiệt thân. Thánh chịu thiệt mới là thánh thiệt, không chịu thiệt thì chỉ là thánh phán, thánh tướng thôi! Sống chịu thiệt là lối sống hy sinh quên mình nhường phần hơn cho người khác. Khi chịu thiệt đến cả mạng sống thì đó là tình yêu lớn nhất như Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.” Khi tham gia làm thánh sống thanh thoát và thiệt thân như thế thì cứ an tâm, Chúa không để cho chúng ta bị thiệt thòi đau khổ mãi đâu, Chúa sẽ ban thưởng cho ta: “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” Không chỉ là giải thưởng ở tầm cỡ trong nước, ngoài nước, mà là phần thưởng Nước Trời, là phần thưởng đời đời, là thiên đàng vĩnh cửu. Phần thưởng không chỉ là những món đồ vật chất, mà là chính Chúa tình yêu vĩnh cửu. Amen.  Lm Đaminh Nguyễn Xuân Trường

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 29 thường niên năm A

Tin MừngMt 22,15-21Của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.15 Khi ấy, những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến : có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói : “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ đạo đức giả ! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế !” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ : “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” 21 Họ đáp : “Của Xê-da.” Bấy giờ, Người bảo họ : “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”CỦA AI? (Suy niệm Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường)Khi người ta hỏi bổn phận nộp thuế cho vua Xêda, Chúa Giêsu đã trả lời: “Của Xêda trả Xêda, của Thiên Chúa trả Thiên Chúa.” Thế rồi, trong dòng lịch sử, người ta đã áp dụng lời đó để tách biệt hai lãnh vực Đạo với đời, tôn giáo với chính trị, thần quyền với thế quyền. Tuy nhiên cần phải nhận rõ điều này: quyền Thiên Chúa và quyền chính trị lãnh đạo các quốc gia không phải song song với nhau hoặc đối nghịch nhau, nhưng quyền Thiên Chúa ở trên quyền của loài người.1. Của công. Các nước đều có ngân sách quốc gia nhằm phục vụ công ích và công bằng xã hội. Thuế đóng góp phần lớn cho ngân sách quốc gia. Thế nên, người dân có bổn phận và vinh dự nộp thuế để xây dựng đất nước. Tránh trốn thuế và càng phải tránh tham nhũng khi lấy tiền thuế của dân đút túi riêng của mình.2. Của Chúa. Nhiều khi người ta chủ trương của Chúa chỉ ở nơi các địa điểm tôn giáo thờ tự, còn ngoài ra là của nhà nước xã hội. Nhầm to! Chúa sáng tạo con người, muôn loài muôn vật, cả vũ trụ trời đất này. Thế nên, mọi sự là của Chúa. Chúa bao trùm tất cả, Chúa làm chủ muôn loài. Chúa là Đấng Tối Cao không cần phải cạnh tranh với bất cứ nhà cầm quyền trần gian nào. Vấn đề là con người đừng vô lễ, vô ơn, bất hiếu với Chúa, với thần thánh.3. Của tôi. “Của Xêda trả Xêda, của Thiên Chúa trả Thiên Chúa.” Chúa bảo con người để ý lo cho của công, của Chúa, nhưng con người thì lại hay để ý lo cho của mình. Chỉ lo vun vén cho quyền lợi của tôi, lo vơ vét cho tài sản của tôi, đấy là nguồn gốc của độc tài và tham lam, tham nhũng.Người Công giáo cần chu toàn bổn phận của người giáo dân và công dân để tích cực tham gia xây dựng Giáo hội cũng như xã hội quốc gia. Hãy sống thoát ra khỏi sự ích kỷ chỉ lo cho mình để yêu thương tha nhân, phục vụ công ích và làm sáng danh Chúa. Amen.

5 Tháng Tám, 2023
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN