Tài liệu hội Giuse và Mân Côi

HỘI GIUSE

Tháng 12 – 2016

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH HỒNG ÂN

***

               Tháng này có các ngày lễ đáng lưu ý:

    – Thứ Bẩy ngày   03/12:  T.Phanxicô Xaviê Linh mục.

    – Chủ Nhật ngày 04/12:  CN II Mùa Vọng năm A.

    – Thứ Tư ngày    07/12:  T. Ambrosiô Giám Mục Tiến Sĩ HT.

    – Thứ Năm ngày 08/12:  Đ. Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, lễ Trọng.

    – Chủ Nhật ngày 11/12:  CN III Mùa Vọng năm A.

    – Thứ Ba ngày    13/12:  Thánh Lucia, trinh nữ tử đạo

    – Thứ Tư ngày    14/12:  Thánh Gioan Thánh Giá..

    – Chủ Nhật ngày 18/12:  CN IV Mùa Vọng năm A. 

    – Chủ Nhật ngày 25/12:  Chúa Giáng Sinh. Lễ Trọng.

    – Thứ Hai ngày   26/12:  T. Stêphanô, Tử Đạo Tiên Khởi.

    – Thứ Ba ngày    27/12:   T.Gioan Tông Đồ, Tác giả Tin Mừng.

    – Thứ Tư ngày    28/12:   Các Thánh Anh Hài Tử Đạo..

    – Thứ Sáu ngày  30/12:   Thánh Gia C.Giêsu,  Đ.Maria và T.Giuse.    

   – Chúc mừng Bổn Mạng: –Anh Em mang Thánh hiệu: Phanxicô Xaviê ngày 03/12; -Anh em mang Thánh hiệu Ambrosiô ngày 07/12; Anh Em mang Thánh hiệu Stêphanô ngày 26/12; -Anh Em mang Thánh hiệu Gioan Tông Đồ ngày 27/12. 

Khai mạc như thường lệ. 

  • SUY NIỆM      Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa,   

                                    sửa lối cho thẳng để Người đi.

Chủ Nhật M. Vọng tuần II năm A. 

           + ĐỌC:                       Mt.  3,1-12 

           + SUY :  –  Ông Gioan là vị Tiền Hô, đi trước dọn đường cho Đấng Cứu Thế; hô hào toàn dân sám hối.

+ GẪM  :  – Là người dọn đường, ông Gioan luôn ý thức mình chỉ là một tiếng kêu giữa sa mạc mênh mông; ông sống nhiệm nhặt ép xác khuyên bảo dân chúng hãy sám hối về những lỗi lầm của mình, của con cháu, của tập thể, của dân tôc; ông cũng nhắc nhở dân chúng đừng tự hào về nguồn gốc là con rồng cháu tiên, đừng tự mãn với một vài thành tích nhỏ nhoi… “Cái rìu đã đặt sẵn gốc cây” có thể triệt hạ chúng ta bất cứ lúc nào.

+ CẦU   : – Xin cho mỗi người chúng ta biết dọn lòng mình để đón nhận hồng ân Giáng Sinh, dọn mình sốt sáng hiệp lễ mỗi ngày, để Chúa đến với cá nhân, gia đình và cộng đoàn, mỗi khi chúng ta đón rước Ngài.

+ HÀNH: – Đã có khi nào bạn chuẩn bị, chờ đón khách chưa?

– Khách càng trọng càng chuẩn bị chu đáo đúng không?

– Mùa Vọng chúng ta chuẩn bị đón chính Chúa. Nhưng Chúa lại hóa thân làm người, có thể là một khách quen, có thể là người xa lạ đang cần chỗ trú chân, có thể là một người hành khất đang cần sự giúp đỡ của bạn, có phải vậy không?

– Đón mừng lễ Giáng Sinh bằng quét dọn nhà cửa, trang hoàng phòng khách, trang trí cây thông noel, hang đá máng cỏ. Tốt nhưng chưa đủ, mà phải quét dọn tâm hồn bằng việc xét mình xưng tội, điểm trang bằng các nhân đức, cụ thể đi thăm viếng lẫn nhau, hòa giải những mối bất hòa; giúp đỡ những người cô nhi quả phụ, những người ốm đau tàn tật…

Có đúng không?

  • HỌC HỎI

Ý NGHĨA MÙA VỌNG

1- Mùa Vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi” (Những quy luật tổng quát về năm Phụng Vụ và Niên Lịch, số 39).

2- Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm Phụng Vụ, bao gồm khoảng thời gian bốn tuần trước lễ Giáng sinh, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng Sinh).

3-Mùa Vọng, theo tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”, “vọng”là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “đến”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire, nghĩa là đến”.

LỊCH  SỬ

1-Theo tiến trình lịch sử, Mùa Vọng có sau Mùa Chay và cũng kéo dài 6 tuần như Mùa Chay (vào thế kỷ thứ VI), cho đến khi Giáo Hoàng Grêgôriô I (thế kỷ 7) ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm kể từ khi Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm, cho đến khoảng thời gian sinh hạ ra Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Hoặc tượng trưng thời gian 40 năm, dân Do Thái lang thang trong sa mạc, trước khi được vào đất Hứa.

2- Ý nghĩa của Mùa Vọng

-Mùa Vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi” (Những quy luật tổng quát về năm Phụng Vụ và Niên Lịch, số 39).

– Mùa Vọng chia làm hai giai đoạn tương ứng với hai ý nghĩa sau đây:

– Giai đoạn thứ nhất bắt đầu Mùa Vọng, tức là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, và kéo dài đến hết ngày 16 tháng 12. Ý nghĩa của giai đoạn này là hướng lòng trông đợi của người tín hữu vào ngày Chúa Kitô ngự đến lần thứ hai trong vinh quang, tức ngày quang lâm, ngày tận thế.

– Giai đoạn thứ hai kéo dài một tuần lễ, từ ngày 17 đến 24 tháng 12, nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng đại lễ Giáng Sinh, tức tưởng niệm biến cố Chúa Kitô đã ngự đến trần gian lần thứ nhất trong lịch sử nhân loại.

– Như vậy, Mùa Vọng mang hai ý nghĩa khác nhau, một nghĩa quay về quá khứ, tức chuẩn bị mừng biến cố Giáng Sinh lịch sử của Con Thiên Chúa, một biến cố làm chuyển đổi tất cả lịch sử nhân loại. Một ý nghĩa hướng về tương lai, tức chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón chờ Chúa Kitô trở lại trong quang lâm.

“CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2016”

Xin cầu nguyện cho anh em Hội GIUSE  mới qua đời

+++

Phêrô Nguyễn Văn Vinh     Bạch Hạc  Hòa Loan

  • Giuse Nguyễn Văn Đình    Tiên Lục  Mỹ Lộc
  • Đaminh Phạm Ngọc Long Tân Cương Thái Nguyên
  • Anrê Nguyễn Văn Thiều Tân Lợi Phúc Yên
  • Phêrô Nguyễn Văn Sơn     Đồn Hang    Vân Cương
  • Giuse Nguyễn Văn Tĩnh Thọ Ninh   Bắc Ninh
  • Giuse Bùi Sĩ Lục Yên Huy    Thái Nguyên
  • Giuse Nguyễn Văn Nghị Thanh Giã Bắc Giang
  • Giuse Nguễn Văn Quyền Tân An  Bắc Giang 

R.I.P

 

HOA   MÂN   CÔI

Tháng  12 – 2016 

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH HỒNG ÂN

               Tháng này có các ngày lễ đáng lưu ý:

    – Thứ Bẩy ngày   03/12:  T.Phanxicô Xaviê Linh mục.

    – Chủ Nhật ngày 04/12:  CN II Mùa Vọng năm A.

    – Thứ Tư ngày    07/12:  T. Ambrosiô Giám Mục Tiến Sĩ HT.

    – Thứ Năm ngày 08/12:  Đ. Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, lễ Trọng.

    – Chủ Nhật ngày 11/12:  CN III Mùa Vọng năm A.

    – Thứ Ba ngày    13/12:  Thánh Lucia, trinh nữ tử đạo

    – Thứ Tư ngày    14/12:  Thánh Gioan Thánh Giá..

    – Chủ Nhật ngày 18/12:  CN IV Mùa Vọng năm A. 

    – Chủ Nhật ngày 25/12:  Chúa Giáng Sinh. Lễ Trọng.

    – Thứ Hai ngày   26/12:  T. Stêphanô, Tử Đạo Tiên Khởi.

    – Thứ Ba ngày    27/12:   T.Gioan Tông Đồ, Tác giả Tin Mừng.

    – Thứ Tư ngày    28/12:   Các Thánh Anh Hài Tử Đạo..

    – Thứ Sáu ngày  30/12:   Thánh Gia C.Giêsu,  Đ.Maria và T.Giuse.     

   – Chúc mừng Bổn Mạng: Chị Em mang Thánh hiệu: Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 08/12; -Chị em mang thánh hiệu Lucia ngày 13/12. 

Khai mạc như thường lệ 

  • SUY NIỆM  Người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng…”

           + ĐỌC         TM. CN thứ 3 M.Vọng năm A  –  Mt. 11,2-11        

           + SUY – Xã hội đương đại đã phát triển không ngừng, trong đó có ngành Y, mà cách đây hơn 2.000 năm, thời Chúa Giêsu chỉ là ước mơ.

-Người mù được thấy, + nhãn khoa ngày nay đã phục hồi chức năng “thấy” cho bao người bị đục thủy tinh thể…

Kẻ què bước đi, +khoa Phục Hồi Chức Năng đã dùng những phương tiện để bệnh nhân có thể tự mình đi lại, hoặc đến nơi mình mong cầu bằng xe lăn, đôi nạng gỗ…

Người cùi thời Chúa Giêsu là một bệnh nan y, bị xua đuổi, bị cách li…Nay hầu như đã ngăn chặn sự lây lan, và có thể hòa nhập vào đời sống cộng đồng.

Kẻ điếc hiện nay đã có những chiếc máy trợ thính giúp cho sự truyền thông, lắng nghe được thuận lợi.

            + GM.   Lời tiên tri của Đức Giêsu nay đã thành sự thật, vì con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, và được dụng nên để hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên Lời của Đức Giêsu không dừng lại ở thể lí, ở xác thân con người, mà Ngài muốn hướng con người vươn tới sự thanh thoát trong tâm hồn: – Thấy sự thật, thấy chân lí, thấy lẽ phải…-Bước đi trong nhân cách, bước đi trong tình thương, bước đến những sự thanh cao siêu thoát, bước đi trong sự công bằng nhân ái… -Người bị ngược đãi, bị xa lánh và bỏ rơi, nay được hòa nhập vào cộng đồng nhân loại, không còn kì thị…Nghe thấy âm vang của tình thương, nghe được lẽ phải, chân lí…qua nhiều ngả của ánh mắt, cử chỉ, sách báo…

+ CẦU  –  Xin cho chúng ta biết tạ ơn Chúa vì chúng ta vẫn còn đủ các giác quan. Cả khi có khuyết tật xin Chúa bù cho lòng thành tâm của chúng ta, để chúng ta có khả năng hòa nhập cùng với cộng đồng anh em. Nhất là đừng để ta bị khuyết tật về tâm hồn, khuyết tật về tình thương và bác ái,

           + HÀNH  – Chị có bao giờ nhìn, coi, xử sự với người khuyết tật một cách coi thường hay dửng dưng không?

-Nếu chị có bị khiếm khuyết, hoặc giảm thiểu khả năng một giác quan nào, chị có đón nhận trong vui tươi, hoặc nâng lên như một dịp lập công phúc không?  Chị có tập cho mình một thói quen khi gặp một người tàn tật, chị có tạ ơn Chúa cho mình được lành lặn, và cầu xin Chúa cho người đó không?

Phải chăng đó cũng là những món quà của M.Vọng, để dâng lên Chúa Hài Đồng trong Máng Cỏ Giáng Sinh.

II-   HỌC HỎI                       SỐNG MÙA VỌNG

Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp” (theo tiếng Latinh là Adventus, có nghĩa là “đến gần”), với ý nghĩa là Mùa “trông đợi”, “mong chờ”.

Theo truyền thống Giáo Hội, Mùa Vọng có bốn ý nghĩa sau:

Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô  “đã đến” lần thứ nhất.

Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế.

Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta.

– Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.

1/ Mùa Vọng là Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô  “đã đến” lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Kỷ niệm ở đây không đơn thuần là hoài niệm, không chỉ là những hình ảnh hay biến cố để ghi nhớ, nhưng là một thực tại để sống.

Mùa Vọng trước tiên là Mùa để chúng ta sống lại lịch sử ơn cứu độ của Đức Kitô trong cuộc đời mình.

Đấng Messia là Đức Kitô đã đến, ban đầu người ta cũng hồ hởi đón nhận Ngài, nhưng rồi thấy Ngài là Đấng không giống như mình nghĩ, không hành động như mình mong, không thực hiện những điều như mình muốn, nên người ta dần dần bỏ Ngài. Hơn nữa, vì quyền hành và tham vọng, vì kiêu căng và lòng chai dạ đá, nên các vị lãnh đạo tôn giáo muốn khai trừ Ngài.

Quả thật, “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”. Người Do Thái đã muốn nặn đúc Vị Cứu Tinh theo ý đồ và tham vọng của họ, muốn đúc khuôn một Vị Cứu Thế theo quan niệm và mơ ước của họ, nên đã không nhận ra hay không muốn nhận ra Ngài. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã chết cho những ảo tưởng, kiêu căng và tội lỗi của họ, và thật ra cũng là của nhân loại, của mỗi người chúng ta.

2/ Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế.  Ngày đó cũng là ngày “không ngờ”, ngày mà “Con Người sẽ ngự đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả!” để xét xử phân minh. Tuy nhiên đối với những ai có lòng tin nơi Đấng Cứu Thế, và sống theo Phúc Âm của Ngài, thì ngày đó, không đáng kinh khiếp, nhưng lại là “Ngày Giải Thoát” để bước vào miền hạnh phúc viên mãn của cuộc sống “trường sinh, vinh hiển”, một “Trời Mới Đất Mới”. Hoa quả của lòng tin chính là đức ái trong mọi tương quan hằng ngày. Tiêu chuẩn chính yếu của ngày chung thẩm không có gì khác hơn là tình yêu mến, là đức ái.

3- Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta. Không ai biết được ngày giờ nào, vì thế, hãy chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào!”.

  1. Thực tế, Mùa Vọng là mùa chúng tachuẩn bị tâm hồn xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới. Thật sự ta chẳng bao giờ xứng đáng được với chính Chúa, Đấng thánh thiện vô ngần, nhưng chỉ là bớt bất xứng hơn. Điều này đòi hỏi mỗi người cứ phải hoán cải, sửa đổi và tu chỉnh cuộc sống không ngừng, để góp phần với Chúa làm cho cuộc sống trở nên chân thật hơn, khiêm tốn hơn, yêu thương hơn, cao đẹp hơn, an bình hơn, như tiên tri Isaia đã hô hào, như Gioan Tẩy Giả đã loan báo, như trong thơ thứ 2 của T. Phêrôđã nhắc lại “Thiên Chúa kiên nhẫn đối với anh em; vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn mỗi người đi đến chỗ ăn năn hối cải …”. 

“CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2016”

Xin cầu nguyện cho chị em Hội MÂN CÔI mới qua đời

  • Đặng Thị Tuyết Bạch Hạc   Hòa Loan
  • Ngô Thị Chi Yên Lãng   Thái Nguyên
  • Đỗ Thị Mười Nỉ               Lập Trí 

    Xin cho các linh hồn trong Hội Mân Côi  đã quq đời được

nghỉ yên muôn đời. 

R.I.P

Lm. Giuse Trần Quang Vinh