Caritas Bắc Ninh trao cần câu cho người khiếm thị
Trong suy nghĩ của nhiều người, người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng là thành phần yếu thế của xã hội., không tự chủ về kinh tế và phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Tôi đã từng có những suy nghĩ như vậy. Và tất cả đã thay đổi khi tôi tham gia khóa học do tổ chức Caritas Bắc Ninh phối hợp với hội người mù Bắc Ninh tổ chức.
Caritas Bắc Ninh trực thuộc giáo phận Bắc Ninh, là nơi những con chiên của Chúa, mang tình, yêu của Ngài đến tất cả mọi người trong đó có người khiếm thị. Bằng nguồn quỹ nước ngoài, và sự giúp đỡ của giáo dân. Caritas Bắc Ninh và hội người mù, đứng ra tổ chức dự án là những lớp học dành cho người khiếm thị. Dự án có hai lớp,một là dạy máy tính cho cán bộ hội và hội viên, hai là dạy nghề tẩm quất.
Bức chân tới giáo xứ Ngô Khê – nơi học tập, sinh hoạt của học viên trong dự án.Cuộc đời tôi như bước sang một trang mới. Tin học như một chiếc chìa khóa kì diệu, mở ra cả thế giới. Sử dụng máy tính, với tôi ngày trước là điều không thể. Nhưng hiện tại tôi đã sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản, lên mạng tìm kiếm thông tin,… để phục vụ việc học của mình. Tin học, đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi về một người khuyết tật. Rằng người khuyết tật, người khiếm thị không phải là vô dụng. Chúng tôi có thể làm những công việc phù hợp với bản thân. Chúng tôi vẫn cống hiến được cho đất nước, và chẳng phải là gánh nặng của xã hội. Sau khi học xong khóa vi tính, tôi tiếp tục học thêm khóa dạy nghề tẩm quất. Và hiện tại tôi vừa học vừa làm, con đường học vấn tuy còn nhiều gian khó, nhưng tôi tin với ý trí quyết âm không gì là không thể.
Không phải riêng tôi, mà bao người khiếm thị đã được nhận những tình cảm ấm nồng của Caritas. Hàng trăm lượt người khiếm thị đã có nghề, đã có thể đi làm tự chủ về kinh tế. Thu nhập 2.000,000-4.000,000 vnđ/tháng bằng việc tẩm quất. Hàng chục học sinh, sinh viên đã học, bổ túc về máy tính để phục vụ học tập. Hội người mù tỉnh Bắc Ninh, trở thành một trong rất ít hội người mù trên toàn quốc sử dụng gmail để gửi nhận công văn. Không chỉ vậy, lớp học ở Ngô Khê, còn là nơi gặp gỡ , kết thân bạn bè cho những người mù trong tỉnh. Là nơi hồi phục chức năng, xóa đi mặc cảm. Từ đây , bao tình bạn đã chấp cánh, bao bạn trẻ đã nên duyên vợ chồng. Tất cả là nhờ Caritas.
Không trao cho chúng tôi tiền bạc, vật chất. Mà đưa cho chúng tôi những chiếc cần câu cơm. Là nghề, là kiến thức. Tiền bạc kia sẽ hết theo thời gian. Nhưng những chiếc cần câu cơm sẽ không bao giờ mất. Sau 3 năm triển khai (2013-2016), dự án đã kết thúc. Tôi mong rằng không chỉ có Caritas, mà còn nhiều tổ chức xã hội, cũng như các cá nhân khác. Sẽ đứng ra tổ chức thêm các khóa học cho người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung, bằng việc cho cần câu cơm chứ không phải những con cá.
Nguyễn Đức Nghị