Tài liệu hội Giuse và Mân Côi tháng 1 năm 2017

HỘI GIUSE

Tháng 01 – 2017

“XIN CHO CHÚNG NÊN MỘT”

 ***

               Tháng này có các ngày lễ đáng lưu ý:

    – Chủ Nhật ngày 01/01:  T. Maria Mẹ Thiên Chúa.Cầu cho hòa bình.

    – Thứ Ba ngày    03/01:   Danh Thánh Chúa Giêsu.

    – Chủ Nhật ngày 08/01:  Chúa Hiển Linh

    – Thứ Hai ngày   09/01:  Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.

    – Chủ Nhật ngày 15/01:  CN II thường niên.

    – Thứ Ba ngày    17/01:   Thánh Antôn, viện phụ.

    – Thứ Tư ngày    18/01:   Tuần cầu cho các kitô hữu hợp nhất.

    – Thứ Bẩy ngày  21/01:   T. Anê trinh nữ tử đạo

    – Chủ Nhật ngày 22/01:   CN III thường niên.

    – Thứ Tư ngày    25/01:   T.Phaolô Tông Đồ Trở Lại.

    – Thứ Năm ngày 26/01:   T.Timôthêô và T. Titô giám mục.

    – Thứ Bẩy ngày  28/01:    Mùng Một Tết  Đinh Dậu. Cầu Bình An

                                 Kính T.Tôma Aquinô, linh mục tiến sĩ HT.

Tết Nguyên Đán chúc Anh Em Giuse và gia đình năm mới:

VUI MỪNG  – HY VỌNG.

    – Chủ Nhật ngày 29/01:   CN IV thường niên. Mùng Hai Tết,

                                 Kính nhớ Tổ Tiên, ÔBCM.    

   – Chúc mừng Bổn Mạng: – Anh Em mang Thánh hiệu: Antôn (ngày 17/01),  Phaolô Trở Lại (ngày 25/01), Tôma Aquinô (ngày 28/01) 

Khai mạc như thường lệ. 

  • SUY NIỆM     CHÚA GIÊSU CHIU PHÉP RỬA

Thứ Hai ngày 09/01/2017 – Mt 3, 13-17 

           + ĐỌC:                       Mt.  3,13-17 

           + SUY :  –  Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, trước khi ra rao giảng, Ngài dã hạ mình, lội xuống sông như mọi người cho Gioan đổ nước .

+ NGẪM  :  – Mỗi người tín hữu chúng ta cũng đã được Rửa Tội, để gia nhập Hội Thánh, để trở thành con cái Chúa, là thành viên của đoàn người đông đảo đang tiến về thành Giêrusalem Thiên Quốc.

+ CẦU   : – Xin cho chúng ta luôn biết hướng về ngày Rửa Tội của mình, ngày mà chúng ta được tháp nhập vào thân mình Đức Kitô, là thành viên của Hội Thánh, là con Thiên Chúa.

+ HÀNH: – Bạn có nhìn nhận ngày Rửa Tội của Bạn là ngày quan trọng và vinh hạnh không?

– Bạn có tổ chức kỷ niệm ngày Rửa Tội cho con cái như một ngày Sinh Nhật gia nhập dân thánh Chúa không?

– Khi rửa tội cho con, là cha mẹ anh chị có ý thức để cả cha mẹ cùng đến giếng Rửa Tội giới thiệu con mình cho Giáo Hội và hiến dâng con mình cho Thiên Chúa không?

  • HỌC HỎI –  PHÉP RỬA TỘI
  1. Bí Tích Rửa Tội là gì?
    -Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để sinh ta lại làm con Ðức Chúa Trời và con Hội Thánh.
  2. Ai có thể ban bí tích Rửa Tội?
    -Linh Mục và (giáo dân cũng được khi trong trường hợp khẩn cấp).
  3. Có mấy cách Rửa Tội?
    -Có 3 cách: bằng nước, bằng máu, bằng lòng muốn.
  4. Phải Rửa Tội như thế nào?
    -Phải đổ nước trên trán người chịu phép Rửa Tội và đọc: “Tôi rửa …….. nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
  5. Ai có thể nhận Bí Tích Rửa Tội?
    – Bất cứ ai chưa được rửa tội.
    – Nếu là người lớn thì phải: Có lòng muốn, phải có lòng tin và cải thiện đời sống, phải học giáo lý.
  6. Chúng ta lãnh nhận gì khi chịu bí tích Rửa Tội?
    -Chúa ban cho ta ơn Thánh sủng, các nhân đức đối thần: tin, cậy, mến.
  7. Trong Bí Tích Rửa Tội, Chúa Giêsu tha tội nào cho chúng ta?
    -Tha tội nguyên tổ và tội riêng ta phạm.
  8. Trong Bí Tích Rửa Tội, ta hứa sự gì?
    Từ bỏ ma quỷ, những quyến rũ của ma quỷ, và những cám dỗ.
    b. Hứa sống theo giáo huấn của Chúa Kitô và Giáo Hội.
  9. Bí Tích Rửa Tội có cần thiết không?
    -Bí Tích Rửa Tội cần thiết vì tha tội nguyên tổ mà tổ tông đã truyền lại cho chúng ta để ta vào thiên đàng.
  10. Mô thức của bi tích Rửa Tội là gì?
    – “Tôi rửa …. nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
    – Lời đọc nói lên rằng con người đang bước vào sự thông hiệp vĩnh cửu với Ba Ngôi Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.
    Chất thể của bí tích Rửa Tội là gì?
    -Nước: nói lên sự rửa sạch tội và ban cho đời sống mới tức là ơn thánh.
  11. Tại sao phải lấy tên Thánh khi chịu phép Rửa Tội?
    -Ðể người chịu phép Rửa Tội có thể noi gương đấng Thánh của mình và được Người bảo hộ cách riêng.
  12. Tại sao phải cần người đỡ đầu khi chịu phép Rửa Tội?
    -Ðể người đỡ đầu có thể giúp đỡ kẻ đã chịu phép Rửa Tội về đàng thiêng liêng.
  13. Trẻ em chết khi chưa được Rửa Tội sẽ ra sao?
    -Những trẻ em này chết khi chưa phạm tội thì được sống nơi hạnh phúc tự nhiên gọi là “Lâm Bô”.
  14. Cha mẹ phải lo liệu cho con cái mình được lãnh bí tích Rửa Tội càng sớm càng hay.
  15. Bí Tích Rửa Tội ban gì cho ta?
    -Bí Tích Rửa Tội xoá bỏ tội tổ tông bằng cách cho ta đời sống ân sủng. Nó làm ta trở nên con cái Chúa và phần tử của Giáo Hội Ngài.
  16. Tại sao phép Bí Tích Rửa Tội là một tái sinh đối với ta?
    =Bí Tích là một tái sinh vì nó cho ta thông phần vào đời sống của Ðức Kitô phục sinh.
  17. Ấn tín bí tích làm gì cho ta?
    -Ấn tín Bí Tích ghi dấu trên ta để ta trở nên phần tử của Giáo Hội, ban cho ta khả năng lãnh nhận các bí tích khác và thông phần vào đời sống của Giáo Hội.
  18. Ðức tin ban cho ta khả năng nào?
    -Ðức tin ban cho ta khả năng tin Thiên Chúa phán dạy ta qua Con Ngài, và dâng hiến ta cho Ngài.
  19. Bí Tích Rửa Tội kêu gọi ta làm gì?
    -Bí tích kêu gọi ta sống như con Chúa.
  20. Ðức cậy cho ta khả năng gì?
    -Ðức cậy cho ta khả năng hướng về Chúa với lòng trông cậy sẽ được thiên đàng và những gì ta cần đến để tới thiên đàng.
  21. Ðức ái cho ta khả năng gì?
    -Ðức ái cho ta khả năng yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự vì Ngài rất tốt lành, và yêu mọi người vì Ngài.

    Thứ Tư ngày 18/01/2017 (tức 21 Chạp Bính Thân), xin mời Cha Phụ Trách Hạt và anh chị em Ban Phục Vụ Giáo Phận và Giáo Hạt hai Hội Giuse và Mân Côi, về Thị Đáp Cầu gặp mặt cuối năm bằng Thánh Lễ hồi 10g00, sau TL, mời “Ăn Tết”. (Xin các Vị Trưởng Hạt và Giáo Phận cho biết sớm số người về dự).

Xin cầu nguyện cho anh em Hội GIUSE  mới qua đời

+++

  • Phanxicô Nguyễn Văn Niên Lưỡng Quán II Trung Xuân.
  • Đaminh Bùi Văn Trương      Lập Trí    Tây Nam
  • Gioan Đỗ Trọng Long Yên Lễ  Bắc Giang
  • Giuse Nguyễn Văn Bách Sàn  – Mĩ Lộc
  • Giuse Nguyễn Văn Phẩm Xuân Hòa  Bắc Ninh
  • Vicentê Nguyễn Văn Quý Ngọc Bảo    Hữu Bằng

 

HOA   MÂN   CÔI

Tháng  01 – 2017 

“XIN CHO CHÚNG NÊN MỘT”

***

               Tháng này có các ngày lễ đáng lưu ý:

    – Chủ Nhật ngày 01/01:  T. Maria Mẹ Thiên Chúa.Cầu cho hòa bình.

    – Thứ Ba ngày    03/01:   Danh Thánh Chúa Giêsu.

    – Chủ Nhật ngày 08/01:  Chúa Hiển Linh

    – Thứ Hai ngày   09/01:  Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.

    – Chủ Nhật ngày 15/01:  CN II thường niên.

    – Thứ Ba ngày    17/01:   Thánh Antôn, viện phụ.

    – Thứ Tư ngày    18/01:   Tuần cầu cho các kitô hữu hợp nhất.

    – Thứ Bẩy ngày  21/01:   T. Anê trinh nữ tử đạo

    – Chủ Nhật ngày 22/01:   CN III thường niên.

    – Thứ Tư ngày    25/01:   T.Phaolô Tông Đồ Trở Lại.

    – Thứ Năm ngày 26/01:   T.Timôthêô và T. Titô giám mục.

    – Thứ Bẩy ngày  28/01:    Mùng Một Tết  Đinh Dậu. Cầu Bình An

                                 Kính T.Tôma Aquinô, linh mục tiến sĩ HT.

Tết Nguyên Đán chúc Chị Em Mân Côi và gia đình năm mới:

AN VUI  – THÁNH THIỆN

    – Chủ Nhật ngày 29/01:   CN IV thường niên. Mùng Hai Tết,

                                 Kính nhớ Tổ Tiên, ÔBCM.     

   – Chúc mừng Bổn Mạng: Chị Em mang Thánh hiệu: Anê  ngày 21/01. 

Khai mạc như thường lệ 

  • SUY NIỆM  Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” 

           + ĐỌC         TM. CN thứ 3 M.Thường Niên  A 

Mt. 4,12-17

           + SUY – Sám hối là một hành vi phải làm thường xuyên.

  • Sám hối là một việc dành cho mọi người.

            + GM.   -Khởi đầu cuộc rao giảng của Đức Kitô, Ngài đã hô hào dân chúng: “Anh em hãy sám hối”.

-Địa vị càng cao càng phải xét mình để sám hối.

+ CẦU  –  Xin cho chúng ta biết sám hối thường xuyên và suốt đời. Bởi lẽ chúng ta là con người, mà mọi người đều bất toàn. Có nhận ra khiếm khuyết lỗi lầm, ta mới sám hối, có sám hối ta mới sửa mình, có sửa mình ta mới mong tiến bộ.

           + HÀNH  – Chúng ta tập sám hối từ những việc nhỏ? Từ những lỗi thầm kín không ai biết, từ trong gia đình. Lời xin lỗi cũng thể hiện khiêm tốn để rồi tiến tới sám hối.

  • HỌC HỎI
  • Sự quan trọng của sám hối.

Thánh Gioan Baotixita là vị thánh Chúa chọn để dọn đường cho Đấng Cứu thế. Đối với Ngài, cách dọn đường tốt nhất là sám hối, trở về… “Ngài đi khắp vùng sông Giođan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối, để được ơn tha thứ” (Lc 3,3).

Ngài khuyên bảo và nhiều khi cũng răn đe: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: Bất cứ cây nào không sinh quả đều sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa” (Lc 3,9).

Còn Chúa Giêsu, khi khai mạc cuộc đời công khai, Người cũng đã giảng sám hối: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4,17).

Cũng như thánh Gioan Baotixita, Đức Giêsu đã khuyên nhủ và đôi khi cũng đã răn đe nghiêm khắc. Thí dụ: Khi nói về việc tháp Siloe đổ xuống đè chết 18 người, Chúa Giêsu liền áp dụng hình ảnh khủng khiếp ấy, để răn đe những ai không chịu sám hối. Người nói: “Tôi nói cho các ông biết: nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ phải chết hết như vậy” (Lc 13,5).

Ấn tượng sâu sắc nhất Chúa Giêsu để lại, để thôi thúc người ta sám hối trở về là cuộc tử nạn của Người. Người chết đau đớn tột cùng, chỉ vì để đền tội cho nhân loại, và để kêu gọi mọi người sám hối trở về, hầu được ơn tha thứ.

Từ những mạc khải trên, chúng ta có thể nói: Đoá hoa thơm đẹp nhất, mà Chúa muốn con cái Chúa dâng lên Người, đó là tấm lòng sám hối ăn năn.

Đức Mẹ cũng đã tỏ ý như vậy. Trong những lần Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, ở La Salette, ở Fatima, Mẹ đã nhắc nhở con cái Mẹ hãy sám hối trở về. Có thể nói: sám hối trở về là thứ hoa thiêng liêng, mà Mẹ ước muốn con cái Mẹ dâng lên Mẹ.

Đến lượt Hội Thánh, trong phụng vụ thánh lễ và các bí tích, cũng thường mở đầu bằng sự khuyên con cái dọn mình bằng sám hối trở về, coi sám hối trở về là của lễ thơm tho đẹp ý Chúa.

Như vậy, sám hối trở về nên được coi là đoá hoa quan trọng trong tháng dâng hoa. Đó cũng chính là niềm vui lớn.

Chúng ta nên nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: “Tôi nói cho các ông hay: Trên trời, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15,7).

Ta thấy: niềm vui lớn nhất cho cả thiên đàng là sự người tội lỗi sám hối trở về, dù chỉ là một người. Do đó ta phải nhận niềm vui lớn nhất cho cả Hội Thánh và cho chính mỗi người chúng ta, sẽ là sự chính mỗi người chúng ta sám hối trở về.

Nói như vậy là chúng ta đã hiểu phần nào sám hối trở về có nhiều cao quý và khó khăn.

2/ Những cao quý và khó khăn của sự sám hối.

Sám hối trở về không đơn giản chỉ là ăn năn tội, ghét bỏ tội lỗi, mà còn phải là bỏ con đường tội lỗi, thay đổi nếp sống không hợp đạo đức. Thí dụ: thói quen lười biếng, lòng tự mãn với lối giữ đạo hình thức, cách suy nghĩ, phán đoán hẹp hòi, vv…

Như vậy, sám hối trở về không thể là một lớp sơn mỏng bề mặt, mà phải là một sự thay đổi sâu xa trong tâm hồn. Nó tuỳ thuộc rất nhiều ở nhiều yếu tố khác nhau.

Vì thế có trường hợp, cùng trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng người này thì sám hối trở về, người kia thì không.

Một trường hợp khác. Cả hai người sám hối trở về, nhưng ít lâu sau, một người thì vững vàng trong ơn trở lại, một người thì bỏ ơn Chúa, lui dần về tình trạng cũ.

Kinh nghiệm cho thấy, trong sám hối trở về, có những cao quý mình muốn có, mà không sao có được. Có những khó khăn mình muốn vượt qua, mà không sao vượt được.

Vì thế, chúng ta cần khiêm tốn cầu nguyện. Tôi luôn xác tín: Không có ơn Chúa, người ta không thể sám hối trở về một cách đích thực được. Nhưng với ơn Chúa, mỗi người sẽ sám hối trở về một cách chân thành. Chúa giàu tình thương xót sẽ bằng lòng với sự chân thành của mỗi người chúng ta, dù việc thực hiện sự trở về toàn vẹn của ta còn quá nhiều hạn chế.\

    Thứ Tư ngày 18/01/2017 (tức 21 Chạp Bính Thân), xin mời Cha Phụ Trách Hạt và anh chị em Ban Phục Vụ Giáo Phận và Giáo Hạt hai Hội Giuse và Mân Côi, về Thị Đáp Cầu gặp mặt cuối năm bằng Thánh Lễ hồi 10g00, sau TL, mời “Ăn Tết”. (Xin các Vị Trưởng Hạt và Giáo Phận cho biết sớm số người về dự).

Xin cầu nguyện cho chị em Hội MÂN CÔI mới qua đời

+++++

  • Maria Nguyễn Thị Tình Bảo Sơn  Tây Nam
  • Maria Nguyễn Thị Hợi –     –        –      –
  • Anna Nguyễn Thị Tuyền Tiên Lục   Mỹ Lộc
  • Maria Nguyễn Thị Đôi Đức Bản   Vân Cương
  • Lm. Giuse Trần Quang Vinh
  • phụ trách hội Mân Côi và Giuse