Tài liệu hội trưởng gia đình tháng 02/2020

HỘI TRƯỞNG GIA ĐÌNH GPBN – Tháng 02.2020

HTGDGPBN T2-2020

  1. LỜI CHÚA: Mc 6,1-6
  2. SUY NIỆM:

Đức Giêsu trở về quê nhà. Người giảng dạy trong các Hội Đường. Dân chúng quá biết về quá khứ lý lịch của Người. Họ biết Ngài là bác thợ, con bà Maria và anh chị em của Ngài là bà con lối xóm với họ. Họ tự hào vì biết về quá khứ của Đấng đang nói Lời khôn ngoan, nhưng họ cũng đã vấp ngã vì Người.

Những định kiến có sẵn khiến cho người ta không thể nhận biết Chúa Giêsu. Ngài đến để rao giảng lời chân lý, đưa con người đến với niềm vui và hạnh phúc đích thật. Người ta cảm thấy nơi Lời đó chứa đựng sự khôn ngoan, đem lại nguồn sống. Thế nhưng, sự ám ảnh về quá khứ của Đức Giêsu lớn hơn Lời của Ngài. Họ đã không thể tin được Ngài. Cánh cửa đức tin đóng sầm lại trước những cái quá quen thuộc đến mức bình thường.

Người ta thường để cho những cái quen thuộc đóng kín, khiến không thể mở lòng để đón nhận cái mới, cái hay. Quá quen thuộc nên đâm ra nhàm. Vì đã quá quen nên Lời dù có khôn ngoan vẫn trở nên bình thường. Cái quá khứ đè nén cái hiện tại và làm mất cơ hội được biến đổi.

Phép lạ đã không diễn ra vì họ đã từ chối Lời của Người. Lời của Người có thể biến đổi họ, nhưng họ đã chai lỳ trước Lời khôn ngoan. Thậm chí phép lạ đã diễn ra khi Đức Giêsu đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành. Nhưng, phép lạ cũng không được tin vì sự ám ảnh quá lớn về quá khứ của Đức Giêsu. Đến độ, “Đức Giêsu cũng lấy làm lạ vì họ không tin”.

Cái mới đã không được tiếp nhận. Phép lạ đã không thể xảy ra. Dù xảy ra, nhưng cũng không được công nhận. Ngôn sứ đã bị “rẻ rúng ngay chính quê hương mình, giữa đám bà con thân thuộc và trong chính gia đình của mình”.

Lạy Chúa Giêsu! Xin cho mỗi người trưởng gia đình chúng con luôn cảm nhận cái mới nơi Lời của Chúa, để Lời ấy biến đổi tâm hồn và làm cho chúng con nên tươi mới mỗi ngày. Xin cho chúng con mở lòng trước những ý kiến của những con người quen thuộc trong gia đình, Hội Đoàn và Xứ Họ, để chúng con thấy được phép lạ Chúa đang làm từng ngày.

* Gợi ý chia sẻ:

  1. Tôi đã làm cho Lời Chúa mà tôi lắng nghe trở nên luôn mới mẻ như thế nào trong cuộc sống của tôi?
  2. Tôi đã đón nhận những ý kiến đóng góp cho gia đình, Hội Đoàn và Xứ Họ tôi như thế nào?

III. CÁC THÀNH VIÊN MỚI QUA ĐỜI:

1- Giuse Nguyễn Văn Chiện – Họ Cầu Chính – Bắc Giang

2- Phêrô Nguyễn Văn Tình – Nhà xứ An Bài

3- Vixentê Nguyễn Văn Trường – Nhà xứ Bến Cốc

4- Phêrô Nguyễn Văn Đáng – Nhà xứ Đại Lãm

5- Giuse Hoàng Văn Thiện – Nhà xứ Đồng Chương

6- Giuse Nguyễn Đức Hiểu – Họ Hương La – Tử Nê

7- Giuse Nguyễn Văn Kính – Nhà xứ Đại Từ

8- Giuse Nguyễn Văn Hiện – Nhà xứ Đại Từ

9- Phêrô Chương Văn Chinh – Họ Kim Lan – Tử Đình

10- Tôma Nguyễn Văn Quang – Họ Kim Tràng – Phúc Yên

11- Giuse Đinh Quang Thuận – Nhà xứ Yên Mỹ

  1. CẦU NGUYỆN: Kinh Nguyện Giỗ, Chầu TT hoặc Khấn Thánh Giuse (theo mẫu hàng tuần).
  2. HỌC TẬP & THẢO LUẬN:

VII- ĐƯỜNG HƯỚNG & HOẠT ĐỘNG (Tiếp theo)

  1. Tinh thần trách nhiệm:

28- Khi đã đảm nhận một công việc nào, tức khắc ta nhận nó là nhiệm vụ của ta phải gánh vác, đó là nhiệm vụ từ thánh ý của Thiên Chúa. Vì thế, ta phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách chu đáo. Khi đã quyết tâm thi hành công việc gì thì sau khi suy nghĩ kỹ càng về khả năng, cũng như về phương tiện, ta đem tất cả tin tưởng, vững chí an tâm thực hiện. Nếu có gì trục trặc, khó khăn, ta xin ý bề trên, hoặc bàn hỏi với những người tài đức và khôn ngoan, giàu kinh nghiệm.

  1. Khiêm tốn và vâng phục:

29Khiêm tốn: Không nên nói về mình nhiều quá, lúc nào cũng phô trương “cái tôi”: tôi thế này, tôi thế nọ; cố ý cho mọi người biết cái tôi của mình, thật là điều khiếm nhã. (x. Giáo Dục Nhân Bản của Lm. FX. Tấn). Càng khiêm tốn ta càng được mọi người yêu mến, kính trọng và tích cực cộng tác với ta. Đối với những người phục vụ trong Hội, ta còn phải thực hành lời Chúa Giêsu kêu gọi: “Hãy học với Ta  vì Ta  hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Thánh Phêrô cũng đã dạy: “Anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định” (x. 1 Pr 5,6).

30- Vâng phục: Vâng phục là đức tính khiến ta bỏ ý riêng để theo ý muốn của Chúa qua quyết định của cấp trên. Vì khi ta vâng phục bề trên là ta vâng phục Chúa. Tuy nhiên, ta cũng có quyền đối thoại với cấp trên trong những vấn đề mà ta thấy không khả thi. (Còn tiếp)

Lm. Đặc trách HTGĐGPBN

                                                     Fx. Nguyễn Văn Huân