Đức Thánh Cha Phanxicô công bố mở Năm Thánh đặc biệt vào cuối năm 2015

WHĐ (14.03.2015) – Ngày 13 tháng Ba 2015, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố mở một“Năm Thánh đặc biệt” gọi là “Năm Thánh Lòng Thương xót”. Năm Thánh bắt đầu với việc mở Cửa Thánh tại Đền thờThánh Phêrô vào ngày 08-12-2015, Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, và kết thúc vào ngày 20-11-2016, Đại lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ.

Đức Thánh Cha đã công bố mở Năm Thánh khi ngài giảng trong cử hành phụng vụ sám hối bắt đầu “24 giờ cho Chúa”. Sáng kiến ​​này do Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc-Âm-hoá đề ra nhằm mời gọi các giáo hội địa phương trên toàn thế giới mở cửa nhà thờ trong hai ngày 13-14 tháng Ba 2015 để các tín hữu đến lãnh nhận bí tích Hoà giải và chầu Mình Thánh Chúa. Chủ đề “24 giờ cho Chúa” năm nay là “Thiên Chúa giàu lòng thương xót” (Êphêxô 2,4).

Việc mở Năm Thánh 2015 diễn ra nhân dịp kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vatican II vào năm 1965. Điều này thậtý nghĩa, vì Năm Thánh sẽ thúc đẩy Giáo hội tiếp tục công trình mà Vatican II đã khởi sự.

Trong Năm Thánh, các bài đọc Thánh lễ Chúa nhật của Mùa Thường niên sẽ được lấy trong Phúc Âm theo Thánh Luca, người vẫn được gọi là “tác giả Phúc Âm của lòng thương xót”. Dante Alighieri thì mô tả Thánh Luca là scriba mansuetudinis Christi” (người kể lại nét dịu hiền của Chúa Kitô). Có rất nhiều dụ ngôn nổi tiếng về lòng thương xót trong Phúc Âm Thánh Luca: con chiên đi lạc, đồng tiền đánh mất, người cha đầy lòng thương xót.

Việc long trọng công bố chính thức Năm Thánh sẽ diễn ra với việc công bố Sắc lệnh tại trước Cửa Thánh vào ngày Lễ kính Lòng Chúa Thương xót – ngày lễ này do Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập và cử hành vào Chúa nhậtthứ II Phục sinh.

Trong truyền thống Do Thái cổ, Năm Hồng ân được tổ chức mỗi 50 năm, để khôi phục sự bình đẳng trong tất cả concái của Israel, tạo cơ hội mới cho các gia đình đã mất tài sản và cả tự do cá nhân nữa. Ngoài ra, Năm Hồng ân còn là lời nhắc nhớ cho những người giàu có rằng sẽ đến thời mà các nô lệ Do Thái của họ lại được bình đẳng với họ và có thể đòi lại quyền lợi của mình. “Công lý, theo Luật của Israel, trước hết là để bảo vệ những người yếu” (Thánh Gioan Phaolô II, Tertio millenio Adveniente 13).

Truyền thống Công giáo về Năm Thánh bắt đầu với Đức giáo hoàng Bônifaxiô VIII vào năm 1300. Đức Bônifaxiô VIII đã ấn định mỗi thế kỷ sẽ có một năm Thánh. Từ năm 1475, để giúp mỗi thế hệ đều được hưởng Năm Thánh, Năm Thánh thường lệ được cử hành mỗi 25 năm. Tuy nhiên, khi có một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, Đức giáo hoàng có thể công bố mở Năm Thánh đặc biệt.

Cho đến nay, đã có 26 Năm Thánh thường lệ được mở, gần đây nhất là Năm Thánh 2000. Việc mở Năm Thánh đặc biệt có từ thế kỷ XVI. Trong thế kỷ vừa qua đã có hai Năm Thánh đặc biệt: năm 1933, do Đức giáo hoàng Piô XI công bố để kỷ niệm 1900 năm Ơn Cứu chuộc và năm 1983, do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố vào dịp 1950 năm Ơn Cứu chuộc.

Hội Thánh Công giáo đã đem lại một ý nghĩa thiêng liêng hơn cho năm Hồng ân của Do Thái giáo, gồm có ơn tha thứchung, ân xá dành cho mọi người, để canh tân mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Như vậy, Năm Thánh luôn là một cơ hội để đào sâu đức tin và canh tân chứng tá Kitô giáo.

Với “Năm Thánh Lòng Thương xót”, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đặt trọng tâm nơi lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng mời gọi các tín hữu trở về với Người. Gặp gỡ Chúa sẽ giúp chúng ta biết thực thi lòng thương xót.

Nghi thức khai mạc Năm Thánh là việc mở Cửa Thánh. Cửa này là cửa chỉ được mở trong thời gian diễn ra Năm Thánh và đóng lại vào tất cả các năm khác. Bốn Đại Vương cung thánh đường ở Roma đều có Cửa Thánh, đó là các Vương cung thánh đường: Thánh Phêrô, Thánh Gioan Latêranô, Thánh Phaolô Ngoại thành và Đức Bà Cả. Nghi thức mở Cửa Thánh biểu trưng ý nghĩa: trong Năm Thánh, các tín hữu được ban cho một “con đường đặc biệt” để hưởng Ơn cứu rỗi.

Các Cửa Thánh của các Vương cung thánh đường khác cũng sẽ được mở sau khi mở Cửa Thánh Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Như một phương cách đề cao tầm quan trọng của sự tha thứ và canh tân mối tương quan của mỗi người chúng ta vớiThiên Chúa, ơn toàn xá sẽ được ban trong Năm Thánh. Ân xá là việc tha các hình phạt tạm vì tội – thường được bancho những tín hữu hành hương đến Rôma cùng với một số điều kiện khác: xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đứcgiáo hoàng và thực hiện việc những việc bác ái đơn giản như thăm viếng bệnh nhân…

Những ai không thể hành hương đến Rôma cũng có thể được hưởng ân xá bằng cách xưng tội và rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng, khi  đi viếng hay tham dự một cử hành phụng vụ chung tại một nhà thờ được Đức giám mục địa phương chỉ định.

Lòng thương xót là một chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất thường nói đến, như được thể hiện trong châm ngôngiám mục ngài đã chọn: miserando atque eligendo” (Được thương xót và được chọn). Câu này trích từ bài giảng của Thánh Bêđa về sự kiện Chúa Giêsu nhìn thấy người thu thuế Mathêu và gọi ông đi theo Người: Chúa Giêsu thấy một người thu thuế, Người nhìn ông với ánh mắt thương xót và chọn ông, Người nói với ông: Hãy theo tôi! Đây là bài giảng tôn vinh lòng thương xót của Thiên Chúa.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Dung mạo của Thiên Chúa là dung mạo của một người Cha đầy lòng thương xót, đầy nhẫn nại với chúng ta. Người thấu hiểu chúng ta, chờ đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta mà không bao giờ mệt mỏi, nếu chúng ta chạy đến với Người với tâm hồn sám hối… Lòng thương xót sẽ biến đổi thế giới. Một chút lòng thương xót thôi cũng làm cho thế giới bớt lạnh lẽo và thêm công chính” (Kinh Truyền Tin, 17-03-2013).

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 11-01-2015, Đức Thánh Cha Phanxicô còn nói: “Ngày nay chúng ta rất cần đếnlòng thương xót, Điều quan trọng là các tín hữu sống lòng thương xót ấy và đem vào các môi trường xã hội khác nhau.Anh chị em hãy lên đường! Chúng ta đang sống trong thời đại của lòng thương xót, đây là thời đại của lòng thương xót”.

Rồi trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ: “Tôi mong muốn biết bao rằng nơi nào Giáo hội hiện diện, đặc biệt là các giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo thương xót giữa lòng đại dương vô cảm!”

Trong Tông huấn Evangelii Gaudium, thuật ngữ lòng thương xót” cũng được lặp lại rất nhiều lần.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã uỷ thác cho Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc-Âm-hoá việc tổ chức Năm Thánh Lòng Thương xót.

Minh Đức

nguồn: hdgmvietnam.org