Hạnh phúc khi biết cho đi
Hạnh phúc thật khi biết cho đi chứ không không phải phải giữ chặt
Sáng thứ năm (27- 4 – 2017): Thời tiết hôm nay lại thay đổi, không còn những cơn nắng gay gắt của buổi trưa hè khiến con người ta cảm thấy khó chịu, mà thay vào đó là những cơn gió khe khẽ đong đưa, nhẹ nhàng mang theo đôi hạt mưa lâm thâm…rồi pha thêm chút gió lạnh khiến người viết cảm thấy thoải mái trong tâm trạng hân hoan.
Xe bắt đầu chuyển bánh vào lúc 7h sáng, cùng đồng hành với chúng tôi là Cha Gioakim Nguyễn Đức Thành, đại diện họ Giuse giáo họ Mai Thượng cùng một người bạn đồng hành không cùng tôn giáo. Với người viết thì vùng đất Hích chẳng xa lạ là mấy. Thế nhưng, hôm nay tôi lại thấy xao xuyến đến lạ thường . Để tới Hích, xe của đoàn phải trải qua những con đường rất khó khăn. Nó làm cho mọi người hiểu được đời sống của bà con nơi đây như thế nào? Thế nhưng, càng vào sâu bên trong, chúng tôi lại càng thấy nhẹ nhàng và ấm áp, bởi những tiếng ồn ào, tấp nập, bon chen của thành thị không còn nữa mà thay vào đó là sự yên tĩnh, không xáo trộn đến lạ thường.
Sự khác biệt càng lúc càng thể hiện rõ hơn khi tới điểm đã định trước. Tới đây mà cứ ngỡ như đang lạc vào một thế giới tại vùng Amazon bên châu Mỹ Latinh, hay là đang ngược lại thời gian của thế kỷ 17 – 18 gì đó. Nhưng thay vào đó, con người nơi đây luôn luôn có những tiếng cười rộn rã, sự thân thiện của giáo dân trao gửi cho nhau. Giáo họ Hích thuộc xã Hoà Bình – huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là một trong những giáo điểm điểm truyền giáo của giáo phận Bắc Ninh.
Thăm hỏi trò chuyện với bà con giáo dân hơn 1 tiếng đồng h. phái đoàn được cô Lâm dẫn lên một bản của người dân tộc H’mông cách đó hơn chục cây số. Xe lại tiếp tục oằn mình đi trên cung đường khúc khuỷu, gồ ghề, nhấp nhô, hết đoạn đường này đến đoạn đường khác. Nhưng chúng tôi phải vượt qua ba cây cầu treo mới có thể tới bản được. Cây cầu cuối cùng là cầu Tam Va và cũng là điểm định tới.
Trước mắt chúng tôi bây giờ là những con người chân chất, bình dị, thật thà, chịu thương chịu khó bám núi bám rừng để sinh sống. Gặp gỡ và chứng kiến cuộc sống anh chị em người H’Mông, tôi lại thầm nghĩ cuộc sống như vậy liệu có ổn không? Khi mà không cơm ăn, không quần áo mặc đủ, trong nhà chỉ vẻn vẹn có mỗi một chiếc giường, những bắp ngô, khoai và sắn… . Ngoài ra không có gì là quý giá.
Nhìn những trẻ thơ nhem nhuốc trong những bộ quần áo mong manh, chân không giầy không dép tôi thấy thật đau lòng. Dường như, cuộc sống của họ đã gắn liền với tự nhiên, chỉ đơn giản như : măng rừng, sắn, củi, ngô mà những thứ này giờ cũng chẳng dễ dàng gì với họ (họ phải đi làm cách khu tái định cư hết 30 phút bằng xe máy vì nơi tái định cư chỉ có đất dựng nhà, không có đất làm nương dẫy). Người dân tộc thường có nhiều con cái và xây dựng gia đình rất sớm. Công việc làm không ổn định vì vậy họ thường xuyên thiếu lương thực thực.
Qua đời sống của anh chị em dân tộc mà người viết thấy mình thật may mắn hạnh phúc. Cũng vậy chúng ta phải quý trọng những gì đang có, vì xung quanh ta có rất nhiều những số phận bất hạnh.
Cho dù cuộc sống khó khăn về vật chất, nhưng anh chị em dân tộc thiểu số vẫn luôn vô tư và hồn nhiên, nụ cười rạng rỡ hạnh phúc trên khuôn mặt của từng người, nhất là những em nhỏ. Bầu khí vui tươi đã xua tan đi sự mệt mọi của mọi người trong phái đoàn dù vừa phải trải qua đoạn đường dài.
Tưởng rằng đến đây để trao cho anh chị em thiểu số những món quá vật chất mà chúng tôi đã vất vả chuẩn bị và tích cóp từ nhiều tháng trước, nhưng tất cả mọi người trong đoàn có chung một cảm nhận là mình được nhận nhiều hơn từ chính cuộc sống hôn nhiên, hạnh phúc của những người mà chúng tôi đã gặp.
Những ánh mắt, những nụ cười, những cái bắt tay chứa chan tình người. Tạm biệt vùng đất thân thương cả cảnh vật lẫn con người, chúng tôi để trở về trong niềm hân hoan hạnh phúc, mỗi người trong đoàn tự hứa hẹn sẽ trở lại đây g một ngày gần nhất.
Anna