Những người thầy thầm lặng
Mục vụ là một trong những chiều kích mà ứng sinh nào cũng được đào tạo bên cạnh nhân bản, thiêng liêng và tri thức. Lúc đầu mới đến nhà ứng sinh, tôi cứ ngỡ là đi mục vụ vui lắm. Nhưng khi đi rồi tôi mới biết, tuy không nặng nhọc đối với những người mới, nhưng chúng tôi không thể cười nổi vì họ quá đáng thương. Người thì mất chân, thiếu tay và ngôi nhà của thì chẳng khác gì một chiếc chuồng gà.
Cuộc đời tàn khốc với họ, nhưng không thể tìm được nghị lực sống nơi họ. Họ luôn mang trên mình nụ cười và sự gần gũi thân tình đón tiếp chúng tôi với tất cả những gì mình có. Tuy là những người lương dân nhưng họ vẫn lịch sự gọi chúng tôi là thầy mặc dù chúng tôi chỉ đáng tuổi con cháu của họ. Theo tôi được biết thì ngày Chúa nhật chắc là ngày hạnh phúc nhất với họ, vì đây là ngày họ được sẻ chia và có người lắng nghe câu chuyện cuộc đời của mình. Tuy không thể thay thế được con cháu của họ nhưng ít nhất chúng tôi cũng giúp họ thu dọn nhà cửa, gặp gỡ, lắng nghe và nói chuyện. Họ chia sẻ:
– Ước gì ngày nào cũng là ngày Chúa nhật để có người tới thăm, bà ở đây ốm đau bệnh tật cô đơn lắm.
Thật sự, khi nghe được câu nói này của bà cụ thì chúng tôi đã suýt bật khóc nhưng không dám. Những chuyến đi mục vục này giúp chúng tôi cảm nhận những khó khăn, đau khổ và ưu tư của những mảnh đời chìm nổi. Cũng nhờ được lắng nghe những câu chuyện góc khuất cuộc đời của nhiều người, chúng tôi học được bài học cảm thông, lắng nghe và chia sẻ. Họ là những người trở nên thầy dậy cho chúng tôi về niềm vui, niềm tin vào cuộc đời. Họ giúp cho chúng tôi có thêm nghị lực mạnh mẽ để vượt qua sóng gió của cuộc đời.
Trong hành trình mục vụ, chúng tôi gặp được rất nhiều gia đình có những hoàn cảnh khổ đau khác nhau: cha mẹ li dị, bệnh tậ, tai nạn lao động… Tiếp xúc với những người ấy, nhiều lúc tôi thấy lặng người giống như những người bạn của ông Gióp vậy. Lắng nghe tâm tình của những người ấy cũng là cách mà chúng tôi đang chia sẻ nỗi đau với họ.
Càng bước đi theo Chúa cùng với sự trưởng thành về tuổi đời và được dạy bảo, chúng tôi đã dần học được cách cảm thông trong thinh lặng. Người môn đệ ngồi bên họ, lắng nghe họ, yên lặng và bình an như được chính Thiên Chúa hoạt động nơi mình. Điều ấy dậy cho chúng tôi biết không được chán nản trong nghi lắng nghe và nên mở lòng đón nhận tất cả với trái tim biết yêu thương, quan tâm đồng cảm cách tron vẹn. Đó là phẩm chất của một người ứng sinh cầm có trong thế giới hôm nay.
Trong thế giới ấy đã có biết bao con người bị tổn thương, bị coi thường, không được quan tâm, lắng nghe và coi thường, không được chữa lành. Người môn đệ biết rằng chỉ mình Thiên Chúa mới có thể giúp cách thực sự những người khổ đó, bằng cách đi vào tận chốn thâm sâu của lòng họ. Cứ sau một tuần miệt mài với chuyện đèn sách trong Nhà Ứng Sinh, anh em chúng tôi được đi ra ngoài thôn xóm để trải nghiệm mục vụ thực tế. Điều đó đã làm nên và nuôi dưỡng cho chúng tôi một tâm hồn rộng mở hơn, đón nhận hơn, biết quan tâm, lắng nghe và đồng cảm hơn với tất cả mọi người. Hơn hết điều ấy giúp chúng tôi nhận ra rằng, họ chính những người thầy tuyệt vời trong đời mình.
Minh Tuấn – Nhà thánh Phêrô Tự