Bản văn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích về việc chầu Thánh Thể liên kết với chuổi Mân côi

CHẦU THÁNH THỂ

164. Chầu Thánh Thể là một hình thức diễn tả việc thờ phượng của kitô-hữu đối với Thánh Thể, vốn đã được phổ biến một cách đặc biệt, và Giáo Hội hằng nhiệt liệt khuyến khích các vị Chủ chăn cũng như các tín hữu.

Hình thức ban đầu của việc thờ phượng này có thể nối kết với việc thờ phượng tiếp theo Thánh lễ Tiệc Ly của ngày thứ Năm Tuần Thánh, trước Mình Thánh đặt trên bàn thờ tạm. Việc thờ phượng này là cách thích hợp nhất biểu lộ tương quan giữa cử hành tưởng niệm cuộc hy tế của Chúa và sự hiện diện thường trực của Người trong Bánh Thánh. việc cất giữ Bánh Thánh và Rượu Thánh để có thể trao Của Ăn Đàng vào bất cứ lúc nào cho bệnh nhân, đã làm nảy sinh nơi các tín hữu thói quen rất đáng khen ngợi là cầm lòng cầm trí trước Nhà tạm để thờ phượng Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể (cf. Piô XII, Thông điệp Mediator Dei trong AAS 399 (1947) 568-572 ; Phaolô VI, Thông điệp Mysterium fidei trong AAS 57 (1965) 769-772 ; Bộ Nghi Lễ, Hướng dẫn Eucharisticum mysterium, nn. 49-50 trong AAS 59 (1967) 566-567 ; Rituale Romanum, De sacra commUNI0Ne et de mysteria eucharistici extra Missam, cit. 5).

Thực vậy, “niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa đương nhiên đưa tới việc biểu lộ bên ngoài và công khai niềm tin ấy. […] Cho nên lòng sùng mộ thúc đẩy các tín hữu đến với bí tích Thánh Thể cũng sẽ lôi cuốn họ tham dự sâu xa hơn vào mầu nhiệm Vượt Qua và đáp lại với lòng biết ơn ân sủng của Đấng, qua nhân tính của mình, hằng không ngừng tuôn đổ sự sống thần linh cho các chi thể của Thân Mình Người. Ở bên Đức Kitô, họ được hưởng tình thân thiết sâu xa của Người, và được gần gũi Người, họ tâm sự với Người, họ cầu xin cho chính bản thân họ, cho những người thân yêu của họ, cũng như cầu xin ơn bình an và ơn cứu độ cho thế giới. Dâng hiến trọn đời sống mình cho Chúa Cha và với Đức Kitô trtong Chúa Thánh Thần, họ được gia tăng đức tin-cậy-mến, nhờ những cuộc trao đổi tuyệt vời này. Nhờ vậy, họ nuôi dưỡng được những tâm tình chân thực khiến họ có thể cử hành việc tưởng niệm Chúa với lòng sùng mộ thích đáng và năng rước lấy Bánh Thánh này mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta” (Bộ Nghi Lễ, Hướng dẫn Eucharisticum mysterium, nn. 49-50).

165. Việc tôn thờ Thánh Thể mà những nghi thức phụng vụ và các biểu hiện của lòng đạo đức bình dân quy về, và cũng khó mà xác định giới hạn, có thể mang nhiều cách thức khác nhau (về vấn đề lãnh ân xá do chầu Thánh Thể và rước kiệu Thánh Thể, cf. EI, Aliae concessiones 7, pp. 54-55).

  • viếng Mình Thánh Chúa lưu giữ trong Nhà tạm là việc gặp gỡ Chúa cách ngắn ngủi, được thúc đẩy bởi niềm tin rằng Cháu đang hiên diện tại đây, và có đặc điểm là cầu nguyện trong thinh lặng ;
  • việc tôn thờ Mình Thánh, được đặt ra bên ngoài, theo những quy định của phụng vụ (cf. Rituale Romanum, De sacra commUNI0Ne et de mysteria eucharistici extra Missam, cit. 82-90 ; CIC can. 941), tức là để trong hào quang trong một khoảng thời gian ngắn hay dài ;
  • việc tôn thờ được gọi là Chầu lượt, cũng như việc thôn thờ được gọi là Chầu Bốn mươi giờ, động viên cả một cộng đoàn tu trì hay một hiệp hội thánh thể, hoặc cả một cộng đoàn giáo xứ, và đó là những dịp để phát huy nhiều hình thức khác nhau để làm nổi bật những cách biểu lộ lòng sùng một Thánh Thể (cf. CIC canon 942).

Trong những dịp thờ phượng này, nên khuyến khích các tín hữu đọc Kinh Thánh, vốn là một cuốn sách cầu nguyện khôn sánh, dùng những bài ca và lời nguyện thích hợp làm quen với những yếu tố đơn giản trong Các Giờ kinh phụng vụ, theo nhịp Năm phụng vụ, và cầu nguyện trong thinh lặng. Như thế, các tín hữu sẽ dần dần hiểu biết rằng họ không nên đưa những việc đạo đức tôn kính Đức Mẹ và các thánh vào trong giờ chầu Thánh Thể (cf. trả lời ad dubium ở số 62 của Hướng dẫn Eucharisticum mysterium trong Notitiae 34 (1988) 133-134 ; về việc lần chuỗi Mân Côi, xin xem ghi chú tiếp theo). Tuy nhiên, do mối liên hệ khằng khít hằng kết hợp Mẹ Maria với Đức Kitô, việc suy niệm các mầu nhiệm Nhập thể và Cứu chuộc trong Kinh Mân Côi (cf. Phaolô VI, Tông huấn Marialis cultus, 46 ; Văn thư của Bộ Phụng tự (15.01.1997) trong Notitiae 34 (1998) 506-510 ; cũng xem phúc thư của Ủy ban Xá giải tông tòa ngày 08/3/1996 trong Notitiae 34 (1998) 511) cũng có thể góp phần đem lại cho việc cầu nguyện một định hướng Kitô-học sâu xa.

(trích “HƯỚNG DẪN VỀ LÒNG ĐẠO ĐỨC BÌNH DÂN VÀ PHỤNG VỤ – nguyên tắc và định hướng” của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích ngày 17/12/2001, bản dịch của Ủy ban Văn hóa HĐGMVN tháng 12/2003).


L’adoration du Saint-Sacrement

164. L’adoration du Saint-Sacrement est une expression du culte chrétien envers l’Eucharistie, qui est particulièrement répandue, et que l’Église recommande vivement aux Pasteurs et aux fidèles.

Sa forme primitive peut être reliée à l’adoration qui suit la célébration de la Messe in Cena Domini du Jeudi Saint, devant les saintes Espèces déposées au reposoir. Cette adoration constitue une expression très élevée de la relation qui existe entre la célébration du mémorial du sacrifice du Seigneur et sa présence permanente dans les Espèces consacrées. La conservation des saintes Espèces, qui est motivée avant tout par la nécessité de pouvoir en disposer dans le but d’administrer le Viatique aux malades, a fait naître chez les fidèles l’habitude tout à fait louable de se recueillir devant le tabernacle pour adorer le Christ présent dans le Saint-Sacrement.

En effet, “la foi en la présence réelle conduit connaturellement à la manifestation extérieure et publique de cette même foi. (…) Aussi, la piété qui pousse les fidèles à se rendre près de la sainte Eucharistie les entraîne-t-elle à participer plus profondément au mystère pascal et à répondre avec reconnaissance au don de Celui qui, par son humanité, ne cesse de répandre la vie divine dans les membres de son Corps. Demeurant près du Christ Seigneur, ils jouissent de l’intimité de sa familiarité et, près de lui, ils lui ouvrent leur cœur pour eux-mêmes et pour tous les leurs, prient pour la paix et le salut du monde. Offrant leur vie entière au Père avec le Christ dans l’Esprit Saint, ils puisent à cet admirable échange une augmentation de leur foi, de leur espérance et de leur charité. Ils nourrissent donc ainsi les vraies dispositions leur permettant, avec la dévotion convenable, de célébrer le Mémorial du Seigneur et de recevoir fréquemment ce Pain qui nous est donné par le Père”.

165. L’adoration du Saint-Sacrement, vers laquelle convergent des formes liturgiques et des expressions de la piété populaire, dont il est difficile de déterminer les limites, peut revêtir diverses modalités:

  • la simple visite du Saint-Sacrement présent dans le tabernacle est une rencontre de courte durée avec le Christ, inspirée par la foi dans sa présence, et caractérisée par la prière silencieuse.
  • l’adoration du Saint-Sacrement exposé, selon les normes liturgiques, dans l’ostensoir ou la pyxide, pour une durée brève ou prolongée;
  • l’adoration désignée sous le nom d’Adoration perpétuelle, ainsi que celle dite des Quarante Heures, qui mobilisent une communauté religieuse tout entière, ou une association eucharistique, ou encore une communauté paroissiale, et qui sont des occasions de mettre en valeur de nombreuses expressions de la piété eucharistique.

Pendant ces moments d’adoration, il conviendra d’aider les fidèles à recourir à la Sainte Écriture, qui est un livre de prières incomparable, à employer des chants et des prières adaptés, à se familiariser avec quelques éléments simples de la Liturgie des Heures, à suivre le rythme de l’Année liturgique, et à demeurer dans la prière silencieuse. Ils comprendront ainsi progressivement qu’ils ne doivent pas insérer des pratiques de dévotion en l’honneur de la Vierge Marie et des Saints durant l’adoration du Saint-Sacrement. Toutefois, à cause du lien étroit qui unit Marie au Christ, la méditation des mystères de l’Incarnation et de la Rédemption du Rosaire peut contribuer à donner à la prière une orientation profondément christologique.

DIRECTOIRE SUR LA PIÉTÉ POPULAIRE ET LA LITURGIE – PRINCIPES ET ORIENTATIONS Cité du Vatican Décembre 2001