Mùa Vọng, làm gì?

“Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi” (AC 39).

Như thế Mùa Vọng không chỉ là thời gian để chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh nhưng còn là thời gian để giúp các tín hữu trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong ngày tận thế.

LƯU Ý:

  1. Trong Mùa Vọng, có thể sử dụng phong cầm cũng như các nhạc cụ khác, và chưng hoa trên bàn thờ, trong mức độ phù hợp với tính chất của mùa phụng vụ này, tuy nhiên phải liệu sao không nên đi trước niềm vui tràn đầy của lễ Giáng Sinh (CE 236).
  2. Các ngày trong tuần từ đầu Mùa Vọng cho đến hết ngày 16 tháng 12:
  3. Không được cử hành các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381);
  4. Chỉ được cử hành các lễ tuỳ nhu cầu hay ngoại lịch, nếu thật sự có nhu cầu và lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376);
  5. Được cử hành các lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay trong Sổ bộ các thánh ngày đó (IM 355b).
  6. Khi cử hành bí tích Hôn Phối trong cũng như ngoài thánh lễ, vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn, nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa phụng vụ này (OCM, số 32).

Trích trong LỊCH CÔNG GIÁO – Giáo phận Bắc Ninh