Tháng Hai – 2023

Ý cầu nguyện: Cu cho các giáo xứ. Xin cho các giáo xứ, nhờ sống tình hiệp thông thật sự, ngày càng trở nên những cộng đoàn đức tin, huynh đệ và tiếp đón những người cùng quẫn nhất.

01 Thứ Tư đầu tháng. Dt 12,4-7.11-15 ; Mc 6,1-6. X  11
02 Thứ Năm đầu tháng. DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH (LỄ NẾN). Lễ kính. MI 3,1-4 (hay Dt 2,14-18) ; Lc 2,22-40 (hay Lc 2,22-32). Thánh Gioan Têôphan Vêna Ven, linh mục, tử đạo 1861. Tr  12
03 Thứ Sáu đầu tháng. Thánh Blasiô, giám mục, tử đạo. Thánh Ansgariô, giám mục. Dt 13,1-8 ; Mc 6,14-29. X  13
04 Thứ Bảy đầu tháng. Dt 13,15-17.20-21 ; Mc 6,30-34. X  14
05 CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. Is 58,7-10 ; 1 Cr 2,1-5 ; Mt 5,13-16).

Tiên Lục chầu Thánh Thể.

X  15

GIÁO HUẤN SỐ 11

BÍ TÍCH RỬA TỘI ĐƯỢC GỌI THẾ NÀO?

Bí tích Rửa Tội được gọi theo nghi thức trung tâm mà nó được thực hiện: Rửa (tiếng Hy Lạp là Baptizein) có nghĩa là “chìm xuống”, “dìm xuống”. Việc “dìm xuống” nước tượng trưng cho việc mai táng người dự tòng vào sự chết của Đức Kitô, và từ đó họ bước ra nhờ được sống lại với Người, với tư cách là một “thụ tạo mới” (2 Cr 5,17; Gl 6,15).

Bí tích này cũng được gọi là “Phép Rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới” (Tt 3,5), bởi vì bí tích này biểu lộ và thực hiện việc sinh ra bởi nước và Thánh Thần, mà nếu không có việc đó thì “không ai có thể vào Nước Thiên Chúa” (Ga 3,5).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1214-1215).

06 Thứ Hai. Thánh Phaolô Miki và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ. St 1,1-19 ; Mc 6,53-56. Đ  16
07 Thứ Ba. St 1,202,4a ; Mc 7,1-13. X  17
08 Thứ Tư. Thánh Giêrônimô Êmilianô. Thánh Jôsêphina Bakhita, trinh nữ. St 2,4b-9.15-17 ; Mc 7,14-23. X  18
09 Thứ Năm. St 2,18-25 ; Mc 7,24-30. X  19
10 Thứ Sáu. Thánh Scholastica, trinh nữ. Lễ nhớ. St 3,1-8 ; Mc 7,31-37. Tr  20
11 Thứ Bảy. Đức Mẹ Lộ Đức. Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân. St 3,9-24 ; Mc 8,1-10. (Lễ Đức Mẹ (Tr): Is 66,10-14c ; Ga 2,1-11). X  21
12 CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II. Hc 15,16-21 ; 1 Cr 2,6-10 ; Mt 5,17-37 (hay Mt 5,20-22a.27-28.33-34a.37).

Phượng Mao + Đaminh nữ Xuân Hòa chầu Thánh Thể.

X  22

GIÁO HUẤN SỐ 12

BÍ TÍCH RỬA TỘI ĐƯỢC GỌI THẾ NÀO? (tt)

“Phép Rửa này còn được gọi là ơn soi sáng, vì những ai học biết điều này (về giáo lý) thì được soi sáng trong tâm trí”. Người được Rửa Tội, vì trong Phép Rửa họ được đón nhận Ngôi Lời là “ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), nên sau khi “được soi sáng”, họ trở thành “con cái sự sáng” và chính họ là “ánh sáng” (Ep 5,8):

Bí tích Rửa Tội “là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa… Chúng ta gọi bí tích đó là hồng ân, ân sủng, Rửa Tội, xức dầu, soi sáng, y phục bất hoại, sự tắm rửa của ơn tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Nó được gọi là hồng ân, bởi vì được ban cho những người trước đó chẳng có gì; là ân sủng, bởi vì được ban cả cho những người tội lỗi; là sự dìm xuống, bởi vì tội lỗi bị chôn vùi trong nước; là xức dầu, bởi vì bí tích này là thánh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu); là ơn soi sáng, bởi vì nó sáng ngời và chói lọi; là y phục, bởi vì nó che phủ sự xấu xa của chúng ta; là tắm rửa, bởi vì bí tích này rửa sạch; là ấn tín, bởi vì nó là sự bảo toàn và là dấu chỉ của uy quyền” (Thánh Grêgôriô Nazianzênô, Oratio 40,3-4).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1216).

13 Thứ Hai. Thánh Phaolô Lê Văn Lộc, linh mục, tử đạo 1859. St 4,1-15.25 ; Mc 8,11-13.  X  23
14 Thứ Ba. Thánh Cyrillô, đan sĩ và thánh Mêthôđiô, giám mục. Lễ nhớ. St 6,5-8 ; 7,1-5.10 ; Mc 8,14-21. Tr  24
15 Thứ Tư. St 8,6-13.20-22 ; Mc 8,22-26. X  25
16 Thứ Năm. St 9,1-13 ; Mc 8,27-33.

Tưởng nhớ cha Giuse Phạm Sỹ An (tạ thế ngày 16-2-2020).

X  26
17 Thứ Sáu. Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Trinh Nữ Maria. St 11,1-9 ; Mc 8,349,1. X  27
18 Thứ Bảy. Dt 11,1-7 ; Mc 9,2-13. X  28
19 CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần III. Lv 19,1-2.17-18 ; 1 Cr 3,16-23 ; Mt 5,38-48.

Dân Trù + Nghĩa Hạ chầu Thánh Thể.

X  29

GIÁO HUẤN SỐ 13

NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG GIAO ƯỚC CŨ TIÊN BÁO BÍ TÍCH RỬA TỘI

Trong phụng vụ Canh thức Vượt Qua, khi làm phép nước rửa tội, Hội Thánh long trọng tưởng nhớ những biến cố trọng đại trong lịch sử cứu độ, những biến cố này là hình ảnh tiên báo mầu nhiệm bí tích Rửa Tội:

“Lạy Chúa, Chúa dùng quyền năng vô hình mà làm cho các bí tích trở nên hữu hiệu lạ lùng. Và qua dòng lịch sử cứu độ, Chúa đã bao lần dùng nước do chính Chúa tạo dựng, để bày tỏ hiệu năng của Phép Rửa” (Canh thức Vượt qua, Làm phép nước, Sách Lễ Rôma, editio typica, Vaticanô 1970).

Từ tạo thiên lập địa, nước, thụ tạo khiêm tốn và lạ lùng này, là nguồn mạch sự sống và sự sinh sôi nảy nở. Kinh Thánh xem nước như được “ấp ủ” bởi Thần Khí Thiên Chúa (x. St 1,2).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1217-1218).

20 Thứ Hai. Hc 1,1-10 ; Mc 9,14-29. X  01    

– 2

21 Thứ Ba. Thánh Phêrô Đamianô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Hc 2,1-11 ; Mc 9,30-37. X  02

 

MÙA CHAY

“Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối” (AC 27).

LƯU Ý:     

  1. Trong Mùa Chay: không được chưng hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi, trừ Chúa nhật IV và các ngày lễ trọng cùng lễ kính. Có thể dùng màu hồng trong Chúa nhật IV này (CE 41 ; 252 ; 300).
  2. Các ngày trong tuần Mùa Chay:
  3. Không được cử hành các lễ ngoại lịch và các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).
  4. Chỉ được cử hành các lễ tuỳ nhu cầu nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 374).
  5. Nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:

1)- Các Giờ Kinh Phụng Vụ:

(a)- Giờ Kinh Sách: sau khi đọc bài đọc các giáo phụ lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp, đọc thêm bài đọc về vị thánh nhớ ngày hôm đó với lời nguyện về vị thánh để kết thúc.

(b)- Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (x. Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).

2)- Thánh lễ:

Linh mục cử hành thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 355a).

  1. Trong thánh lễ và CGKPV, bỏ không đọc Hallêluia mỗi khi gặp.
  2. Trong các lễ trọng và lễ kính, cũng như trong các cử hành riêng biệt, có đọc thánh thi “Lạy Thiên Chúa” (TE DEUM) và kinh Vinh Danh.
  3. Khi cử hành bí tích Hôn Phối trong cũng như ngoài thánh lễ, vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn, nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa phụng vụ này (OCM, số 32).

22
Thứ Tư. LỄ TRO. Giữ chay và kiêng thịt. Thánh vịnh tuần IV. Ge 2,12-18 ; 2 Cr 5,206,2 ; Mt 6,1-6.16-18. (Không cử hành lễ Lập Tông Toà thánh Phêrô). Tm  03

LƯU Ý:

* Về luật giữ chay và kiêng thịt:

  1. Giáo Luật điều 1251 dạy: “Thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt”.
  2. Tuổi giữ chay, theo Giáo Luật điều 1252: “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì phải giữ chay”, và điều 97 khoản 1 quy định: “Ai đã đến 18 tuổi tròn thì là thành niên”.
  3. Luật kiêng thịt “buộc những người từ 14 tuổi tròn” (Giáo Luật điều 1252).

* Về việc làm phép và xức tro:

  1. Tro làm phép hôm nay được đốt từ những lá đã được làm phép năm trước.
  2. Trong thánh lễ, sau bài Tin Mừng và bài giảng thì làm phép và xức tro. Vì vậy bỏ phần sám hối đầu lễ.
  3. Cũng có thể làm phép và xức tro ngoài thánh lễ. Trong trường hợp này, nếu tiện thì cử hành Phụng Vụ Lời Chúa, gồm ca nhập lễ, lời nguyện, các bài đọc với các bài ca như trong thánh lễ. Tiếp đến là bài giảng, rồi làm phép và xức tro. Nghi thức kết thúc bằng lời nguyện cho mọi người, tức lời nguyện các giáo dân.
  4. Ở Việt Nam, Toà Thánh cho phép chủ tế được dùng những người không có chức thánh giúp xức tro.
23 Thứ Năm sau lễ Tro. Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo . Đnl 30,15-20 ; Lc 9,22-25. Tm  04
24 Thứ Sáu sau lễ Tro. Is 58,1-9a ; Mt 9,14-15. Tm  05
25 Thứ Bảy sau lễ Tro. Is 58,9b-14 ; Lc 5, 27-32. Tm  06
26 CHÚA NHẬT I MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần I. St 2,7-9 ; 3,1-7 ; Rm 5,12-19 (hay Rm 5,12.17-19) ; Mt 4,1-11.

Tử Nê + Yên Cư (Bắc Giang) chầu Thánh Thể.

Tm  07

 

GIÁO HUẤN SỐ 14

NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG GIAO ƯỚC CŨ TIÊN BÁO BÍ TÍCH RỬA TỘI (tt)

“Lạy Chúa, ngay từ lúc vũ trụ khởi nguyên, Thánh Thần Chúa đã bay là là trên mặt nước, để từ đó nước hàm chứa năng lực thánh hoá muôn loài”.

Hội Thánh nhìn con tàu của ông Nôê là hình ảnh tiên báo ơn cứu độ nhờ bí tích Rửa Tội: “Trong con tàu ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ nước” (1 Pr 3,20).

“Chúa lại dùng nước hồng thuỷ làm hình ảnh tiên báo Phép Rửa ban ơn tái sinh, vì nước biểu thị quyền năng Chúa, vừa tiêu diệt tội lỗi lại vừa khai mở một đời sống mới” (Canh thức Vượt qua, Làm phép nước. Sách Lễ Rôma, editio typica, Vaticanô 1970).

Nếu nước nguồn tượng trưng cho sự sống, thì nước biển là biểu tượng của sự chết. Vì vậy, nước có thể là hình bóng của mầu nhiệm thập giá. Qua biểu tượng này, bí tích Rửa Tội nói lên sự hiệp thông với sự chết của Đức Kitô.

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1219-1220).

27 Thứ Hai. Thánh Grêgôriô Naracensiô, viện phụ, tiến sĩ Hội Thánh. Lv 19,1-2. 11-18 ; Mt 25,31-46. Tm  08
28 Thứ Ba. Is 55,10-11 ; Mt 6,7-15. Tm  09