Lịch phụng vụ tháng 3-2025

THÁNG BA

Ý cầu nguyện: Cầu cho các gia đình đang gặp khủng hoảng: Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình bị chia cắt tìm thấy sự tha thứ, chữa lành những tổn thương của họ, trong khi tái khám phá sự phong phú đa dạng nơi người khác dẫu rằng có những khác biệt.

 

THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

“Vào một thời kỳ khó khăn trong lịch sử Giáo Hội, Đức giáo hoàng Piô IX đã đặt Giáo Hội dưới sự bảo trợ uy quyền của Thánh Cả Giuse, và đã công bố Người là “Quan thầy của Giáo Hội Công Giáo”.

Ngoài việc tin tưởng vào sự bảo vệ chắc chắn của Thánh Cả Giuse, Giáo Hội còn tin tưởng vào gương mẫu cao quý của Ngài, một mẫu gương siêu vượt trên mọi bậc sống cá nhân, và dùng làm mẫu mực cho toàn thể cộng đoàn Kitô hữu noi theo, dù ở bất kỳ hoàn cảnh hay chức vụ cá biệt nào. Thái độ căn bản của toàn thể Giáo Hội phải là “nghe Lời Chúa với sự kính trọng”, là tuyệt đối sẵn sàng trung tín phục vụ ý muốn cứu chuộc của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Kitô.

Ngay lúc khởi đầu của công trình cứu rỗi nhân loại, sau Đức Maria, chúng ta đã có một mẫu gương vâng lời tuyệt hảo nơi Thánh Cả Giuse, một người được tiếng là luôn thi hành trọn vẹn mệnh lệnh của Thiên Chúa.

Giáo Hội biến đổi những nhu cầu này thành kinh nguyện, ý thức rằng Thiên Chúa muốn trao phó giai đoạn đầu công trình cứu chuộc nhân loại cho Thánh Giuse chăm nom. Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa ban ơn để được tín thành cộng tác vào công trình cứu chuộc; để Giáo Hội nhận được lòng tín thành và trái tim tinh tuyền đã thúc bách Thánh Cả Giuse phục vụ Ngôi Lời Nhập Thể; và để Giáo Hội tiến bước trước mặt Thiên Chúa trên đường thánh thiện và công chính, noi gương thánh Cả Giuse và qua lời cầu bầu của Người.”

(Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Người Giám Hộ Đấng Cứu Thế, 1989, số 28,30,31).

01 Thứ Bảy đầu tháng. Hc 17,1-15 ; Mc 10,13-16. X  02
02 CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IV. Hc 27,4-7 ; 1 Cr 15,54-58 ; Lc 6,39-45.

Tử Nê + Yên Cư (Bắc Giang) chầu Thánh Thể.

X  03

GIÁO HUẤN SỐ 14

VIỆC TƯỞNG NIỆM HY TẾ CỦA ĐỨC KITÔ VÀ CỦA THÂN THỂ NGƯỜI LÀ HỘI THÁNH (tt)

Hy tế Thánh Thể cũng được dâng lên để cầu cho các tín hữu đã qua đời, “cho những người đã chết trong Đức Kitô mà chưa được thanh luyện trọn vẹn”, để họ được vào hưởng ánh sáng và bình an của Đức Kitô:

“Các con hãy chôn xác này ở bất cứ nơi đâu: đừng lo lắng gì về chuyện đó; mẹ chỉ xin các con điều này, là bất cứ các con ở đâu, các con hãy nhớ tới mẹ nơi bàn thờ của Chúa.”

“Sau đó [trong Kinh nguyện Thánh Thể] chúng ta cầu cho các Giáo hoàng và các Giám mục đã an nghỉ, và cách chung, cho các tín hữu đã qua đời giữa chúng ta, vì chúng ta tin rằng các linh hồn sẽ được trợ giúp tối đa nhờ lời cầu nguyện cho họ, khi Của Lễ hiến tế thánh và đáng kính sợ đang hiện diện… Khi dâng lên Thiên Chúa những lời chuyển cầu của chúng ta cho những người đã an giấc, dù họ là những tội nhân, chúng ta dâng chính Đức Ki-tô bị sát tế vì tội lỗi chúng ta, để xin ơn giao hòa với Thiên Chúa, Bạn của loài người, cho họ và cho chúng ta.”

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1371).

03 Thứ Hai. Hc 17,20-28 ; Mc 10,17-27. X  04
04 Thứ Ba. Thánh Casimirô.

Hc 35,1-12 ; Mc 10,28-31.

X  05

 

MÙA CHAY

“Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối” (AC 27).

 

LƯU Ý:     

  1. Trong Mùa Chay: không được chưng hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi, trừ Chúa nhật IV và các ngày lễ trọng cùng lễ kính. Có thể dùng màu hồng trong Chúa nhật IV này (CE 41 ; 252 ; 300).
  2. Các ngày trong tuần Mùa Chay:
  3. Không được cử hành các lễ ngoại lịch và các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).
  4. Chỉ được cử hành các lễ tuỳ nhu cầu nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 374).
  5. Nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:

1)- Các Giờ Kinh Phụng Vụ:

(a)- Giờ Kinh Sách: sau khi đọc bài đọc các giáo phụ lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp, đọc thêm bài đọc về vị thánh nhớ ngày hôm đó với lời nguyện về vị thánh để kết thúc.

(b)- Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (x. Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).

2)- Thánh lễ:

Linh mục cử hành thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 355a).

3- Trong thánh lễ và CGKPV, bỏ không đọc Hallêluia mỗi khi gặp.

  1. Trong các lễ trọng và lễ kính, cũng như trong các cử hành riêng biệt, có đọc thánh thi “Lạy Thiên Chúa” (TE DEUM) và kinh Vinh Danh.
  2. Khi cử hành bí tích Hôn Phối trong cũng như ngoài thánh lễ, vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn, nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa phụng vụ này (OCM, số 32).
05 Thứ Tư đầu tháng. LỄ TRO. Thánh vịnh tuần IV. Giữ chay và kiêng thịt.

Ge 2,12-18 ; 2 Cr 5,206,2 ; Mt 6,1-6.16-18.

Tm  06

LƯU Ý:

* Về luật giữ chay và kiêng thịt:

  1. Giáo Luật điều 1251 dạy: “Thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt”.
  2. Tuổi giữ chay, theo Giáo Luật điều 1252: “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì phải giữ chay”, và điều 97 khoản 1 quy định: “Ai đã đến 18 tuổi tròn thì là thành niên”.
  3. Luật kiêng thịt “buộc những người từ 14 tuổi tròn” (Giáo Luật điều 1252).

* Về việc làm phép và xức tro:

  1. Tro làm phép hôm nay được đốt từ những lá đã được làm phép năm trước.
  2. Trong thánh lễ, sau bài Tin Mừng và bài giảng thì làm phép và xức tro. Vì vậy bỏ phần sám hối đầu lễ.
  3. Cũng có thể làm phép và xức tro ngoài thánh lễ. Trong trường hợp này, nếu tiện thì cử hành Phụng Vụ Lời Chúa, gồm ca nhập lễ, lời nguyện, các bài đọc với các bài ca như trong thánh lễ. Tiếp đến là bài giảng, rồi làm phép và xức tro. Nghi thức kết thúc bằng lời nguyện các giáo dân.
  4. Ở Việt Nam, Toà Thánh cho phép chủ tế được dùng những người không có chức thánh giúp xức tro.
06 Thứ Năm đầu tháng sau lễ Tro.

Đnl 30,15-20 ; Lc 9,22-25.

Tm  07
07 Thứ Sáu đầu tháng sau lễ Tro. Thánh nữ Perpêtua và thánh nữ Fêlicita, tử đạo.

Is 58,1-9a ; Mt 9,14-15.

Tm  08
08 Thứ Bảy sau lễ Tro. Thánh Gioan Thiên Chúa, tu sĩ.  

Is 58,9b-14 ; Lc 5,27-32.

Tm  09
09 CHÚA NHẬT I MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần I. Đnl 26,4-10 ; Rm 10,8-13 ; Lc 4,1-13.

Không cử hành lễ thánh Phanxica Rôma, nữ tu.

Văn Thạch + Yên Thuỷ chầu Thánh Thể.

Tm  10

GIÁO HUẤN SỐ 15

VIỆC TƯỞNG NIỆM HY TẾ CỦA ĐỨC KITÔ VÀ CỦA THÂN THỂ NGƯỜI LÀ HỘI THÁNH (tt)

Thánh Augustinô tóm tắt một cách tuyệt vời giáo lý này, một giáo lý thúc giục chúng ta tham dự ngày càng trọn vẹn hơn vào hy tế của Đấng Cứu Chuộc chúng ta mà chúng ta cử hành trong Thánh lễ:

“Chính toàn thể đô thành đã được cứu chuộc, tức là cộng đoàn và tập thể các Thánh, là một hy tế phổ quát được dâng lên Thiên Chúa nhờ vị Thượng Tế, Đấng trong hình dạng một kẻ nô lệ, đã tự hiến mình chịu khổ nạn vì chúng ta, để chúng ta trở thành Thân thể của Đấng là Đầu cao cả dường ấy… Đây là hy tế của các Kitô hữu: ‘Chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô’ (Rm 12,5). Hy tế này được Hội Thánh tiếp tục cử hành qua bí tích bàn thờ mà các tín hữu đã biết, trong đó Hội Thánh hiến dâng chính mình trong Hy tế mà Hội Thánh tiến dâng.”

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1372).

10 Thứ Hai. Lv 19,1-2.11-18 ; Mt 25,31-46. Tm  11
11 Thứ Ba. Thánh Tử Đạo Bắc Ninh: Thánh Đaminh Nguyễn Văn Cẩm, linh mục, tử đạo († 1859). Lễ nhớ (Đ).

Is 55,10-11 ; Mt 6:7-15.

Tm  12
12 Thứ Tư. Gn 3,1-10 ; Lc 11,29-32. Tm  13
13 Thứ Năm. Et 4,17k-17m.17r-17t ; Mt 7,7-12.

Kỷ niệm 12 năm ngày Đức Phanxicô được bầu làm Giáo Hoàng (2013).

Tm  14
14 Thứ Sáu. Ed 18,21-28 ; Mt 5,20-26. Tm  15
15 Thứ Bảy. Đnl 26,16-19 ; Mt 5,43-48. Tm  16
16 CHÚA NHẬT II MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần II. St 15,5-12.17-18 ; Pl 3,174,1 (hay Pl 3,204,1) ; Lc 9,28b-36.

Thiết Nham + Vân Tập (Vĩnh Phúc)  chầu Thánh Thể.

Tm  17

GIÁO HUẤN SỐ 16

SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC KITÔ NHỜ QUYỀN NĂNG

CỦA LỜI NGƯỜI VÀ CỦA CHÚA THÁNH THẦN

“Đức Kitô Giêsu, Đấng đã chết, hơn nữa đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta” (Rm 8,34) đang hiện diện trong Hội Thánh Người dưới nhiều hình thức: trong Lời của Người, trong kinh nguyện của Hội Thánh Người, “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20), trong những người nghèo khổ, những bệnh nhân, những người bị cầm tù, trong các bí tích mà chính Người là tác giả, trong Hy tế Thánh lễ và trong con người thừa tác viên. Nhưng “nhất là Người hiện diện dưới các hình dạng Thánh Thể”.

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1373).

17 Thứ Hai. Thánh Patriciô, giám mục.

Đn 9,4b-10 ; Lc 6,36-38.

Tm  18
18 Thứ Ba. Thánh Cyrillô Giêrusalem, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Is 1,10.16-20 ; Mt 23,1-12.

Tm  19
19 Thứ Tư. THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ). Bổn mạng Hội Thánh hoàn vũ, Hội Thánh Việt Nam và Hội Trưởng Gia Đình Giáo phận Bắc Ninh.

Hôm nay lễ Bổn mạng Đức cha Giuse Giáo phận Bắc Ninh, cộng đoàn cầu nguyện cho Đức cha.

2 Sm 7,4-5a.12-14a.16 ; Rm 4,13.16-18.22 ; Mt 1,16.18-21.24a (hay Lc 2,41-51a).

Tr  20
20 Thứ Năm. Gr 17,5-10 ; Lc 16,19-31. Tm  21
21 Thứ Sáu. St 37,3-4.12-13a.17b-28 ; Mt 21,33-43.45-46. Tm  22
22 Thứ Bảy. Mk 7,14-15.18-20 ; Lc 15,1-3.11-32. Tm  23
23 CHÚA NHẬT III MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần III. Xh 3,1-8a.13-15 ; 1 Cr 10,1-6.10-12 ; Lc 13,1-9. Có thể dùng bài đọc (với bài Tiền tụng) năm A: Xh 17,3-7 ; Rm 5,1-2.5-8 ; Ga 4,5-42 (hay Ga 4,5-15.19b-26.39a.40-42).  

Không cử hành lễ thánh Turibiô thành Mongrovejo, giám mục.

Phú Cường + Phượng Giáo chầu Thánh Thể.

Tm  24

GIÁO HUẤN SỐ 17

SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC KITÔ NHỜ QUYỀN NĂNG

CỦA LỜI NGƯỜI VÀ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (tt)

Cách thức hiện diện của Đức Kitô dưới các hình dạng Thánh Thể là độc nhất vô nhị. Người nâng bí tích Thánh Thể vượt lên trên các bí tích khác và vì vậy, bí tích này là “như sự trọn hảo của đời sống thiêng liêng và cùng đích của mọi bí tích.” Trong bí tích Thánh Thể cực thánh, Mình và Máu cùng với linh hồn và thần tính của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và như vậy, là Đức Kitô toàn thể (totus Christus), hiện diện một cách đích thực, thật sự, và theo bản thể. “Sự hiện diện này được gọi là ‘thật sự’, không theo nghĩa loại trừ, nghĩa là không coi các hình thức hiện diện khác như không ‘thật sự’, nhưng theo nghĩa đặc biệt, bởi vì đây là cách hiện diện theo bản thể, và qua đó Đức Kitô toàn thể và trọn vẹn (totus atque integer Christus), vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện một cách chắc chắn.”

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1374).

24 Thứ Hai. 2 V 5,1-15a ; Lc 4,24-30. Bất cứ ngày nào trong tuần này, khi cử hành thánh lễ theo Mùa Chay, có thể đọc: Xh 17,1-7 ; Ga 4,5-42. Tm  25
25 Thứ Ba. LỄ TRUYỀN TIN. Lễ Trọng.

Is 7,10-14 ; 8,10 ; Đt 10,4-10 ; Lc 1,26-38.

Tr  26

LƯU Ý: Trong thánh lễ, khi đọc kinh Tin Kính đến chỗ: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… và đã làm người”  thì bái gối (IM 137).

26 Thứ Tư. Đnl 4,1.5-9 ; Mt 5,17-19. Tm  27
27 Thứ Năm. Gr 7,23-28 ; Lc 11,14-23. Tm  28
28 Thứ Sáu. Hs 14,2-10 ; Mc 12,28b-34. Tm  29
29 Thứ Bảy. Hs 6,1-6 ; Lc 18,9-14. Tm  01   

– 03

30 CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần IV. Hôm nay có thể dùng màu hồng và được sử dụng phong cầm cũng như các nhạc cụ khác.

Gs 5,9a.10-12 ; 2 Cr 5,17-21 ; Lc 15,1-3.11-32. Có thể dùng bài đọc (với bài Tiền tụng) năm A: 1 Sm 16,1b.6-7.10-13a ; Ep 5,8-14 ; Ga 9,1-41 (hay Ga 9,1.6-9.13-17.34-38).

Phúc Yên + Yên Lãng chầu Thánh Thể.

Tm  02

GIÁO HUẤN SỐ 18

SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC KITÔ NHỜ QUYỀN NĂNG

CỦA LỜI NGƯỜI VÀ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (tt)

Trong bí tích này, Đức Kitô hiện diện nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Đức Kitô. Các Giáo phụ mạnh mẽ khẳng định đức tin của Hội Thánh vào hiệu lực của lời Đức Kitô và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần trong việc thực hiện sự biến đổi này. Thánh Gioan Kim Khẩu tuyên bố:

“Không phải người ta, nhưng chính Đức Ki-tô, Đấng đã chịu đóng đinh vì chúng ta, làm cho các lễ vật trở thành Mình và Máu Đức Kitô. Vị tư tế, hình ảnh của Đức Kitô, đọc các lời này, nhưng hiệu quả và ân sủng là do Thiên Chúa. Ngài đọc ‘Này là Mình Thầy’. Lời này biến đổi các lễ vật.”

Và thánh Ambrôsiô nói về sự biến đổi như sau:

Chúng ta hãy tin chắc rằng: “Đây không phải là vấn đề bản chất đã tạo ra, nhưng là điều lời chúc lành đã thánh hiến. Sức mạnh của lời chúc lành vượt trên sức mạnh của bản chất, vì nhờ lời chúc lành mà chính bản chất đã biến đổi.” “Lời Đức Kitô có khả năng làm ra, từ hư không, cái trước đó chưa từng hiện hữu, chẳng lẽ lời đó lại không thể biến đổi những sự vật đang hiện hữu thành những sự vật trước đó chưa có hay sao? Việc ban bản chất đầu tiên cho sự vật cũng tương đương như biến đổi bản chất của chúng.”

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1375).

31 Thứ Hai. Is 65,17-21 ; Ga 4,43-54.

Bất cứ ngày nào trong tuần này, khi cử hành thánh lễ theo Mùa Chay, có thể đọc: Mk 7,7-9 ; Ga 9,1-41.

Tm  03