Đức Tổng giám mục Fisichella giới thiệu Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”

Đức Tổng giám mục Fisichella giới thiệu Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”

Đức Tổng giám mục Fisichella giới thiệu Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm

WHĐ (28.11.2013) – Hai ngày sau khi Năm Đức Tin bế mạc, sáng thứ Ba 26-11 Phòng Báo chí Tòa Thánh đã tổ chức họp báo để giới thiệu Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui Phúc Âm) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Tông huấn là kết quả tiếp theo sau Thượng Hội đồng Giám mục về “Tân Phúcmhóa để thông truyền đức Tin Kitô giáo”, diễn ra từ ngày 07 đến 28 tháng 10 năm 2012, do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI triệu tập. Chủ trì cuộc họp báo là Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Cổ võ Tân Phúcmhóa, Đức Tổng giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hộiđồng Giám mục và Đức Tổng giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội.

Bản Tông huấn dày 222 trang, gồm năm chương và phần giới thiệu. Tiêu đề của năm chương theo thứ tự như sau: Giáo hội trở thành Giáo hội truyền giáo, khủng hoảng của sự dấn thân của cộng đoàn, công cuộc loan báo Tin Mừng, chiều kích xã hội của việc truyền giáo, những nhà truyền giáo đầy Thánh Thần.

Sau đây là những ý chính trong phần giới thiệu Tông huấn:

Nếu muốn tóm tắt Tông huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô trong vài từ, có thể nói rằng đó là một Tông huấn xoay quanh chủ đề niềm vui Kitô giáo  niềm vui giúp Giáo hội tái khám phá ngọn nguồn của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện nay.

Đức Thánh Cha Phanxicô trao cho Giáo hội tài liệu này như tấm bản đồ và bản chỉ dẫn cho sứ vụ mục vụ của Giáo hội trong tương lai gần. Đó là lời mời gọi trở về nhãn quan ngôn sứ và tích cực về thực tại nhưng không phải không biết đến các thách đốhiện nay. Đức Thánh Cha Phanxicô khơi lên lòng can đảm và thúc đẩy chúng ta nhìn về phía trước mặc cho hiện nay đang gặp khủng hoảng, một lần nữa lấy thánh giá và sự phục sinh của Chúa Kitô làm “ngọn cờ chiến thắng của chúng ta (số 85).

Nhiều đoạn trong Evangelii Gaudium đã lấy lại các Đề nghị của Thượng Hội đồng về Tân PhúcÂm-hóa để thông truyền Đức Tin Kitô giáo (tháng Mười 2012) cho thấy Thượng Hội đồng đã ảnh hưởng đến việc soạn thảo Tông huấn này như thế nào. Tuy nhiên, văn kiện này còn đi xa hơn những kinh nghiệm của Thượng Hội đồng. Đức Thánh Cha không chỉ viết ra những kinh nghiệm mục vụ trước đây của ngài, nhưng trên hết là lời mời gọi hãy nắm bắt thời điểm ân sủng mà Giáo hội đang sống để đónlấy một giai đoạn mới trong hành trình truyền giáo bằng niềm tin, lòng xác tín và sự nhiệt tâm.

Quảng diễn giáo huấn của Tông huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Phaolô VI (1975), Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnhđến v thế trung tâm của Chúa Giêsu Kitô, nhà truyền giáo đầu tiên, Đấng hôm nay kêu gọi từng người và mọi người chúng tacùng với Người tham gia vào công cuộc cứu độ (số 12). Đức Thánh Cha khẳng định  rằng “hoạt động truyền giáo của Giáo hội là mô hình cho mọi nỗ lực của Giáo hội” (số 15), do đó cần thiết phải nắm bắt thời điểm thuận lợi này để nhìn ra và sống giai đoạn mới này của công cuộc loan báo Tin Mừng (số 17). Hoạt động truyền giáo này được trình bày thành hai chủ đề làm nên nét cơ bản của Tông huấn. Một mặt, Đức Thánh Cha đề cập đến các Giáo hội địa phương bởi vì, khi sống ở ngôi thứ nhấtnhững thách đố  những cơ hội đặc trưng của bối cảnh văn hóa của mình, những Giáo hội này làm nổi bật những khía cạnh củacông cuộc tân Phúc-Âm-hoá vốn là đặc thù đối với các quốc gia của họ. Mặt khác, Đức Thánh Cha lại đưa ra một mẫu số chung để toàn thể Giáo hội, và mỗi cá nhân nhà truyền giáo, có thể khám phá một phương pháp chung phát xuất từ niềm xác tín rằng PhúcÂmhóa bao giờ cũng mang tính tham gia, chia sẻ và không bao giờ là riêng rẽ.

Bảy điểm sau đây, tập hợp trong năm chương của Tông huấn, tạo thành những trụ cột cơ bản của quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô về công cuộc tân Phúc-Âm-hoá: cải cách Giáo hội hướng vào việc truyền giáo, những cám dỗ của những người làm việc mục vụ, Giáo hội hiểu như toàn thể Dân Chúa truyền giáo, giảng và dọn bài giảng, hòa nhập người nghèo với xã hội, hòa bình và đối thoại trong xã hội, và những động lực tinh thần cho hoạt động truyền giáo của Giáo hội. Chất kết dính liên kết các chủ đề này với nhau  lòng Chúa thương xót; lòng thương xót ấy đi đến với mọi người để biểu lộ cốt lõi mặc khải của Thiên Chúa: đời sống của mỗi người có được ý nghĩa khi gặp Chúa Giêsu Kitô và khi vui mừng chia sẻ kinh nghiệm yêu thương này cho người khác (số 8).

Văn phong của Tông huấn này là rõ ràng và trực tiếp, chẳng hoa mỹ hay ngụ ý. Đức Thánh Cha Phanxicô đi thẳng vào những vấn đề của con người ngày nay, những vấn đề đòi hỏi Giáo hội không chỉ hiện diện mà thôi. Ngài đặt cho Giáo hội yêu cầu đổi mới chương trình và thực hành mục vụ theo hướng Tân Phúcmhóa. Phúc Âm phải đến với mọi người, không trừ ai. Tuy nhiên, có những người cần được ưu tiên.  Đức Thánh Cha đưa ra định hướng rõ ràng: không phải là bạn bè hay người hàng xóm giàu , nhưng  người nghèo, bệnh nhân, những người bị coi thường và lãng quên … (số 48).

Cũng như trong những thời khắc quan trọng khác trong lịch sử, Giáo hội ngày nay cảm nhận nhu cầu cần phải chú tâm đếntruyền giáo trong ánh sáng của việc tôn thờ Thiên Chúa, để thấy được những dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa. Các dấuchỉ thời đại không những đem lại sự khích lệ,  còn trở thành những tiêu chí của một chứng từ hữu hiệu (số 71). Là người đứng đầu Giáo hội, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm trung tâm của đức tin: Chúng ta đừng trốn tránh Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc, điều gì đến sẽ đến (số 3). Giáo hội của Đức giáo hoàng Phanxicô đồng hành với những con người của thời đại chúng ta trên con đường tìm kiếm Thiên Chúa và ao ước được gặp Người.

(Lược dịch từ VIS)

 

Huy Hoàng