Đức tổng giám mục Leopoldo Girelli – đại diện Tòa Thánh tại Việt nam dâng lễ ở Tam Đảo

Khi nghe đến tên Tam đảo có nghĩa là 3 hòn đảo khiến tôi ngỡ ngàng không hiểu sao trên núi lại có đảo. Nhưng khi lên đây thấy cảnh mây trời, chỉ nhìn thấy mấy ngọn núi nhô lên khỏi đám mây tôi mới hiểu được tại sao nơi đây được gọi là “Tam Đảo”. Điều này cũng làm cho tôi liên tưởng tới ba ngọn núi  trong Tin mừng đó là núi Bát Phúc, núi Tabo và núi Sọ.

Vào lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 3 năm 2017, đức tổng giám mục  đại diện Tòa Thánh tại Việt nam – Leopoldo Girelli thăm mục vụ và  dâng lễ Chúa nhật 3 mùa chay ở nhà thờ Tam Đảo. Cùng đồng tế với ngài có đức cha giáo phận Cosma Hoàng Văn Đạt sj., cha thư ký của đức tổng giám mục cùng một số cha trong giáo phận.

Đến tham dự thánh có đông đảo anh chị em giáo dân trong giáo hạt Tây Nam và một số khách du lịch hành hương.

Trước khi bắt đầu thánh lễ, đức cha giáo phận giới thiệu các thành phần  tham dự Thánh lễ với đức tổng giám mục. Sau đó cha xứ Tôma Nguyễn Văn Phùng chào mừng đức tổng, đức cha và quý khách, cũng như giới thiệu sơ lược về khu hành hương Tam Đảo.

Ngỏ lời với cộng đoàn trong thánh lễ, đức tổng giám mục khéo léo ví von  Tam Đảo – ba  hòn đảo ở Tam Đảo như là ba ngọn núi trong Phúc Âm  “Khi nghe đến tên Tam đảo có nghĩa là 3 hòn đảo khiến tôi ngỡ ngàng không hiểu sao trên núi lại có đảo. Nhưng khi lên đây thấy cảnh mây trời, chỉ nhìn thấy mấy ngọn núi nhô lên khỏi  biển mây tôi mới hiểu được tại sao nơi này được gọi là “Tam Đảo”, có lẽ duy nhất trên trái đất này chỉ ở Việt nam mới có đảo ở trên núi. Điều này  cũng làm tôi nghĩ tới tới ba ngọn núi  trong Tin mừng đó là núi Bát Phúc, núi Tabo và núi Sọ” đức tổng nói.

Chia sẻ trong bài giảng chúa nhật 3 mùa chay, đức tổng nói đến chủ đề “khao khát “ trong cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria. Ngài nói, người phụ nữ Samaria xin Chúa Giêsu loại nước uống để cho bà không bao giờ phải khát nữa. Cơn khát vọng của người phụ nữ Samaria cũng là cơn khát vọng và hạnh phúc vĩnh cửu trong tâm hồn của mọi người.

Sau đó đức tổng giám mục mời gọi cộng đoàn có thể nhận ra bản thân mình nơi người phụ nữ Samaria: “Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta, đặc biệt trong mùa chay thánh này, để trò chuyện trong tâm hồn của ta và để lắng nghe những lời nài xin của ta về tình yêu của Người”, vị đại diện của đức Thánh Cha nói.

Cũng nên biết đây là lần thứ hai đức tổng giám mục đại diện Tòa Thánh tới thăm Tam Đảo, lần trước ngài đến thăm vào ngày 24 tháng 7 năm 2016.

Thánh lễ kết thúc với kinh  nguyện: “Nữ Vương Hòa Bình” và bài hát “Salve Regina: Lạy Nữ Vương” bằng tiếng Latinh.

Đôi nét về nhà thờ và nhà khách Nữ Vương Hòa Bình Tam Đảo

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Độ cao trung bình:  1400 m, thị trấn Tam Đảo nằm trọn trong khu thung lũng hình lòng chảo.

Theo tư liệu, năm 1902, người Pháp khám phá ra thung lũng rộng 253 hecta, một ngày có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Họ nhanh chóng bắt tay biến Tam Đảo thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng bậc nhất Đông Dương, dành cho các quan chức. Dưới bàn tay của phu phen người bản xứ, dần dần Tam Đảo mọc lên 150 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ, sân thể thao, sàn nhảy, hồ bơi, nhà thờ, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng.

IMG_1546

Tam Đảo năm 1906

Đó là quyết tâm của người Pháp biến Tam Đảo mang vẻ đẹp phương Tây lãng mạn, là Đà Lạt xứ Bắc, một “Hòn ngọc Đông Dương”. Tuy nhiên, từ năm 1947-1949 chính quyền ra lệnh với cái tên là “tiêu thổ kháng chiến”, Tam Đảo hoàn toàn bị phá hủy  duy nhất ngôi nhà thờ cổ còn xót lại, nhưng tháp chuông cũng bị phá rỡ.

Nhà thờ Tam Đảo được xây dựng từ năm 1906 đến năm 1912, ban đầu nhà thờ được làm bằng gỗ, lợp lá. Đến năm 1937 nhà thờ chính thức được xây dựng lại kiên cố bằng đá, lúc này có tu viện và có hằng trăm vị ẩn tu.

Từ năm 1954, chính quyền trưng dụng nhà thờ vào việc công và phá rỡ phần tháp chuông. Có những thời kỳ nhà thờ được dùng làm quán Bar, vũ trường, ăn uống, vui chơi giải trí, đúng nghĩa là một nơi buôn bán, cũng có thể nói là từ hang trộm cướp. Nhờ ơn Chúa,  ngày lễ thánh Đaminh năm 2008 (ngày 8 tháng 8), nhà thờ và một phần nhỏ đất được trao trả cho giáo xứ Vĩnh Yên. Đức cha giáo phận đã dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa,  thánh hiến lại nhà thờ và đặt tên  “Nữ vương Hòa bình”.

Kể từ khi thánh hiến lại đến nay, nhà thờ dần được tu sửa lại, tháp chuông được xây dựng lại. Năm 2015, giáo phận xây thêm nhà hành hương Tam Đảo để phục vụ cho khách hành hương,  tĩnh tâm và nghỉ ngơi. Nhà hành hương Tam đảo được khánh thành vào ngày  lễ thánh Đaminh (8 tháng 8) năm 2016 và được đặt tên: Nhà Khách Nữ Vương Hòa Bình.

1 (1) 1 (2) 1 (3) 1 (4) 1 (5) 1 (6) 1 (7) 1 (8) 1 (9) 1 (10) 1 (11) 1 (12) 1 (13) 1 (14) 1 (15) 1 (16) 1 (17) 1 (18) 1 (19) 1 (20) 1 (21) 1 (22) 1 (23) 1 (24) 1 (25) 1 (26) 1 (27) IMG_0... (1) IMG_0... (2)

Xương Giang