Tài liệu Hoa Mân Côi và Hội trưởng gia Giáo phận tháng 9.2024

Trong tháng này, anh chị em hãy cầu nguyện cho mọi người trên thế giới biết tôn trọng và gìn giữ những chuẩn mực đạo đức. Đừng lạm dụng quyền tự do của con người mà làm đảo lộn những chuẩn mực đạo đức và trật tự trong xã hội. Xin Chúa cho mọi người biết đề cao đời sống tâm linh và những giá trị đạo đức, để định hướng cho sự sống đời đời của mình.

HOA MÂN CÔI Tháng 09.2024

File PDF A4 File PDF A5 File Word A4 File Word A5

HỘI TRƯỞNG GIA ĐÌNH – Tháng 9.2024

File PDF File Word

    

HOA MÂN CÔI Tháng 09/ 2024

***

Ý nguyện: Trong tháng này, chị em hãy cầu nguyện cho mọi người trên thế giới biết tôn trọng và gìn giữ những chuẩn mực đạo đức. Đừng lạm dụng quyền tự do của con người mà làm đảo lộn những chuẩn mực đạo đức và trật tự trong xã hội. Xin Chúa cho mọi người biết đề cao đời sống tâm linh và những giá trị đạo đức, để định hướng cho sự sống đời đời của mình.     

I . ĐỌC TIN MỪNG    Mt 7, 13-14 (Tin mừng Matthêu chương 7 từ câu 13 đến câu 14. Mọi người đọc chung, đọc chậm rãi ít nhất là 3 lần và tinh lặng ít phút sau mỗi lần đọc).

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

13 “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. 14Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”

  1. GỢI Ý CHIA SẺ
  • Nội dung đoạn Tin mừng trên, Chúa nói về điều gì ?
  • Chúa nói về: Hai loại cửa. Cửa hẹp thì đưa tới sự sống. Trái lại, cửa rộng thì dẫn tới sự chết.
  • Qua đoạn Tin mừng trên đây, Chúa nói gì với tôi ?
  • Chúa mời gọi tôi phải ra sức phấn đấu vào qua được cửa hẹp. Vì cửa hẹp thì đưa tới sự sống, còn cửa rộng thì dẫn tới diệt vong. Chúa còn cho tôi thấy rằng: Cửa rộng thì rất đông người đi qua. Trái lại, cửa hẹp thì chẳng mấy ai thiết tha tìm đến để đi vào.
  • Cửa rộng hay cửa hẹp mà Chúa nói ở trên, không phải Ngài bảo tôi hiểu rộng, hẹp theo chiều không gian vật lý, mà là rộng hẹp về khuôn khổ, kỷ luật và những chuẩn mực đạo đức, những phẩm tính thích hợp với Nước Trời mà ta phải thực hiện trong đời sống hàng ngày.
  • Chúa mời gọi tôi như vậy, tôi đã làm được gì ?
  • Chúa mời gọi như vậy, nhưng thế giới hôm nay, ai cũng muốn sống tự do, không muốn ép mình vào khuôn khổ, kỷ luật, không muốn bị ràng buộc bởi bất cứ chuẩn mực đạo đức nào. Bởi vì, sống như thế nó sẽ làm cho con người mất đi sự tự do cá nhân.
  • Theo tính tự nhiên, con người rất muốn sống buông thả và không muốn bị ràng buộc vào bất kỳ luật lệ nào, không bị phụ thuộc vào bất kỳ ai và cũng không muốn thần thánh nào kiểm soát lương tâm của mình. Thế nhưng, nếu không có luật lệ, thế giới sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất trật tự và vô tổ chức. Nếu con người sống buông thả, không còn chuẩn mực đạo đức, con người sẽ giống như loài súc vật. Nhiều khi tôi cũng suy nghĩ và muốn sống như thế.
  • Thế giới hôm nay đang dần dần loại bỏ thần linh và bãi bỏ những chuẩn mực đạo đức xã hội ra khỏi đời sống con người. Họ coi sự tự do cá nhân là trên hết và muốn làm gì thì làm miễn là thoả mãn sở thích của mình mà không cần quan tâm tới bất kỳ chuẩn mực đạo đức nào. Nhiều lúc tôi cũng rơi vào tình trang như vậy.
  • Trước đây ăn mặc kín đáo, tránh hở hang. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo cũng dạy các tín hữu về cách ăn mặc, để tránh gây chia trí, gây dịp tội cho người khác. Thế nhưng, nhiều lúc tôi cũng rơi vào trào lưu tục hoá của xã hội, tôi cũng chê bai cách ăn mặc truyền thống là quê mùa, lạc hậu. Nên, nhiều khi tôi cũng ăn mặc thiếu tế nhị, gây chia trí, khó chịu cho người khác.
  • Trước đây xăm trổ thì bị coi là hạng người thuộc giới giang hồ, dân “xã hội”. Bây giờ, lại coi là thời trang, nghệ thuật.
  • Trước đây cắt tóc chỉ cần khác người một chút thôi, thì sẽ bị mọi người chế giễu. Bây giờ một mình một kiểu thì cho là người có bản lĩnh, cá tính…
  • Trong đời sống gia đình, Giáo hội luôn mời gọi vợ chồng sống chung thuỷ, thì ngày nay ly dị, hay sống chung chạ đang là kiểu sống thức thời.
  • Luật Giáo hội cấm phá thai dưới mọi hình thức, trực tiếp hay gián tiếp. Bây giờ, nhiều người Công giáo ủng hộ phá thai và cho rằng đó là quyền của con người.
  • Tại nhiều quốc gia trên thế giới, người ta quan tâm tới súc vật hơn con người. Cụ thể, có những bệnh viện, những siêu thị chỉ dành riêng cho việc chăm sóc thú cưng. Trái lai, những người vô gia cư, những người nghèo sống đầu đường só chợ, thiếu cơm ăn, áo mặc, thuốc men… thì chẳng ai để ý.
  • Hiện thời tại Mỹ, giết một con chó thì bị tù ngay tức khắc, nhưng giết một con người qua hình thức phá thai thì coi đó là quyền hợp pháp của con người. Như thế, mạng con người không bằng con chó sao ?
  • Và còn biết bao nhiêu điều nghịch lý, biến dị khác nữa, nó đang làm băng hoại đạo đức, làm tục hoá sự thánh thiêng và làm đảo lộn tôn ti trật tự xã hội thuộc mọi lãnh vực. Những hình thức đó đang lôi cuốn con người lăn xả vào một cách điên cuồng mà không còn nhận thức được đâu là chuẩn mực đạo đức, đâu là lề luật của Thiên Chúa. Họ sẵn sàng hùa theo. Đây chẳng phải là chen chúc nhau vào qua cửa rộng sao ? Nhiều khi tôi cũng theo trào lưu thế tục để bước vào cửa rộng đó.
  • Tôi có quyết tâm thực hành những điều Chúa đòi hỏi tôi không ?
  • Đứng trước những trào lưu tục hoá đang làm đảo lộn về chuẩn mực đạo đức và những sự tự do phóng túng, tự do quá chớn, tôi không thể hùa theo đám đông để bước qua cửa rộng mà dẫn tới diệt vong đời đời.
  • Từ nay, tôi sẽ quyết tâm trỗi dậy để căn chỉnh lại lối sống của tôi cho phù hợp với ý Chúa, với Luật Chúa, luật Giáo hội và với những chuẩn mực đạo đức đã có từ ngàn đời do tiền nhân để lại. Như thế, tôi mới thực sự bắt đầu bước qua cửa hẹp để vào được Nước Trời, nơi mà Chúa đang chờ đợi và mời gọi tôi trở về để hưởng hạnh phúc với Ngài. Amen.    

       * Cầu nguyện cho chị em đã được Chúa gọi về trong tháng.

1- Maria Nguyễn Thị Báo, Giáo họ Đồn Hang, Giáo xứ Vân Cương

2- Maria Nguyễn Thị Bàn, Giáo họ Đại Lợi, Giáo xứ Phúc Yên

3- Maria Nguyễn Thị Nụ, Họ Nhà xứ, Giáo xứ Yên Thịnh

4- Maria Đào Thị Quý, Họ Nhà xứ, Giáo xứ Tân Cương

5- Maria Đào Thị Hồng, giáo họ Đất Đỏ, Giáo xứ Đồng Chương

6- Maria Nguyễn Thị Thanh, Họ Nhà xứ, Giáo xứ Ngô Khê.

7- Maria Mai Thị Liễu, Giáo họ Phú Thịnh, Giáo xứ Yên Thịnh.

*Lưu ý: Vì đầu tháng 10 có lễ Mân Côi, Bảo Trợ Giáo phận, nên Giáo hạt Thái Nguyên sẽ tập trung về TTTM Từ Phong lúc 16h30 Thứ Bảy, ngày 28/09/2024, để học hỏi, chia sẻ Lời Chúa => 18h30 dâng hoa kính Đức Mẹ. => 19h00 Thánh lễ.

Lm. Phêrô Mai Viết Thắng

Đặc trách Hội Mân Côi Giáo Phận Bắc Ninh

 

HỘI TRƯỞNG GIA ĐÌNH GPBN – Tháng 09/2024

LỜI CHÚA: – Thứ 4 sau CN XXII TN: Lc 4,38-44.

SUY NIỆM:

Hôm nay, Tin mừng mời gọi ta chiêm ngắm phép lạ chữa lành của Chúa Giêsu trong đời thường. Vào ngày Sa-bát, sau khi vừa giảng dạy và xua trừ ma quỷ trong hội đường, Đức Giêsu lại đến ngay nhà người môn đệ thân tín và chữa lành cho bà mẹ vợ của ông. Khác với khi trừ quỷ, lần này, Người đã tiến lại, cúi xuống, gần bà hơn và ra lệnh cho cơn sốt biến mất. Không chỉ chữa lành mẹ vợ của Phêrô, đông đảo những người đau yếu cũng kéo đến với Người, họ đến với đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền. Người cũng đặt tay lên từng bệnh nhân và chữa cho họ. Dường như việc chữa lành trở nên hết sức bình thường, mộc mạc, bình dị, chứ không mang tính phô diễn một khả năng kỳ vĩ.

Có lẽ đó là cách Thiên Chúa vẫn đang can thiệp vào cuộc sống của mỗi người chúng ta. Ngài đang cố chạm đến mỗi người. Những phép lạ xảy ra không chú trọng đến vẻ kỳ vĩ, lớn lao bề ngoài, mà là những “tác động – đụng chạm” của Thiên Chúa nơi con người, là cuộc tiếp xúc gặp gỡ của con người và Thiên Chúa: Chúa Giêsu cầm tay bà mẹ vợ của thánh Phêrô, Người đặt tay trên các bệnh nhân. Thiên Chúa đã gặp gỡ con người như thế, và Chúa luôn muốn đưa con người đến tình trạng tốt hơn, đến một cuộc sống tốt hơn. Đó là cách Thiên Chúa tác động lên đời sống thường ngày của chúng ta.

Ngang qua những phép lạ này, ta nhận ra Thiên Chúa cũng đã thực hiện bao nhiêu phép lạ trong cuộc sống của ta: những điều may lành ta nhận được hằng ngày, những khó khăn ta có thể vượt qua, những lần thoát hiểm nguy, những lần vượt qua kinh nghiệm đau khổ, những hàn gắn trong gia đình, những chữa lành trong các mối tương quan…, mọi thứ ấy chẳng phải là những can thiệp lạ lùng của Chúa trong đời sống của ta sao? Những điều ấy thật lạ lùng nhưng lại rất đỗi bình dị, thân quen nên dường như ta không thể nhận ra được. Hơn nữa, những phép lạ Chúa thực hiện không phải vì để nổi danh, không phải vì vinh quang, nhưng chỉ vì lòng thương xót dành cho ta. Điều Chúa muốn nơi bà mẹ vợ ông Phêrô là bà được phục hồi và chỗi dậy để đón tiếp, mời Chúa và các môn đệ dùng bữa. Có lẽ Chúa cũng muốn chúng ta, nhờ phép lạ đời thường, ra đi phục vụ những người xung quanh, nhất là những người thân cận, những người cạnh bên, những người trong gia đình, hàng xóm láng giêng của mình.

Lạy Chúa Giêsu, giữa những bộn bề của cuộc sống, giữa những lo toan của cuộc đời, xin giúp mỗi trưởng gia đình chúng con, những con người chểnh mảng, biết nhận ra sự lạ lùng, diệu kỳ nơi những phép lạ rất đỗi bình thường mà Chúa đã và đang thực hiện nơi cuộc đời chúng con. Nhờ thế, chúng con biết mang tình yêu của Người đến với những người xung quanh ngang qua việc dấn thân phục vụ của từng người chúng con.

* Gợi ý suy niệm và chia sẻ:

– Tôi có tin Thiên Chúa đã thực hiện nhiều lần “tác động – đụng chạm” nơi tôi hay không?

– Thiên Chúa đã và đang thực hiện những phép lạ nào trong cuộc đời tôi ngay lúc này?

– Tôi đã gặp gỡ và khám phá ra Thiên Chúa như thế nào ngang qua những phép lạ ấy?

III- CẦU NGUYỆN CHO CÁC THÀNH VIÊN MỚI QUA ĐỜI:

1- Giuse Bùi Minh Cường – Họ Khe Mo, xứ Thái Nguyên

2- Giuse Nguyễn Văn Khanh – Họ La Đao, xứ La Tú

3- Giuse Ngô Văn Hòa – Họ nhà xứ Tân Cương 

4- Phêrô Nguyễn Văn Thọ – Họ Tam Giang, xứ Thái Nguyên

5- Giuse Nguyễn Văn Lác – Họ nhà xứ Đại Lãm

6- Giuse Nguyễn Văn Dầu – Họ nhà xứ Đại Lãm

7- Đaminh Nguyễn Văn Tường – Họ nhà xứ Yên Lễ

8- Giuse Nguyễn Đức Tòng – Họ nhà xứ Tử Nê

9- Giuse Nguyễn văn Tứ – Họ Hương La, xứ Tử Nê

10- Vicentê Nguyễn Văn Doãn – Họ nhà xứ Lập Trí

11- Giuse Nguyễn Văn Hồng – Họ nhà xứ Bến Đông

12- Phêrô Nguyễn Văn Bình – Họ Trung Xuyên, xứ Trung Xuân

13- Giuse Nguyễn Văn Thuận – Nhà xứ Đại Điền

14- Giuse Phan Văn Đoàn – Nhà xứ Yên Mỹ

IV- HỌC TẬP: GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA: NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐỨC TIN (tiếp theo)

Cuối cùng, vì đức tin là sự gắn bó toàn diện con người với Thiên Chúa, nên không thể chỉ ngưng lại ở những hiểu biết xuông mà phải dẫn tới hành động. Chính vì thế, thánh Gioan nói đến việc “thực thi chân lý” và thánh Gia-cô-bê gọi “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17). Người tín hữu luôn luôn tự cảnh giác vì Lời Chúa nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu. Những chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Đức tin như ta vừa tìm hiểu là đòi hỏi cần thiết để được cứu độ, như Đức Giêsu đã nói với các môn đệ khi Ngài từ cõi chết sống lại “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin mừng cứu độ cho mọi loài thọ tạo, Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu độ, còn ai không tin, sẽ bị kết án” (Mc 16,15-16). Ơn cứu độ ấy sẽ hoàn thành trong ngày sau hết nhưng ngay từ bây giờ, đức tin cho ta nếm hưởng ánh sánh vĩnh cữu, “bảo đảm cho những điều ta hi vọng” (Dt 11,1). Vì thế, đức tin là khởi điểm của cuộc sống vĩnh hằng.

Lm. Đặc trách HTGĐ GPBN

Fx. Nguyễn Văn Huân

Tin liên quan