“Thật là đẹp nếu Ấn độ có một Hồng Y từ giai cấp cùng đinh dalit”
Cha Rosario là một thần học gia nổi tiếng, một nhà văn, nhà hoạt động xã hội và hiện tại là giám đốc của Dhyana Ashram ở Mylapore. Cha cũng là giáo sư thỉnh giảng tại 45 học viện và đại học và là người sáng lập 4 phong trào: “Dhanam” nghĩa là trao tặng, hiến tặng máu và các cơ phận; JEPASA, “Các mục tử dòng Tên ở Nam Á”, để linh hoạt mục vụ xã hội; IGFA, “Gia đình thánh Inhaxiô”, cho linh đạo thánh Inhaxiô; và MANITHAM (“nhân loại”) cho việc phân tích và hoạt động chính trị.
Cha Rosario giải thích: “Việc chọn một Hồng y từ giai cấp dalit sẽ cùng ở trong cùng quan điểm của Công đồng Vatican II, mang Giáo hội bao gồm hơn và đối thoại hơn với cuộc sống và trong sứ vụ, như thế trở nên Công giáo hơn.” Cha Rosario nói thêm: “Một Hồng y từ giai cấp dalit, đến từ cộng đồng bộ tộc, có thể sẽ rất quan trọng đối với chúng tôi, đặc biệt trong bối cảnh quốc gia cực đoan hiện nay.”
Cho đến nay, Ấn độ có 13 Hồng y, kể từ Đức Hồng y Valerian Gracias, Tổng Giám mục Bombay, vào năm 1953. Các Hồng y đại diện cho các cộng đoàn ở các vùng và các nghi lễ trong Giáo hội Ấn độ.
Cha Rosario đã phục vụ 18 năm giữa các người thuộc giai cấp dalit, những người nghèo trong các vùng quê xa xôi và các khu ổ chuột. Cha được mọi người biết đến như “Linh mục chân đất” bởi vì cha từ chối mang giày dép, như dấu hiệu sự liên đới của cha với những người dalit mà theo truyền thồng giai cấp ở Ấn độ họ không có quyền mang giày dép.
Giai cấp dalit chiếm 65% số tín hữu Công giáo. Dalít, nghĩa là bị đàn áp, nhưung cũng nghĩa là “không được chạm đến”, họ không nằm trong hệ thống giai cấp hoặc nằm ở cấp thứ 5 theo hệ thống tôn giáo và xã hội Ấn giáo. (Agenzia Fides 17/2/2018)
Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican