Đến Á Châu, Đức Thánh Cha Sẽ Gặp Một Giáo Hội Truyền Giáo
Trả lời phỏng vấn của trang thông tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, ông Buonomo nói, về cuộc viếng thăm này, trước hết ông nghĩ đến cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với Giáo hội ở những quốc gia mà theo ông gọi là ái nữ của công cuộc truyền giáo, loan báo Tin Mừng cho các quốc gia khác, nhưng ngày nay lại cảm thấy cần truyền giáo trong bối cảnh trong đó có sự chung sống của các truyền thống tôn giáo và triết học khác nhau. Bối cảnh này đòi hỏi Kitô giáo phải tìm kiếm những phương tiện ngày càng phù hợp với “thời gian và địa điểm” để có thể giải thích tốt hơn hơi thở của Chúa Thánh Thần và biến thành một điều gì đó thực tế và cụ thể.
Về cơ bản, đó sẽ là việc đọc những kinh nghiệm được thực hiện tại chỗ, được soi sáng bởi ý tưởng hiệp thông của Giáo hội: dù nhỏ bé đến đâu, các Giáo hội đó là một phần của kế hoạch và một thực tế vượt biên giới. Đọc lại lịch sử hiện diện của Kitô giáo sẽ có nghĩa là đề cập đến những cách thức thông truyền và loan báo “hạt giống Lời Chúa”, thường là kết quả của những hy sinh to lớn.
Một khía cạnh khác liên quan đến cuộc viếng thăm, theo Tổng Tư vấn Quốc gia Thành Vatican, là về quan hệ với các chính phủ. Đây chắc chắn cũng là việc thể hiện cái nhìn tôn giáo của đa số hoặc ít nhất là liên kết với chúng và do đó việc tìm kiếm không gian cần thiết cho các Kitô hữu, để họ có thể đóng góp xây dựng xã hội và không bị coi là mối nguy hiểm, và không bị áp đặt bởi các học thuyết, tầm nhìn hoặc ý tưởng.
Hơn nữa, ở những quốc gia này, Giáo hội đang dấn thân trong các lĩnh vực như y tế giáo dục, cho thấy một sự hợp tác với chính phủ. Thực tế, công cuộc rao giảng Tin Mừng luôn đi cùng việc thăng tiến con người một cách hiệu quả trong bối cảnh họ đang sống, để phẩm giá con người được thể hiện ở mọi cấp độ, như khả năng thực hiện được những khát vọng, bắt đầu từ chiều kích đức tin.
Ông nói thêm: “Những bình luận về chuyến tông du đến ‘vùng ngoại ô’ của châu Á và châu Đại Dương có vẻ hạn chế. Chạm vào các quốc gia, tức là các dân tộc và con người, như Indonesia, Papa New Guinea, ĐôngTimor và Singapore có nghĩa là đi vào trung tâm các nền văn hóa, lối sống trong đó việc hội nhập Tin Mừng và biểu lộ đức tin Kitô giáo đã trở thành một thực tế ngày nay”.
Do đó, theo ông Buonomo ý tưởng về chuyến tông du là hướng tới một thực tại xã hội, nơi kinh nghiệm của Giáo hội rất năng động, nhưng không dễ dàng được trình bày và thực hiện bởi chiều kích thể chế và sự tham gia trong các quá trình ra quyết định. Đó sẽ là cách để Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ và khuyến khích các Kitô hữu hiện diện ở khu vực biên giới giữa hai lục địa, nhưng trên hết mang lại khả năng đọc được những Giáo hội, dù nhỏ bé, nhưng có tác động không phải là thứ yếu: chỉ dữ liệu về ơn gọi sống đời tu sĩ khiến mọi người suy ngẫm và tin tưởng nhìn về tương lai.
Ông Buonomo cũng nhấn mạnh rằng các Kitô hữu là thành phần thiểu số, nhưng có khả năng giải quyết những thách đố mà châu Á và châu Đại Dương, được kêu gọi phải đối diện hàng ngày. Đây là những nhu cầu cần thiết và tuy nhiên có thể thay đổi, nếu chúng ta nghĩ về sự khác biệt từ quan điểm kinh tế xã hội giữa các thực tế như Indonesia và Singapore, với Papua New Guinea hay Đông Timor hoặc câu hỏi sâu sắc về quyền và tự do, hay vấn đề môi trường tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị suy thoái và bị khai thác ồ ạt.
Nguồn: vaticannews.va/vi