Đức Hồng Y Gioan Thang Hán : Thật không hợp lý khi phản đối cuộc thương thảo Vatican-Trung Quốc

Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, nguyên giám mục Hồng Kông,  người vừa lên tiếng ủng hộ một đề nghị về việc bổ nhiệm các giám mục giữa Vatican và Trung Quốc nói, ngài tin rằng chính phủ Trung Quốc nhìn chung đã cởi mở hơn, và một thỏa thuận  phù hợp sẽ giúp mang lại sự cởi mở và thống nhất với Giáo hội.

Đức Hồng Y Gioan Thang Hán  đã có bài phát biểu tại một hội nghị có chủ đề: “Kito giáo trong xã hội Trung Quốc: Thực tại, Tương tác và Hội nhập văn hóa” diễn ra từ ngày 22-23 tháng 03 vừa qua tại Đại học Giáo Hoàng Gregoria, Roma.

Đức Hồng Y Gioan Thang Hán là một trong hai hồng y của Giáo hội Trung Quốc, người kia là đấng tiền nhiệm, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân. Trong khi Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân luôn luôn không đồng tình với hướng giải quyết trên thì ngược lại Đức Hồng Y Gioan Thang Hán  lại có quan điểm khác. Trong một cuộc phỏng vấn với một số nhà báo, trong đó có hãng CNA, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán  nói rằng việc phản đối  hiệp định đó là “không hợp lý,” bởi vì thỏa thuận  nhằm tới sự hiệp nhất. Đức Hồng Y gọi thoả thuận đó là  “nhìn vào thực tại” hay “tầm nhìn xa” và đôi khi cho thấy  hy sinh là cần thiết để cho người Công giáo trở thành ” người một nhà”. Thỏa thuận này được cho là tuân theo mô hình thỏa thuận của Vatican với chính phủ Việt Nam, đồng ý để Toà Thánh tiếp nhận các giám mục từ một số ứng cử viên do chính phủ đề cử – có tin đồn là “sắp xảy ra”. Trong bài đăng trên blog cá nhân gần đây, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã chỉ ra rằng thỏa thuận này có thể được ký ngay vào ngày 23 tháng 3 hoặc ngày 27 tháng 3 này. Nếu thỏa thuận thành sự thật, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cho biết ngài sẽ “rút lui trong thầm lặng” và sẽ ” ở ẩn và cầu nguyện” nhưng ngài sẽ không phản đối Đức Giáo Hoàng. Trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho biết ngài không muốn suy đoán về thời điểm thỏa thuận có thể xảy ra, nhưng ngài nói ngài “lạc quan” là cuối cùng nó sẽ xảy ra.

Dưới đây là một vài trả lời phóng vẩn của Đức Hồng Y Gioan Thang Hán  với các nhà báo:

Hỏi: Hội nghị này đề cập đến sự hiện diện của Kitô giáo ở Trung Quốc. Theo quan điểm của Đức Hồng Y, tình hình hiện tại đối với các Kitô hữu ở Trung Quốc thế nào? Một số người nói rằng có cuộc đàn áp và gia tăng những hạn chế đối với các tôn giáo, nhưng một số người thì nói tình hình đã được cải thiện. Còn Đức Hồng Y thấy sao?

-Tôi là một công dân Hồng Kông. Hồng Kông thuộc về một quốc gia, là một phần của Trung Quốc, nhưng Hồng Kông, sau năm 1997, là một quốc gia được điều hành dưới hai thể chế chính trị, có nghĩa là Hồng Kông vẫn tiếp tục là một chính quyền tư bản, nhưng  sau 50 năm nữa sẽ thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng tôi đang làm những điều tương tự như trước đây. Về Trung Quốc, tôi cũng là một người nước ngoài, điều đó có nghĩa là tôi không phải là một người  trong cuộc.  Với ấn tượng của tôi về Trung Quốc, tôi cũng có thể đưa ra một vài nhận định chủ quan về quốc gia này … Nhìn toàn cảnh, tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều, vì thế đôi khi ta thấy sự thắt chặt nơi này hay nơi khác, nhưng Trung Quốc là rất rộng  lớn. Cho nên ta không thể nhìn vào điều này để miêu tả … Nếu chúng ta có tầm nhìn xa về Trung Quốc, tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang trở nên văn minh hơn, gần gũi hơn với thế giới bên ngoài. Và với tình hình chung, hiện tại, tôi nghĩ là tốt hơn. Đó sẽ là những nhận xét của tôi.

Hỏi: Vậy, với nhận định của Đức Hồng Y thì Trung Quốc có đang cởi mở và ôn hòa hơn với tôn giáo không? 

Chẳng còn cách nào khác, trong tương lai nó phải là như thế. Bởi vì người dân có thể đi ra khỏi đất nước Trung Quốc, họ có thể muốn đến Hồng Kông hay một quốc gia ngoài Trung Quốc trong một tuần. Và như thế, họ đương nhiên nhận ra sự khác biệt của thế giới bên ngoài. Vì vậy, họ tất nhiên có kỳ vọng cao hơn. Và các quan chức, như ta biết rằng, họ không ngu ngốc, họ biết sự mong đợi của hầu hết người dân, và mặc dù một mặt, họ muốn thực hiện thẩm quyền của họ đối với người dân, nhưng đồng thời họ phải thỏa hiệp. Vì vậy, theo thời gian, đôi khi lúc này[có] sự thắt chặt, nhưng lúc khác lại [có] một chính sách nới lỏng. Nhưng về lâu về dài Trung Quốc sẽ mở rộng hơn và ôn hòa hơn, chẳng còn cách nào khác. Nếu tôi là quan chức, tôi sẽ làm những điều tương tự. Vì vậy, tôi lạc quan.

Hỏi: Trong bài phát biểu khai mạc của Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã nói về tầm quan trọng của việc đối thoại và gặp gỡ giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và Kito giáo. Điều này gợi lại cho con nhận xét của Đức Hồng Y vào tháng Hai về một thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục và cho phép Giáo hội được đăng ký hoạt động tại Trung Quốc. Đức Hồng Y nói Đức Hồng Y lạc quan nếu nó đi theo mô hình Việt Nam. Một số người nói nó sẽ không theo mô hình này. Đức Hồng Y có vẫn lạc quan?

-Tất nhiên, tôi vẫn lạc quan, bởi vì tôi luôn luôn lạc quan, đây là niềm xác tín của tôi, vì bất cứ điều gì hợp lý có thể tồn tại trong thời gian lâu dài. Bất cứ điều gì không hợp lý sẽ mất dần hoặc phải được thay đổi. Ta có thể nhìn thấy từ toàn bộ lịch sử nhân loại, ngay cả lịch sử của Trung Quốc. Ngay cả Mao, Mao độc ác, tàn bạo, mạnh mẽ, nhưng cuối cùng … và cũng như cuộc cách mạng văn hoá tạo ra rất nhiều tình huống hỗn loạn ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng những tình huống đó đã bị thay đổi. Vì thế, chẳng có cách nào khác (nó phải thay đổi).

Hỏi: Vì vậy, trong trường hợp này ‘hợp lý’ sẽ là thỏa thuận, và ‘không hợp lý’ sẽ chống lại nó? 

-Đúng vậy.

Hỏi: Nhiều phương tiện truyền thông đã nói về người tiền nhiệm của ngài, Đức  Hồng Giuse Trần Nhật Quân, người đã phản đối  rất nhiều về thỏa thuận này. Vậy, Đức Hồng Y có ý kiến ​​gì về việc phản đối này? Và diễn tiến hiện nay tại Trung Quốc thế nào? 

-Đây là một thế giới tự do, mọi người đều có thể bày tỏ ý kiến ​​riêng của mình. Mọi người đều có thể sử dụng trí tuệ, sự khôn ngoan để phân định. Vì vậy, khi ta mở mắt nhìn và mở tai nghe, ta có thể nghe nhiều, nhiều tiếng nói và quan điểm khác nhau. Vì vậy, trong một thế giới tự do, ta có thể nói bất cứ điều gì cần nói? Chúng ta, là những con người, chúng ta tôn trọng mọi người như một con người. Vì vậy, những ý kiến ​​khác nhau sẽ tùy theo sự khôn ngoan của riêng ta mà phân định. Đó là ý kiến ​​của tôi, mà tôi nhận được từ thầy dạy của tôi, đó là bài học tôi lĩnh hội được.

Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxico đã được đón nhận như thế nào ở Trung Quốc? Ở phương Tây, ngài rất được mến mộ ngay cả trong số những người không phải là người Công giáo. Ở Trung Quốc có giống như vậy không? 

-Có. Nói chung, ngài được cả người Công giáo và người không phải Công giáo yêu mến.

Hỏi: Điều gì làm cho ngài được yêu mến?

– Ngài  là một người khiêm nhường. Điều đầu tiên là ngài ta thực sự khiêm nhường, và một người khiêm nhường sẽ được nhiều người yêu mến. Nếu ta tự cao ta sẽ có nhiều kẻ thù. Giáo huấn của Chúa trong Kinh Thánh cũng đã dạy như vậy. Vì vậy, chúng ta phải khiêm nhường. Chúa Giesu tự hạ mình  và xuống thế làm người và cuối cùng chịu đóng đinh,chịu đau khổ và chịu chết. Vì vậy, khiêm nhường là quan trọng, đó là điều thứ nhất. Và thứ hai, ngài có tầm nhìn xa. Ngài không chỉ nhìn thấy cái hiện tại, nhưng ngài nhìn ra cách thế để đạt được triều đại của Thiên Chúa. Triều đại của Thiên Chúa là làm cho nhân loại toàn diện, thành một gia đình nhân loại duy nhất, và tất cả chúng ta đều là anh chị em. Cũng thông qua các cuộc đàm phán được thúc đẩy bởi Công đồng Vatican II … Đôi khi chúng ta có thể mất cái gì đó để chúng ta có thể có được tình bạn và hình thành  một mẫu gương cho tất cả mọi người và mọi dân tộc. Và cuối cùng chúng ta trở thành bạn bè, và thậm chí là trở thành người một nhà. Đó là lúc triều đại Thiên Chúa ngự trị  nơi trần gian này… Tôi đã được đào tạo ở đây 50 năm trước tại đại học Urbano. Vào thời điểm Công đồng Vatican II kết thúc, và tôi đã chứng kiến ​​lễ bế mạc thật long trọng. Và đồng thời  tôi được thụ phong linh mục cùng với hơn 60 bạn cùng lớp khác bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Vì vậy, đó là điều mà chúng tôi được dạy và chúng tôi cũng lãnh hội được điều chúng tôi được dạy để tin. Vì vậy, nếu bạn không tin, thì đó chỉ là bạn đang tìm kiếm những điều [nhất định], đó là việc của bạn, không phải là đức tin của tôi. Và cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc.

Hỏi: Nhiều người đã nói về một thỏa thuận với Trung Quốc trong nhiều năm qua, và bây giờ có vẻ như là khá chắc chắn … ?

-Tôi không muốn suy đoán , nhưng nếu đó là ý Chúa !

Hỏi: Nhưng nếu điều đó xảy ra, có điều gì đó về triều đại Giáo hoàng hay do phong cách ngoại giao của Đức Phanxicô mà có được thỏa thuận chăng?

Có điều gì đó về cách mà Đức Phanxico làm ngoại giao có thể làm cho thỏa thuận này có nhiều khả năng xảy ra hơn trong quá khứ? -Nếu có bất kỳ bước đột phá nào, thì đó là ý Chúa, tôi không muốn đưa ra bất kì sự suy đoán nào. Tôi không phải là nhà tiên tri, tôi chỉ theo giáo huấn của Giáo Hội cũng như  giáo huấn đã được hướng dẫn bởi Thánh Công đồng Vatican II. Điều tôi đã học được trong  chủng viện là chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc, và tôi không muốn đưa ra bất cứ suy đoán nào …  ,Đặc biệt, trong suốt năm thánh lòng thương xót, gần ba năm trước , Giáo Hội ở Trung Quốc cũng rất vui mừng đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha. Vì vậy, điều này cho thấy rằng họ có thái độ rất tích cực về Đức Thánh Cha vì họ tuân theo các hướng dẫn của ngài.

(Nguồn:  EWTN)

Đức Thành Chuyển ngữ