Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo lý “Lớn lên trong Chúa Thánh Thần”

Bộ Câu hỏi được biên soạn dựa trên Tài liệu “Lớn lên trong Chúa Thánh Thần” trong bộ Giáo lý Hồng Ân của Giáo phận Xuân Lộc – NXB Đồng Nai, 2017

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHỐI GIÁO LÝ “LỚN LÊN TRONG CHÚA THÁNH THẦN”

(DÀNH CHO NGÀNH THIẾU NHI)

—|–

BÀI MỞ ĐẦU: EM LỚN KHÔN

—|–

Câu 1: Tuổi đời đã có ảnh hưởng nào đối với ta ?

  1. Tuổi đời càng lớn, thì ta càng hiểu biết nhiều hơn.
  2. Tuổi đời đã làm cho ta nên khôn lớn về thể xác và tinh thần.
  3. Tuổi đời càng lớn, thì ta càng hiểu biết nhiều hơn. Nhờ đó, ta có thể biết thêm về Thiên Chúa cũng như về mọi vật quanh mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 2: Để ngày càng lớn lên trong đức tin, ta cần phải làm gì ?

  1. Ta cần không ngừng đào sâu giáo lý, học hỏi văn hóa, siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và góp phần truyền rao Tin Mừng.
  2. Ta cần không ngừng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và góp phần truyền bá đức tin.
  3. Ta cần không ngừng đào sâu giáo lý, siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và góp phần truyền bá đức tin.
  4. Cả A, B và C

PHẦN THỨ NHẤT

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

BÀI 1

THIÊN CHÚA SÁNG TẠO VÀ QUAN PHÒNG

—|–

Câu 3: Thiên Chúa tạo dựng những gì ?

  1. Thiên Chúa tạo dựng trời và đất
  2. Thiên Chúa tạo dựng muôn vật hữu hình và vô hình
  3. Thiên Chúa chỉ dựng nên con người mà thôi
  4. Cả A và B

Câu 4: Vũ trụ được tạo dựng để làm gì ?

  1. Để tôn vinh Thiên Chúa và đem lại hạnh phúc cho con người.
  2. Để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người.
  3. Để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa bản thân mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 5: Sự quan phòng của Thiên Chúa là gì ?

  1. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài muôn vật tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn.
  2. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài muôn vật tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn. Để họ khỏi sa vào những chước cám dỗ của quỷ ma.
  3. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn.
  4. Cả A, B và C

Câu 6: Con người cộng tác vào sự quan phòng của Thiên Chúa thế nào?

  1. Con người cộng tác vào sự quan phòng của Thiên Chúa qua hành động, kinh nguyện và sự đau khổ.
  2. Đồng thời, cùng với Ngài làm cho trái đất này ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.
  3. Cả A và B
  4. Cả A và B đều sai

Câu 7: Ta phải có thái độ nào đối với Đấng Sáng Tạo?

  1. Ta phải luôn sống tâm tình con thảo, yêu mến, tôn thờ, phó thác vào Người.
  2. Cùng với mọi người bảo vệ, phát triển thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
  3. Ta phải luôn sống tâm tình con thảo, yêu mến, tôn thờ, phó thác vào Người và cùng với mọi người bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn và phát triển thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
  4. Cả A và B

BÀI 2

THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI

—|–

Câu 8: Con người được Thiên Chúa dựng nên thế nào ?

  1. Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài
  2. Con người được ban cho khả năng nhận biết và yêu mến cách tự do Đấng tạo dựng nên mình.
  3. Con người được dựng nên có nam có nữ.
  4. Cả A và B

Câu 9: Thuở ban đầu, Thiên Chúa đã ban cho con người có những đặc ân nào?

  1. Thiên Chúa ban cho con người được sống thân tình với Ngài, không phải đau khổ và không phải chết.
  2. Thiên Chúa ban cho con người được sống thân tình với Ngài, sống hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, không phải đau khổ và không phải chết.
  3. Thiên Chúa ban cho con người được sống hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, không phải đau khổ và không phải chết.
  4. Cả A và C

Câu 10: Được Thiên Chúa ban cho sự sống và phẩm giá cao quý như vậy, chúng ta phải làm gì ?

  1. Chúng ta phải biết cám ơn và yêu mến Thiên Chúa, đồng thời làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và đầy yêu thương.
  2. Chúng ta phải biết cám ơn và yêu mến Thiên Chúa
  3. Chúng ta phải cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ, thầy cô.
  4. Cả B và C

BÀI 3

SỰ SA NGÃ

—|–

Câu 11: Các Thiên Thần có sống mãi trong tình nghĩa với Thiên Chúa không?

  1. Các Thiên Thần luôn sống trong tình nghĩa với Thiên Chúa.
  2. Có một số Thiên Thần đã dứt khoát từ chối vương quyền của Thiên Chúa, quyến rũ loài người chống lại Ngài; đó là ma quỷ.
  3. Có một số Thiên Thần chống lại Thiên Chúa, nên đã bị phạt thành ma quỷ.
  4. Cả A, B và C

Câu 12: Loài người có sống mãi trong tình nghĩa với Thiên Chúa không?

  1. Tổ tông loài người đã nghe ma quỷ cám dỗ, nên đã phạm tội mất lòng Chúa.
  2. Loài người vì kiêu căng, đã tự ý chống lại Thiên Chúa
  3. Tổ tông loài người đã nghe ma quỷ cám dỗ, lạm dụng tự do, không tin tưởng và tuân phục Thiên Chúa, nên đã phạm tội mất lòng Chúa; đó là tội tổ tông.
  4. Cả A, B và C

Câu 13: Tội tổ tông gây nên những hậu quả nào?

  1. Tội tổ tông làm cho loài người mất sự hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, hướng chiều về tội lỗi, phải đau khổ và phải chết.
  2. Tội tổ tông làm cho loài người mất hết ơn nghĩa với Thiên Chúa, hướng chiều về tội lỗi, phải đau khổ và phải chết.
  3. Tội tổ tông làm cho loài người mất hết ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất sự hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, hướng chiều về tội lỗi, phải đau khổ và phải chết.
  4. Cả A và B

Câu 14: Vì sao chỉ riêng tổ tông phạm tội mà cả dòng dõi loài người đều mắc tội?

  1. Vì mọi người đều có chung một nguồn gốc duy nhất, nên tội này truyền lại cho loài người.
  2. Vì mọi người đều có chung một nguồn gốc duy nhất, cùng liên đới với nhau trong mọi sự, nên tội này truyền lại cho loài người.
  3. Vì mọi người đều có chung một nguồn gốc duy nhất, cùng liên đới với nhau trong mọi sự, cả trong sự tội cũng như trong hạnh phúc, nên tội này truyền lại cho loài người.
  4. Cả A và B

Câu 15: Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa có bỏ loài người không ?

  1. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa không bỏ, mà còn hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu độ loài người.
  2. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa đã đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng.
  3. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế.
  4. Cả A, B và C

BÀI 4

CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI

—|–

Câu 16: Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để làm gì?

  1. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi.
  2. Để tỏ cho chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa.
  3. Để làm mẫu mực cho chúng ta sống thánh thiện; và để chúng ta được kết hợp với Ngài mà trở nên con cái Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 17: Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người như thế nào?

  1. Chúa Cha đã cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria.
  2. Chúa Cha đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần, mà cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria.
  3. Chúa Cha đã dùng các Thiên Thần, mà cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria.
  4. Cả A, B và C

Câu 18: Mầu nhiệm nhập thể là mầu nhiệm gì?

  1. Là mầu nhiệm bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người, vì thế, Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật.
  2. Là mầu nhiệm bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người, trong cùng một ngôi vị duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì thế, Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật.
  3. Là mầu nhiệm bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người trong lòng Đức Mẹ Maria và được sinh ra cho chúng ta.
  4. Cả A và C

BÀI 5

CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊ-SU

—|–

Câu 19: Cuộc sống trần thế của Chúa Giê-su đã diễn ra thế nào ?

  1. Chúa Giê-su đã sinh ra tại Bê-lem, sống ẩn dật tại Na-da-rét nước Do-thái.
  2. Khoảng 30 tuổi, Ngài đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
  3. Sau cùng, Ngài chịu chết trên thập giá thời Phong-xi-ô Phi-la-tô, rồi sống lại và lên trời.
  4. Cả A, B và C

Câu 20: Đời sống ẩn dật của Chúa Giê-su dạy chúng ta điều gì?

  1. Dạy chúng ta sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương.
  2. Dạy chúng ta sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương. Đồng thời, còn dạy chúng ta sống hiếu thảo với cha mẹ.
  3. Dạy chúng ta sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương. Đồng thời, còn dạy chúng ta sống hiếu thảo với cha mẹ qua việc vâng lời các ngài và trợ giúp các ngài trong khả năng của mình.
  4. Tất cả đều sai

Câu 21: Tại sao Chúa Giê-su chịu phép Rửa của ông Gio-an Tẩy Giả?

  1. Để báo trước cái chết của Ngài và Bí tích Rửa Tội của chúng ta.
  2. Để báo trước cái chết của Ngài và Bí tích Rửa Tội của chúng ta. Và làm gương cho chúng ta về sự khiêm nhường.
  3. Để báo trước cái chết của Ngài và Bí tích Rửa Tội của chúng ta. Và làm gương cho chúng ta trong sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 22: Chúa Giê-su chịu ma quỷ cám dỗ và chiến thắng để làm gì?

  1. Để chia sẻ thân phận yếu đuối của loài người và Ngài đã chiến thắng để tỏ lòng vâng phục Chúa Cha cách tuyệt đối.
  2. Để chia sẻ thân phận yếu đuối của loài người và Ngài đã chiến thắng để làm gương cho chúng ta trong việc nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.
  3. Để chia sẻ thân phận yếu đuối của loài người và để làm gương cho chúng ta trong việc nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 23: Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo điều gì?

  1. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa.
  2. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người hãy thống hối và tin vào Tin Mừng.
  3. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 24: Chúng ta phải làm gì để được vào Nước Thiên Chúa?

  1. Chúng ta phải hết lòng trông cậy vào lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa, cùng sám hối và tin vào Tin Mừng.
  2. Chúng ta phải hết lòng trông cậy vào lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa, cùng sám hối, tin vào Tin Mừng và khiêm tốn đón nhận lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
  3. Chúng ta phải sám hối, tin vào Tin Mừng và khiêm tốn đón nhận lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
  4. Tất cả đều sai

BÀI 6

CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊ-SU

—|–

Câu 25: Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem như Đấng Mê-si-a để làm gì?

  1. Để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến và chính Ngài sẽ hoàn thành Nước Thiên Chúa bằng cuộc Vượt qua, là cái chết và sự sống lại của Ngài.
  2. Để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến là cái chết và sự sống lại của Ngài.
  3. Để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến và chính Ngài sẽ hoàn thành Nước Thiên Chúa bằng cái chết và sự sống lại của Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 26: Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su có tầm quan trọng thế nào?

  1. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài.
  2. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và tôn vinh của Ngài.
  3. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài để cứu độ loài người chúng ta.
  4. Cả A, B và C

Câu 27: Những ai chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su?

  1. Một số người Do-thái thời đó phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su.
  2. Một số người Do-thái và Rô-ma thời đó phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su.
  3. Một số người Do-thái và Rô-ma thời đó cùng mọi tội nhân, nhất là người Ki-tô hữu phạm tội, đều chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su.
  4. Tất cả đều sai

Câu 28: Vì sao Thiên Chúa lại muốn Chúa Giê-su phải chết?

  1. Vì Thiên Chúa muốn giao hòa chúng ta với Ngài, nên đã “sai Con Ngài đến làm của lễ đền tội cho chúng ta”.
  2. Vì Thiên Chúa muốn giải thoát chúng ta, và giao hòa chúng ta với Ngài, nên Ngài đã cho Con của Ngài chết trên thập giá.
  3. Vì Thiên Chúa muốn giải thoát chúng ta, và giao hòa thế gian với Ngài, nên Ngài đã cho Đức Giê-su, Con của Ngài chết trên thập giá.
  4. Tất cả đều sai

Câu 29: Hy tế của Chúa Giê-su trên Thập giá đem lại cho chúng ta điều gì ?

  1. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá xóa bỏ tội trần gian.
  2. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá xóa bỏ tội trần gian và giao hòa toàn thể nhân loại với Chúa Cha.
  3. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá chu toàn ý định cứu độ của Chúa Cha.
  4. Cả A, B và C

BÀI 7

CHÚA GIÊ-SU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI

—|–

Câu 30: Sau khi Chúa Giê-su chết và được mai táng trong mồ, điều kỳ diệu gì đã xảy ra ?

  1. Sau khi chết chưa đủ ba ngày, Chúa Giê-su đã lên trời như Người đã báo trước.
  2. Sau khi chết chưa đủ ba ngày, Chúa Giê-su đã sống lại như Người đã báo trước.
  3. Sau khi chết và được mai táng trong mồ, Chúa Giê-su đã sai Chúa Thánh Thần xuống.
  4. Cả A, B và C

Câu 31: Sau khi sống lại, Chúa Giê-su xuống ngục tổ tông để làm gì?

  1. Để giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc, và mở cửa trời cho họ.
  2. Để đập tan xiềng xích của tử thần, giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc, và mở cửa trời cho họ.
  3. Để đập tan xiềng xích của tử thần, giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc.
  4. Cả A, B và C

Câu 32: Có những “dấu chỉ” nào cho biết Chúa Giê-su đã phục sinh?

  1. Có những “dấu chỉ” này: Một là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa; Hai là Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Ba là Ngài trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho Giáo Hội.
  2. Có những “dấu chỉ” này: Một là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa; Hai là Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ.
  3. Có những “dấu chỉ” này: Một là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa; Hai là Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Ba là Ngài ban bình an cho các tông đồ, yên ủi các ông khỏi sự hoang mang và sợ hãi.
  4. Cả A, B và C

Câu 33: Sự phục sinh của Chúa Giê-su mang lại cho chúng ta điều gì?

  1. Mang lại cho chúng ta ơn giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết.
  2. Mang lại cho chúng ta niềm hy vọng được sống lại trong ngày sau hết.
  3. Mang lại cho chúng ta ơn làm con Thiên Chúa và thân xác chúng ta được sống lại trong ngày sau hết.
  4. Cả A, B và C

Câu 34: Tin vào Chúa Giê-su Phục sinh, chúng ta phải sống thế nào?

  1. Chúng ta luôn sống lạc quan, tin tưởng, can đảm theo đường lối Chúa, vì tin rằng chúng ta sẽ được dự phần vinh quang với Ngài.
  2. Chúng ta luôn sống lạc quan, tin tưởng, can đảm theo đường lối Chúa, dầu phải chấp nhận những thiệt thòi, mất mát, vì tin rằng chúng ta sẽ được dự phần vinh quang với Ngài.
  3. Chúng ta luôn sống lạc quan, can đảm theo đường lối Chúa, đồng thời, trở nên chứng nhân cho Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì tin rằng, chúng ta sẽ được dự phần vinh quang với Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 35: Việc Chúa Giê-su lên trời có ý nghĩa gì?

  1. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là Ngài được Chúa Cha tôn vinh và không ngừng chuyển cầu cho chúng ta; Hai là cử Thánh Thần đến với chúng ta và ban cho chúng ta niềm hy vọng được lên trời với Ngài.
  2. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là an ủi chúng ta khỏi mọi lo ấu sợ hãi. Hai là mở đường cho chúng ta được lên trời với Chúa.
  3. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là an ủi chúng ta khỏi mọi lo ấu sợ hãi. Hai là mở đường cho chúng ta được lên trời với Chúa. Ba là giúp chúng ta hăng say đi loan báo Tin Mừng Nước Trời.
  4. Cả A, B và C

BÀI 8

CHÚA GIÊ-SU SẼ ĐẾN PHÁN XÉT

—|–

Câu 36: Việc Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang có nghĩa gì?

  1. Đó là việc Ngài sẽ trở lại trần gian trong vinh quang, để phán xứ người lành, kẻ dữ trong cuộc phán xét cuối cùng của Ngài.
  2. Đó là việc Ngài sẽ trở lại trần gian trong vinh quang, để phán xứ người lành, kẻ dữ, giải thoát những kẻ bị giam cầm trong cuộc phán xét cuối cùng của Ngài.
  3. Đó là sự chiến thắng tối hậu và là cuộc phán xét cuối cùng của Ngài đối với kẻ sống và kẻ chết.
  4. Cả A, B và C

Câu 37: Chúa Giê-su sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết thế nào?

  1. Ngài sẽ xét xử và thưởng phạt mỗi người tùy theo các công việc họ đã làm.
  2. Ngài sẽ đưa ra trước tòa những kẻ đã từng công khai chống đối Ngài khi còn sống ở trần gian, đồng thời thưởng công xứng đáng cho những người sống công minh chính trực.
  3. Ngài sẽ đưa ra trước tòa những kẻ đã từng sống bất lương, chẳng có lòng thương xót anh em mình, đồng thời, thưởng công xứng đáng cho những người sống công minh chính trực.
  4. Cả A, B và C

Câu 38: Nước Thiên Chúa sẽ hoàn tất thế nào trong ngày Chúa Giê-su trở lại?

  1. Vào ngày trở lại, Chúa Giê-su sẽ đứng ra để luận công, phạt tội, đồng thời, quy tụ muôn loài trong trời đất để dâng lên Thiên Chúa Cha.
  2. Vào ngày trở lại, Chúa Giê-su sẽ thực hiện cuộc chiến thắng cuối cùng của sự thiện trên sự ác và quy tụ vạn vật để dâng lên Thiên Chúa Cha.
  3. Vào ngày trở lại, cùng với các thiên thần của Thiên Chúa, Chúa Giê-su sẽ đứng ra để luận công, phạt tội, đồng thời, quy tụ muôn loài trong trời đất để dâng lên Thiên Chúa Cha.
  4. Cả A, B và C

Câu 39: Khi nào Chúa Giê-su sẽ trở lại trong vinh quang?

  1. Chắc chắn Người sẽ trở lại trong vinh quang, nhưng chúng ta không biết được lúc nào. Vì vậy, ta được mời gọi luôn sống tỉnh thức đợi chờ.
  2. Chắc chắn Người sẽ trở lại trong vinh quang, ngày ấy không còn xa nữa, chỉ có điều, chúng ta không biết được lúc nào. Vì vậy, ta được mời gọi luôn sống tỉnh thức đợi chờ.
  3. Chắc chắn Người sẽ trở lại trong vinh quang, ngày ấy không còn xa nữa, chỉ có điều, chúng ta không biết được lúc nào mà thôi.
  4. Cả A, B và C

BÀI 9

TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN

—|–

Câu 40: Chúa Thánh Thần là Đấng nào ?

  1. Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa
  2. Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra
  3. Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
  4. Cả A, B và C

Câu 41: Điều gì đã xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần?

  1. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Giê-su ban tràn đầy Thánh Thần cho các tín hữu, để họ ra đi công bố và loan truyền mầu nhiệm hiệp thông này.
  2. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Giê-su ban tràn đầy Thánh Thần cho các tín hữu, nhờ đó, họ được hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và được sai đi để công bố và loan truyền mầu nhiệm hiệp thông này.
  3. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Giê-su ban tràn đầy Thánh Thần cho các tín hữu, để họ ra đi công bố và loan truyền Tin Mừng cứu độ.
  4. Cả A, B và C

Câu 42: Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh thế nào ?

  1. Chúa Thánh Thần thường ở bên để củng cố Hội Thánh.
  2. Chúa Thánh Thần làm cho đời sống của Hội Thánh luôn tươi mới.
  3. Chúa Thánh Thần xây dựng, ban sức sống và thánh hóa Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 43: Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh thế nào?

  1. Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Ki-tô, và thúc đẩy Hội Thánh chu toàn sứ mệnh Chúa Ki-tô giao phó.
  2. Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một Hội Thánh tinh tuyền, không vết nhăn, không tì ố.
  3. Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một cộng đoàn yêu thương và một cộng đoàn Loan báo Tin Mừng.
  4. Cả A, B và C

Câu 44: Chúa Thánh Thần thánh hóa Hội Thánh thế nào?

  1. Chúa Thánh Thần làm cho các tín hữu trở nên con cái Chúa Cha, và dự phần vào chính sự sống của Chúa Ki-tô.
  2. Người còn cho họ nhận biết sự thật, dạy họ cầu nguyện, thúc đẩy họ sống mến Chúa yêu người, và làm chứng cho Chúa Ki-tô.
  3. Chúa Thánh Thần là cho gương mặt của Hội Thánh trở nên tinh tuyền. Ban sinh lực, giúp Hội Thánh luôn can đảm, trung thành làm chứng cho Chúa Ki-tô.
  4. Cả A và B

Câu 45: Ta phải sống với Chúa Thánh Thần như thế nào ?

  1. Ta phải tin kính, thờ phượng Chúa Thánh Thần.
  2. Ta phải không ngừng cầu xin Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng.
  3. Ta phải tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người.
  4. Cả A, B và C

BÀI 10

ƠN VÀ HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN

—|–

Câu 46: Ơn Chúa Thánh Thần là gì?

  1. Là những xu hướng thường xuyên, giúp chúng ta dễ dàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa.
  2. Là những ơn ban, giúp chúng ta dễ dàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa.
  3. Là những ơn ban, khiến chúng ta trở nên can đảm, dễ dàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 47: Có mấy ơn Chúa Thánh Thần?

  1. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là: Ơn khôn ngoan, Ơn hiểu biết, Ơn thông minh, Ơn biết lo liệu, Ơn sức mạnh, Ơn đạo đức và Ơn biết kính sợ Thiên Chúa.
  2. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là: Ơn khôn ngoan, Ơn hiểu biết, Ơn thông minh, Ơn biết lo liệu, Ơn mạnh mẽ, Ơn sốt sắng và Ơn biết kính sợ Thiên Chúa.
  3. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là: Ơn khôn ngoan, Ơn hiểu biết, Ơn thông minh, Ơn biết chu toàn mọi sự, Ơn khỏe mạnh, Ơn đạo đức và Ơn biết kính sợ Thiên Chúa.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 48: Hoa trái của Chúa Thánh Thần là gì?

  1. Là những điều tốt lành mà chúng ta có được nhờ ơn Chúa Thánh Thần.
  2. Là những điều tốt lành và sự hiểu biết mà chúng ta có được nhờ ơn Chúa Thánh Thần.
  3. Là những điều tốt lành, sự hiểu biết cùng ơn khôn ngoan mà chúng ta có được nhờ ơn Chúa Thánh Thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 49: Có bao nhiêu hoa trái của Chúa Thánh Thần?

  1. Theo truyền thống của Hội Thánh, có mườihaihoa trái của Chúa Thánh Thần là: Bác ái, vui vẻ và bình an, kiên nhẫn, hiền hòa và nhẫn nại, từ tâm, khoan dung và trung tín; khiêm nhu, tiết độ và khiết tịnh.
  2. Theo truyền thống của Hội Thánh, có mười hai hoa trái của Chúa Thánh Thần là: Bác ái, hoan lạc và bình an, kiên nhẫn, quảng đại và nhân từ, từ tâm, khoan dung và trung tín; khiêm nhu, tiết độ và khiết tịnh.
  3. Theo truyền thống của Hội Thánh, có mười hai hoa trái của Chúa Thánh Thần là: Bác ái, hoan lạc và bình an, kiên nhẫn, hiền hòa và nhẫn nại, từ tâm, khoan dung và trung tín; khiêm nhu, tiết độ và khiết tịnh.
  4. Cả A, B và C

BÀI 11

THIÊN CHÚA LÀ CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN

—|–

Câu 50: Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Ki-tô giáo là gì ?

  1. Là mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người
  2. Là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
  3. Là mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô
  4. Cả A, B và C đều sai

Câu 51: Hội Thánh tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thế nào ?

  1. Hội Thánh tuyên xưng một Thiên Chúa mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, ngôi thứ hai là Con, ngôi thứ ba là Thiên Thần.
  2. Hội Thánh từ xa xưa đã luôn đề cao mầu nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi như là trung tâm điểm của niềm tin của mình. Trong đó : Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con và Ngôi thứ ba là Thánh Thần.
  3. Hội Thánh tuyên xưng một Thiên Chúa mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, ngôi thứ hai là Con, ngôi thứ ba là Thánh Thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 52: Nhờ đâu chúng ta biết được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi?

  1. Nhờ Chúa Giê-su mạc khải
  2. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng
  3. Nhờ Giáo Hội hướng dẫn
  4. Cả A, B và C

Câu 53: Ba Ngôi hiệp nhất với nhau thế nào?

  1. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng gắn kết mật thiết với nhau, vì có cùng một bản thể và một uy quyền như nhau.
  2. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng cùng một bản thể và một uy quyền như nhau, nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi.
  3. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng gắn kết mật thiết với nhau, vì có cùng một bản thể và một uy quyền như nhau. Không ngôi nào hơn ngôi nào.
  4. Tất cả đều sai

Câu 54: Ba Ngôi hoạt động thế nào ?

  1. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Con tạo dựng, Chúa Cha cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa.
  2. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa.
  3. Ba Ngôi nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Cha thánh hóa, Chúa Con tạo dựng và Chúa Thánh Thần cứu chuộc.
  4. Cả A, B và C

BÀI 12

HỘI THÁNH TRONG KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA

—|–

Câu 55: Hội Thánh là gì ?

  1. Hội Thánh là dân được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, làm thành cộng đoàn.
  2. Hội Thánh gồm những người nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, trở nên con cái Thiên Chúa, chi thể của Đức Ki-tô và đền thờ của Chúa Thánh Thần.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

Câu 56: Vì sao Hội Thánh là bí tích của ơn cứu độ?

  1. Vì Hội Thánh là dấu chỉ và khí cụ, mang lại sự bình an cho nhân loại, đồng thời, giúp toàn thể nhân loại kết hợp với Chúa và với nhau.
  2. Vì Hội Thánh là dấu chỉ và khí cụ, giúp toàn thể nhân loại kết hợp với Chúa và với nhau.
  3. Vì Hội Thánh là dấu chỉ, mang lại sự bình an cho nhân loại, đồng thời, giúp toàn thể nhân loại kết hợp với Chúa và với nhau.
  4. Cả A, B và C

Câu 57: Vì sao gọi Hội Thánh là dân Thiên Chúa ?

  1. Vì Thiên Chúa muốn thánh hóa và cứu độ mọi người không phải cách riêng rẽ, nhưng quy tụ họ thành một dân duy nhất.
  2. Vì đây là tập hợp những người được Thiên Chúa tuyển lựa.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

Câu 58: Vì sao gọi Hội Thánh là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần?

  1. Vì chỉ nơi Ngài, Hội Thánh mới thực sự trở nên nơi Thiên Chúa ngự trị.
  2. Vì Chúa Thánh Thần luôn ở trong Hội Thánh như linh hồn của Nhiệm Thể.
  3. Vì Chúa Thánh Thần không ngừng xây dựng, thánh hóa và canh tân Hội Thánh bằng các ân sủng của Người.
  4. Cả B và C

BÀI 13

HỘI THÁNH DUY NHẤT, THÁNH THIỆN, CÔNG GIÁO VÀ TÔNG TRUYỀN

Câu 59: Hội Thánh có những đặc tính nào?

  1. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh thiện, Loan báo và Tông truyền.
  2. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền.
  3. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Thông truyền.
  4. Tất cả đều sai

Câu 60: Vì sao Hội Thánh có đặc tính Duy nhất?

  1. Vì Hội Thánh có nguồngốc và khuôn mẫu là Chúa Ba Ngôi;
  2. Vì Hội Thánh có Đấng sáng lập là ĐứcKi-tô; Có Chúa Thánh Thần hợp nhất các tín hữu với ĐứcKi-tô;
  3. Vì Hội Thánh có một đức tin, một đức cậy, một đức mến, một đời sống bí tích; Có một sự kế nhiệm tông truyền duy nhất.
  4. Cả A, B và C

Câu 61: Vì sao Hội Thánh có đặc tính Thánh thiện?

  1. Vì Hội Thánh bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh.
  2. Vì Hội Thánh được Đức Ki-tô thánh hóa và làm cho có khả năng thánh hóa.
  3. Vì Hội Thánh được Chúa Thánh Thần làm cho sống động và phát sinh nhiều hoa trái thánh thiện.
  4. Cả A, B và C

Câu 62: Vì sao Hội Thánh có đặc tính Công giáo?

  1. Vì Hội Thánh loan báo toàn bộ đức tin và đức tin toàn vẹn.
  2. Vì Hội Thánh gìn giữ và quản lý đầy đủ các phương tiện cứu độ.
  3. Vì Hội Thánh được sai đến với muôn dân thuộc mọi thời đại
  4. Cả A, B và C

Câu 63: Vì sao Hội Thánh có đặc tính Tông truyền?

  1. Vì Hội Thánh được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ.
  2. Vì Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn của các Tông đồ.
  3. Vì Hội Thánh vẫn tiếp tục được giáo huấn, thánh hóa và hướng dẫn bởi các đấng kế nhiệm các Tông đồ là các Giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.
  4. Cả A, B và C

BÀI 14

TỔ CHỨC HỘI THÁNH

—|–

Câu 64: Hội Thánh Công giáo gồm có những thành phần nào ?

  1. Gồm ba thành phần là: Giáo sĩ và giáo dân và tu sĩ.
  2. Gồm hai thành phần là Giáo sĩ và giáo dân. Trong hai thành phần này, có những người sống đời thánh hiến gọi là tu sĩ.
  3. Gồm ba thành phần là: Giám mục, linh mục và phó tế.
  4. Cả A, B và C

Câu 65: Giáo sĩ gồm những ai ?

  1. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh là Giám mục, linh mục và phó tế.
  2. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội là Giám mục, linh mục và phó tế.
  3. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Thêm Sức là Giám mục, linh mục và phó tế.
  4. Cả A. B và C

Câu 66: Đức Giáo Hoàng là ai ?

  1. Đức Giáo Hoàng là Giám mục Rô-ma, kế vị Thánh Phê-rô; là nguyên lý và nền tảng cho sự hợp nhất của Hội Thánh;
  2. Đức Giáo Hoàng là vị đại diện Đức Ki-tô, thủ lãnh giám mục đoàn, và là mục tử của toàn thể Hội Thánh.
  3. Đức Giáo Hoàng là đấng được Thiên Chúa sai đến để lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ và dẫn đưa mọi người về với Chúa Ki-tô.
  4. Cả A và B

Câu 67 : Giám mục là ai ?

  1. Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, có sứ vụ giảng dạy, thánh hóa, cai quản Hội Thánh địa phương và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu.
  2. Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, có sứ vụ cai quản Hội Thánh địa phương và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu.
  3. Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, có sứ vụ giảng dạy, thánh hóa, và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu.
  4. Cả A, B và C

Câu 68 : Linh mục là ai ?

  1. Linh mục là những người tham dự vào chức vụ tư tế thừa tác của các giám mục và chia sẻ sứ mạng của các ngài.
  2. Linh mục là những người nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh, được thánh hiến theo hình ảnh Đức Ki-tô Linh mục để rao giảng Tin Mừng, hướng dẫn các tín hữu và cử hành việc phụng tự linh thánh như những tư tế đích thực của Tân Ước.
  3. Linh mục là người tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Ki-tô để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa anh chị em mình qua thánh lễ mỗi ngày các ngài dâng trên bàn thờ.
  4. Cả A và B

Câu 69 : Phó tế là ai ?

  1. Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa và trợ giúp các giám mục qua việc cử hành phụng vụ, rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái.
  2. Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa và trợ giúp các giám mục qua việc rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái.
  3. Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa qua việc cử hành phụng vụ, rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái.
  4. Cả B và C

Câu 70 : Giáo dân là ai ?

  1. Giáo dân là các Ki-tô hữu được dự phần vào sứ vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế của Đức Ki-tô bằng việc nên thánh.
  2. Giáo dân là người không có chức thánh.
  3. Giáo dân là nhưng người làm chứng cho Đức Ki-tô và xây dựng Nước Trời theo ơn gọi riêngcủamình.
  4. Cả A và C

Câu 71 : Ơn gọi của giáo dân là gì ?

  1. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian.
  2. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa qua việc học hỏi và khám phá Lời Chúa và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian.
  3. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa qua việc học hỏi và khám phá Lời Chúa và dấn thân phục vụ anh chị em đồng loại và làm tông đồ giữa trần gian.
  4. Cả A, B và C

Câu 72: Tu sĩ là ai ?

  1. Là những Ki-tô hữu muốn đi tu
  2. Là những Ki-tô hữu sống đời khắc khổ, xa tránh trần thế, tự nguyện sống gắn bó với Chúa Giê-su cách triệt để hơn.
  3. Là những Ki-tô hữu muốn bước theo Chúa Giê-su cách triệt để hơn, qua việc giữ các lời khuyên Phúc Âm về khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, trong một bậc sống bền vững được Hội Thánh công nhận.
  4. Cả A, B và C

BÀI 15

TÔI TIN CÁC THÁNH THÔNG CÔNG

—|–

Câu 73: Các tín hữu hiệp thông với nhau thế nào?

  1. Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn nơi luyện ngục và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Ki-tô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công.
  2. Các tín hữu ở trần gian và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Ki-tô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công.
  3. Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn mồ côi và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Ki-tô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công.
  4. Cả A, B và C

Câu 74: Vì sao các tín hữu trong Hội Thánh hiệp thông với nhau?

  1. Vì tất cả các tín hữu đểu là anh chị em với nhau, họ cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh trong Đức Ki-tô, để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.
  2. Vì tất cả các tín hữu đểu là anh chị em với nhau, họ cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh có Thiên Chúa là Cha, để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.
  3. Vì tất cả các tín hữu cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh  trong Đức Ki-tô, để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.
  4. Cả A, B và C

Câu 75: Các tín hữu ở trần gian hiệp thông với nhau thế nào?

  1. Các tín hữu ở trần gian hiệp thông với nhau trong đức tin, đức ái, kinh nguyện, các bí tích và các đoàn sủng,
  2. Các tín hữu còn hiệp thông qua việc chia sẻ của cải vật chất với nhau trong tinh thần liên đới và tương trợ.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

Câu 76: Các tín hữu và các linh hồn trong luyện ngục hiệp thông với nhau thế nào?

  1. Các tín hữu dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn, còn các linh hồn chuyển cầu cùng Chúa cho các tín hữu.
  2. Ngoài ra, các tín hữu còn hiệp dâng thánh lễ, làm việc bác ái mỗi ngày để chỉ cho các linh hồn, nhờ đó, các linh hồn được tha thứ các hình phạt tạm để xứng đáng vào hưởng hạnh phúc Nước Trời.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

Câu 77: Các tín hữu và các thánh trên trời hiệp thông với nhau thế nào?

  1. Các tín hữu hằng hướng lòng lên trời cao, để khẩn nài phúc lành của các thánh nam nữ trên trời.
  2. Các tín hữu noi gương đời sống thánh thiện của các thánh và xin các ngài chuyển cầu cùng Chúa cho mình.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

BÀI 16

ĐỨC MARIA MẸ ĐỨC KI-TÔ, MẸ HỘI THÁNH

—|–

Câu 78: Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria những đặc ân nào ?

  1. Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria 4 đặc ân này là: Vô nhiễm Nguyên tội, làm Mẹ Thiên Chúa, Đồng trinh trọn đời và Hồn xác lên trời.
  2. Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria 4 đặc ân này là: Vô nhiễm Nguyên tội, làm Mẹ Thiên Chúa, làm Mẹ Giáo Hội và Hồn xác lên trời.
  3. Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ 4 đặc ân này là: Vô nhiễm Nguyên tội, làm Mẹ Giáo Hội, Đồng trinh trọn đời và Hồn xác lên trời.
  4. Cả A, B và C

Câu 79: Đức Maria đã cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa thế nào?

  1. Nhờ ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa, Đức Maria đã hoàn toàn vâng phục và tự hiến trọn vẹn thân mình cho công trình cứu độ của Thiên Chúa.
  2. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Maria đã cộng tác vào công trình cứu độ bằng sự vâng phục của đức tin và sự tự hiến hoàn toàn cho công trình cứu độ của Thiên Chúa.
  3. Nhờ ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa, Đức Maria đã mau mắn đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa qua việc vâng phục và tự hiến hoàn toàn cho công trình cứu độ của Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 80: Vì sao gọi Đức Maria là Mẹ Hội Thánh ?

  1. Vì Đức Maria đã sinh ra Chúa Giê-su là đầu của Hội Thánh.
  2. Vì trên Thánh giá, Chúa Giê-su đã trối Đức Maria làm Mẹ Hội Thánh qua thánh Gioan Tông đồ.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều đúng

Câu 81: Sau khi được lên trời, Đức Maria trợ giúp Hội Thánh thế nào?

  1. Sau khi được lên trời, Đức Maria tiếp tục chuyển cầu và hằng ban muôn ơn lành cho con cái mình.
  2. Sau khi được lên trời, với tấm lòng từ mẫu, Đức Maria vẫn hằng tiếp tục chuyển cầu và ban muôn ơn lành cho con cái mình.
  3. Sau khi được lên trời, Đức Maria tiếp tục chuyển cầu cho con cái mình và là tấm gương cho các tín hữu về đức tin cũng như đức ái.
  4. Cả A và B

Câu 82: Chúng ta phải tôn kính Đức Maria thế nào ?

  1. Chúng ta phải đặc biệt tôn kính và mến yêu Đức Maria, bằng cách tham dự các ngày lễ kính Đức Mẹ.
  2. Chúng ta phải siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ qua các kinh nguyện, nhất là kinh Mân Côi.
  3. Chúng ta phải noi gương bắt chước các nhân đức của Mẹ.
  4. Cả A. B và C

BÀI 17

TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI

—|–

Câu 83: « Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại » nghĩa là gì ?

  1. Nghĩa là thân xác con người sau khi chết sẽ hư nát, nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy được sống lại trong ngày tận thế.
  2. Nghĩa là thân xác con người sau khi chết sẽ được phục sinh.
  3. Nghĩa là thân xác của người công chính sẽ không bị hư nát, nhưng được lên trời vinh hiển với Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 84: Vì sao chúng ta tin xác loài người ngày sau sống lại ?

  1. Vì Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết và đã lên trời.
  2. Vì Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết và sẽ làm cho chúng ta sống lại trong ngày sau hết, với một thân xác không còn hư nát.
  3. Vì Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết chúng ta là chi thể của Ngài cũng sẽ được sống lại như Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 85: Khi chết con người sẽ ra sao ?

  1. Khi chết, linh hồn và thân xác con người sẽ tách rời nhau.
  2. Khi chết, thân xác con người sẽ chịu cảnh hư nát, còn linh hồn sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa và chờ ngày kết hợp lại với thân xác được biến đổi, khi Chúa lại đến trong vinh quang.
  3. Cả A và B đều sai
  4. Cả A và B

Câu 86: Phán xét riêng là gì ?

  1. Là cuộc phán xét ngay sau khi chết, tùy theo đức tin và các việc làm, mà được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục hoặc vào luyện ngục.
  2. Là cuộc phán xét ngay sau khi chết, mọi người sẽ được phán xét dựa trên các việc làm, mà được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục.
  3. Là cuộc phán xét ngay sau khi chết, mọi người sẽ được phán xét dựa trên các công phúc mà người ấy đã lập được khi còn sống ở trần gian, mà được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục.
  4. Cả A, B và C

Câu 87 : Phán xét chung là gì ?

  1. Là sự phán xét cuối cùng trước tòa án chung thẩm về hạnh phúc hay án phạt đời đời mà Chúa Giê-su công bố cho mọi người khi Ngài trở lại trong vinh quang.
  2. Là sự phán xét cuối cùng của Chúa Giê-su. Mọi người sẽ phải ra trước tòa án chung thẩm để nghe tuyên án về hành vi và đời sống của mình khi còn sống ở trần gian.
  3. Là sự phán xét cuối cùng về hạnh phúc hay án phạt đời đời mà Chúa Giê-su công bố cho mọi người khi Ngài trở lại trong vinh quang.
  4. Cả A, B và C

PHẦN THỨ HAI

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

BÀI 18

TỰ DO CỦA CON NGƯỜI

—|–

Câu 88: Tự do là gì ?

  1. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ có thể cân nhắc, chọn lựa quyết định và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.
  2. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ tùy nghi có thể làm hoặc không làm theo những gì mình ưa thích.
  3. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ tùy nghi có thể làm theo những gì mình ưa thích.
  4. Cả A, B và C

Câu 89 : Khi nào con người có được tự do đích thực ?

  1. Con người có được tự do đích thực khi biết sử dụng tự do để làm điều thiện.
  2. Con người có được tự do đích thực khi biết sử dụng tự do để làm điều thiện. Tự do ấy đạt tới mức hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa là Sự Thiện tuyệt đối.
  3. Con người có được tự do đích thực khi biết sử dụng tự do để làm điều thiện. Họ sẽ được hưởng phúc hay tội tùy vào việc họ sử dụng tự do ấy như thế nào.
  4. Cả A và C

Câu 90 : Con người có thể lạm dụng tự do không ?

  1. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi. Họ cũng có thể dùng tự do để làm những điều tốt lành như Thánh ý Chúa mong muốn.
  2. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi. Họ cũng có thể dùng tự do để làm những việc tốt lành và lập công phúc cho chính mình.
  3. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi.
  4. Cả A, B và C

Câu 91 : Vì sao con người phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm ?

  1. Vì con người có tự do, cùng với sự hiểu biết Thiên Chúa ban, nên phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm, tùy theo mức độ và ước muốn của mình.
  2. Vì con người có tự do, nên phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm, tùy theo mức độ hiểu biết và ước muốn của mình.
  3. Vì con người có tự do, cùng với sự hiểu biết Thiên Chúa ban, nên phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm.
  4. Cả A, B và C

BÀI 19

NHÂN ĐỨC

—|–

Câu 92 Nhân đức là gì ?

  1. Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và bền vững để làm điều thiện.
  2. Nhân đức là những việc tốt lành ta làm cho tha nhân.
  3. Nhân đức là người yêu thương anh em mình hết lòng.
  4. Cả B và C

Câu 93: Có mấy thứ nhân đức ?

  1. Có ba thứ nhân đức. Một là nhân đức nhân bản ; Hai là nhân đức đối nhân ; Ba là nhân đức đối thần.
  2. Có hai thứ nhân đức. Một là nhân đức căn bản ; Hai là nhân đức đối thần.
  3. Có hai thứ nhân đức. Một là nhân đức nhân bản ; Hai là nhân đức đối thần.
  4. Tất cả đều sai

Câu 94 : Nhân đức nhân bản là gì ?

  1. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê, hướng dẫn nếp sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin.
  2. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, nếp sống và các thói quen, nhờ đó có thể điều tiết các đam mê, hướng dẫn đời sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin.
  3. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, tập quán, nếp sống và các thói quen, nhờ đó có thể điều tiết các đam mê, hướng dẫn đời sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin.
  4. Cả A, B và C

Câu 95 : Có mấy nhân đức nhân bản ?

  1. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, nhiệt thành, can đảm và tiết độ.
  2. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ.
  3. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, công bằng, chăm chỉ và tiết độ.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 96 : Nhân đức đối thần là gì ?

  1. Là nhân đức tự nhiên mà Thiên Chúa ban cho người Ki-tô hữu, để giúp họ trực tiếp đến với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời.
  2. Là nhân đức mà Thiên Chúa ban cho người Ki-tô hữu, để giúp họ trực tiếp đến với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời.
  3. Là nhân đức siêu nhiên mà Thiên Chúa ban cho người Ki-tô hữu, để giúp họ trực tiếp đến với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời.
  4. Cả A, B và C

Câu 97 : Có mấy nhân đức đối thần ?

  1. Có ba nhân đức đối thần là công bằng, can đảm và tiết độ.
  2. Có ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến.
  3. Có ba nhân đức đối thần là thờ lạy, tuân phục và yêu mến.
  4. Cả A, B và C

Câu 98Đức tin là gì ?

  1. Đức tin là nhân đức giúp chúng ta có lòng tin vào Thiên Chúa là Cha quan phòng.
  2. Đức tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy, vì Thiên Chúa chính là chân lý.
  3. Đức tin là nhân đức giúp chúng ta tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
  4. Cả A, B và C

Câu 99Đức cậy là gì ?

  1. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời.
  2. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng cậy dựa vào ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh.
  3. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời.
  4. Cả A và B

Câu 100Đức mến là gì ?

  1. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa, mà yêu thương mọi người.
  2. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta yêu thương mọi người.
  3. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
  4. Cả A, B và C

BÀI 20

TỘI LỖI

—|–

Câu 101: Tội là gì ?

  1. Tội là lời nói, việc làm trái với Luật Chúa dạy.
  2. Tội là lời nói, việc làm xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác.
  3. Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với Luật Chúa dạy, là xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 102Tội trọng là gì ?

  1. Tội trọng là cố tình phạm Luật Thiên Chúa, trong những điều mà chúng ta đã kịp suy biết.
  2. Tội trọng là cố tình phạm Luật Thiên Chúa, trong những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết.
  3. Tội trọng là phạm những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết.
  4. Tất cả đều sai

Câu 103: Tội trọng làm hại chúng ta thế nào ?

  1. Tội trọng làm chúng ta phải xa lìa Thiên Chúa mãi mãi.
  2. Tội trọng làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa và nếu không hoán cải, chúng ta phải xa cách Ngài đời đời.
  3. Tội trọng làm chúng ta bị loại ra khỏi gia đình con cái Thiên Chúa, không còn được sống trong tình nghĩa với Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 104: Khi nào các tín hữu buộc phải xưng các tội trọng?

  1. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  2. Khi đến tuổi khôn, tức là khi con người kịp suy biết, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  3. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, ít nhất một năm một lần và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  4. Cả A, B và C

Câu 105: Tội nhẹ là gì ?

  1. Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ do chưa kịp suy biết.
  2. Tội nhẹ là phạm những tội vặt thường ngày mà mình không cố ý phạm.
  3. Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng, nhưng chưa kịp suy biết hay chưa hoàn toàn ưng theo.
  4. Cả A, B và C

Câu 106: Tội nhẹ làm hại chúng ta thế nào ?

  1. Tội nhẹ không làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa, nhưng làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.
  2. Tội nhẹ làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.
  3. Tội nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến công phúc chúng ta lập được, mà chỉ làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 107: Các thói xấu có liên hệ với những tội nào ?

  1. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, nóng nảy, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng.
  2. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, giận hờn, nóng nảy, gian dối và lười biếng.
  3. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng.
  4. Cả A, B và C

BÀI 21

ÂN SỦNG VÀ CÔNG CHÍNH HÓA

—|–

Câu 108: Bởi sức tự nhiên, ta có thể sống đẹp lòng Chúa được không?

  1. Nếu không có ơn Chúa giúp thì chẳng được, như lời Chúa Giê-su phán rằng: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”.
  2. Nếu không có ơn Chúa giúp thì chẳng được, như lời Chúa Giê-su phán rằng: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”.
  3. Nếu ta hết sức cố gắng, thì việc gì cũng có thể làm được.
  4. Cả A, B và C

Câu 109: Ơn công chính hóa là gi ?

  1. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa.
  2. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa và có khả năng hành động vì yêu mến Ngài.
  3. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta không thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa vì có khả năng yêu mến Ngài.
  4. Tất cả đều sai

Câu 110: Ngoài ơn công chính hóa còn có ơn nào khác nữa không ?

  1. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn hiện sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đặc sủng.
  2. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn hiện sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đoàn sủng.
  3. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn đặc sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đoàn sủng.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 111: Ơn Chúa hoạt động nơi ta như thế nào ?

  1. Ơn Chúa thúc giục ta tin vào Chúa Ki-tô, ban cho ta được ơn tha tội, được thánh hóa và trở nên con người mới.
  2. Ơn Chúa thúc giục ta tin vào Chúa Ki-tô, ban cho ta được ơn tha tội, được thánh hóa và trở nên con người mới, được làm con cái Chúa và làm anh chị em với nhau.
  3. Ơn Chúa thúc giục ta tin vào Chúa Ki-tô, rồi khi chịu phép Rửa Tội ta được công chính hóa, tức là được ơn tha tội, được thánh hóa và trở nên con người mới.
  4. Cả A, B và C

Câu 112: Ta phải cộng tác với ơn Chúa thế nào ?

  1. Ta phải tỉnh thức để mau mắn lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
  2. Ta phải nhiệt tình cộng tác với ơn Chúa bằng hết khả năng Chúa ban.
  3. Ta phải tỉnh thức để mau mắn đón nhận và nỗ lực cộng tác với ơn Thiên Chúa ban.
  4. Cả A, B và C

BÀI 22

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT

THỜ PHƯỢNG KÍNH MẾN THIÊN CHÚA

—|–

Câu 113: Điều răn thứ nhất dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy ta phải thờ phượng một Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài mà thôi.
  2. Dạy ta phải thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Ngài trên hết mọi sự.
  3. Dạy ta phải thời phượng một Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 114: Chúng ta phải làm gì để thờ phượng Thiên Chúa ?

  1. Chúng ta phải tin kính, trông cậy và yêu mến Ngài.
  2. Chúng phải hết lòng thờ lạy Ngài ở mọi nơi và trong mọi lúc.
  3. Chúng ta phải siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ.
  4. Cả A, B và C

Câu 115: Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa thế nào?

  1. Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa hết lòng, không được nghi ngờ hoặc chối bỏ những gì Ngài đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy.
  2. Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa hết lòng, hết sức trên hất mọi sự, không được nghi ngờ hoặc chối bỏ những gì Ngài đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy.
  3. Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa hết lòng, hết sức trên hết mọi sự và không bao giờ được nghi ngờ hoặc chối bỏ những gì Hội Thánh truyền dạy.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 116: Chúng ta phải trông cậy Thiên Chúa thế nào?

  1. Chúng ta phải luôn trong cậy vững vàng, phó thác mọi sự trong tay Chúa, để được Ngài ban phúc lành đời này và đời sau.
  2. Chúng ta phải luôn trong cậy vững vàng vào mọi điều Thiên Chúa truyền dạy, phó thác mọi sự trong tay Chúa, để được Ngài ban phúc lành đời này và đời sau.
  3. Chúng ta phải luôn trong cậy vững vàng vào mọi điều Thiên Chúa truyền dạy, cùng hết lòng phó thác mọi sự trong tay Chúa, để được Ngài ban phúc lành đời này và đời sau.
  4. Cả A, B và C

Câu 117: Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa thế nào?

  1. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, cùng vâng theo thánh ý Ngài, để đáp lại tình Ngài thương ta.
  2. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, cùng vâng theo những gì Ngài truyền dạy, để đáp lại tình Ngài thương ta.
  3. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự, cùng vâng theo thánh ý Ngài, để đáp lại tình Ngài thương ta.
  4. Cả A, B và C

BÀI 23

ĐIỀU RĂN THỨ HAI

TÔN KÍNH DANH THIÊN CHÚA

—|–

Câu 118: Điều răn thứ hai dạy chúng ta sự gì ?

  1. Điều răn thứ hai dạy chúng ta phải tôn kính Danh Chúa, vì Danh Ngài là Thánh.
  2. Điều răn thứ hai dạy chúng ta không được nêu Danh Thiên Chúa cách vô cớ, vì Danh Ngài là Thánh.
  3. Điều răn thứ hai dạy chúng ta không khi nào được phép nêu Danh Thiên Chúa, vì Danh Ngài là Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 119: Chúng ta phải tôn kính Danh Chúa thế nào ?

  1. Chúng ta phải thường xuyên ngợi ca Danh Chúa, trong mọi nơi và mọi lúc.
  2. Chúng ta phải kêu cầu, chúc tụng Danh Chúa, lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện.
  3. Chúng ta phải kêu cầu, chúc tụng, ca ngợi và tôn vinh Danh Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 120: Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ hai?

  1. Có những tội này là: Lấy Danh Chúa làm chứng cho tội ác như thề gian, bội thề; Sử dụng Danh Chúa cách bất xứng như kêu tên Chúa vô cớ, lộng ngôn, nguyền rủa và không tuân giữ những lời hứa nhân danh Chúa.
  2. Có những tội này là: Lấy Danh Chúa làm chứng cho tội ác như thề gian, bội thề
  3. Có những tội này là: Sử dụng Danh Chúa cách bất xứng như kêu tên Chúa vô cớ, lộng ngôn, nguyền rủa và không tuân giữ những lời hứa nhân danh Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 121: Vì sao chúng ta không được thề gian?

  1. Vì khi thề gian, chúng ta không những không làm chứng cho sự thật mà còn nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối.
  2. Vì khi thề gian, chúng ta đã làm điều trái với lương tâm của mình để làm chứng cho một lời nói dối.
  3. Vì khi thề gian, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối.
  4. Cả A, B và C

Câu 122: Vì sao chúng ta không được bội thề?

  1. Vì khi bội thề, chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với những lời Ngài đã hứa.
  2. Vì khi bội thề, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối.
  3. Vì khi bội thề, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối. Đồng thời xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với những lời Ngài đã hứa.
  4. Cả A, B và C

BÀI 24

ĐIỀU RĂN THỨ BA

THÁNH HÓA CHÚA NHẬT

—|–

Câu 123: Điều răn thứ ba dạy chúng ta sự gì ?

  1. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải cố gắng tham dự thánh lễ Chúa Nhật dưới bất cứ hình thức nào.
  2. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa Nhật.
  3. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải thánh hóa Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.
  4. Cả A, B và C

Câu 124: Chúa Nhật nghĩa là gì?

  1. Chúa Nhật nhắc nhở việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc phục sinh của Đức Ki-tô;
  2. Chúa Nhật hoàn tất ý nghĩa ngày lễ nghỉ của dân Do-thái và loan báo sự nghỉ ngơi muôn đời nơi Thiên Chúa.
  3. Chúa Nhật nhắc nhở việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc phục sinh của Đức Ki-tô; Nhờ đó mời gọi mọi người cùng cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo của Ngài bằng việc tiếp tục xây dựng và bảo vệ vũ trụ tươi đẹp này.
  4. Cả A và B

Câu 125: Chúng ta phải làm gì để thánh hóa Chúa Nhật và các ngày lễ buộc?

  1. Chúng ta phải tham dự thánh lễ, tránh mọi hoạt động làm ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa hay làm mất đi niềm vui trong ngày của Chúa cũng như sự nghỉ ngơi cần thiết cho tinh thần và thể xác.
  2. Chúng ta phải tham dự thánh lễ trong những ngày này. Ngoài ra, chúng ta còn phải dành thời giờ để thăm viếng anh chị em, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật.
  3. Chúng ta có ý thức đây là ngày của Chúa, nên phải tôn trọng ngày Chúa Nhật cũng như các ngày lễ buộc bằng việc tham dự thánh lễ và làm việc bác ái.
  4. Cả A, B và C

Câu 126: Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật thế nào cho đúng luật Hội Thánh ?

  1. Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật cách đầy đủ, với thái độ trang nghiêm và sốt sắng.
  2. Chúng ta phải tích cực tham dự thánh lễ từ đầu cho đến cuối. Ai cố tình bỏ lễ Chúa Nhật mà không có lý do chính đáng thì mắc tội trọng.
  3. Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật cách đầy đủ, với thái độ trang nghiêm và sốt sắng. Ngoài ra, còn cần phải rước lễ khi đi tham dự thánh lễ.
  4. Cả A, B và C

BÀI 25

ĐIỀU RĂN THỨ BỐN

THẢO KÍNH CHA MẸ

—|–

Câu 127: Điều răn thứ bốn dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ, khi các ngài còn sống.
  2. Dạy chúng ta thảo kính cha mẹ và những người được Chúa trao quyền, để mưu ích cho chúng ta.
  3. Dạy chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ, khi các ngài còn sống. Đồng thời, cầu nguyện cho các ngài, khi các ngài đã qua đời.
  4. Cả A, B và C

Câu 128: Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam dạy chúng ta điều gì?

  1. Dạy chúng ta luôn vâng lời ông bà cha mẹ còn sống cũng như khi đã qua đời.
  2. Dạy chúng ta luôn vâng lời ông bà cha mẹ trong mọi sự.
  3. Dạy chúng ta thảo kính đối với ông bà cha mẹ còn sống cũng như khi đã qua đời.
  4. Cả A, B và C

Câu 129: Con cái có những bổn phận nào đối với cha mẹ?

  1. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, đồng thời, phải trợ giúp các ngài về vật chất cũng như tinh thần, khi còn sống cũng như khi đã qua đời.
  2. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, khi còn sống cũng như khi các ngài đã qua đời.
  3. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, đồng thời, phải trợ giúp các ngài về vật chất cũng như tinh thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 130: Anh chị em có bổn phận nào đối với nhau ?

  1. Anh chị em trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
  2. Anh chị em trong gia đình phải có bổn phận nhắc nhở nhau, giúp nhau mỗi ngày trở nên hoàn thiện hơn.
  3. Anh chị em trong gia đình cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng giúp nhau chu toàn những giới luật của Chúa và Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 131: Chúng ta có bổn phận nào đối với những người trong gia tộc?

  1. Chúng ta có bổn phận tỏ lòng kính trọng, yêu mến và cầu nguyện cho mọi người trong gia tộc còn sống cũng như đã qua đời.
  2. Chúng ta có bổn phận tỏ lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến, giúp đỡ và cầu nguyện cho mọi người trong gia tộc còn sống cũng như đã qua đời.
  3. Chúng ta có bổn phận tỏ lòng kính trọng, yêu mến và cầu nguyện cho mọi người trong gia tộc. Đồng thời trợ giúp họ trong khả năng của mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 132: Ngoài quan hệ gia đình, chúng ta còn quan hệ nào khác nữa không?

  1. Chúng ta còn có những mối liên hệ với các phẩm chức trong Hội Thánh. Ta phải kính trọng và vâng lời những người ấy.
  2. Chúng ta còn có những mối liên hệ với các phẩm chức trong Hội Thánh, những người cầm quyền trong xã hội và những người hướng dẫn giáo dục ta.
  3. Chúng ta còn có những mối liên hệ với các phẩm chức trong Hội Thánh, những người cầm quyền trong xã hội và những người hướng dẫn giáo dục ta. Ta phải kính trọng và vâng lời những người ấy.
  4. Cả A, B và C

BÀI 26

ĐIỀU RĂN THỨ NĂM

TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

—|–

Câu 133: Điều răn thứ năm dạy chúng ta những gì ?

  1. Điều răn thứ năm dạy chúng ta quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác.
  2. Điều răn thứ năm cấm mọi hình thức xâm phạm đến sự sống con người.
  3. Điều răn thứ năm dạy chúng ta không được phép tước đoạt sự sống của người khác cách bất công.
  4. Cả A và B

Câu 134: Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ năm?

  1. Có những tội này: Cố ý giết người; trực tiếp hay cộng tác vào việc phá thai; Làm cho chết êm dịu;
  2. Tự sát hay cộng tác vào việc ấy; Làm gương xấu khiến người khác phạm tội trọng;
  3. Phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và của người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 135: Thiên Chúa đòi chúng ta phải làm gì để xây dựng hòa bình?

  1. Để xây dựng hòa bình, Thiên Chúa đòi chúng ta không giận dữ, oán thù người khác.
  2. Để xây dựng hòa bình, Thiên Chúa đòi chúng ta tìm mọi cách để ngăn ngừa chiến tranh. Kiên trì thức hiện công lý và tình huynh đệ.
  3. Để xây dựng hòa bình, Thiên Chúa đòi chúng ta có sự bình an trong tâm hồn, không giận dữ, oán thù người khác. Tìm mọi cách để ngăn ngừa chiến tranh. Kiên trì thức hiện công lý và tình huynh đệ.
  4. Cả A, B và C

BÀI 27

ĐIỀU RĂN THỨ SÁU VÀ THỨ CHÍN

SỐNG TRONG SẠCH

—|–

Câu 136: Điều răn thứ sáu dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta giữ khiết tịnh trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
  2. Dạy chúng ta không được làm hay suy tưởng đến những điều trái với đức trong sạch.
  3. Dạy chúng ta không được nhìn xem hay tiếp xúc với những điều xấu xa, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 137: Điều răn thứ chín dạy ta sự gì?

  1. Dạy ta phải chiến thắng đam mê xác thịt, trong tư tưởng, hành động cũng như trong ước muốn.
  2. Dạy ta phải chiến thắng đam mê xác thịt, trong tư tưởng cũng như trong hành động.
  3. Dạy ta phải chiến thắng đam mê xác thịt, trong tư tưởng cũng như ước muốn.
  4. Cả A, B và C

Câu 138: Phải làm gì để đạt tới sự trong sạch của tâm hồn?

  1. Phải chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, không nhìn xem những hình ảnh hoặc đọc các sách báo xấu, đồng thời phải chuyên chăm cầu nguyện và cậy vào ơn Chúa.
  2. Phải chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, đồng thời phải chuyên chăm cầu nguyện và cậy vào ơn Chúa.
  3. Phải chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, không nhìn xem những hình ảnh hoặc đọc các sách báo xấu, đồng thời không được coi thường những lời răn dạy chỉ bảo của người trên.
  4. Cả A, B và C

Câu 139: Muốn giữ tâm hồn trong sạch chúng ta phải làm gì?

  1. Chúng ta phải chuyên chăm cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và trông cậy vào ơn Chúa.
  2. Phải sáng suốt làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng. Sống đoan trang trong ăn mặc, nói năng, cư xử với người khác và xa lánh dịp tội.
  3. Phải năng đọc Lời Chúa và sách báo lành mạnh.
  4. Cả A, B và C

Câu 140: Chúng ta phải làm gì khi có những hình ảnh, tư tưởng dâm ô trong tâm trí?

  1. Chúng ta phải mau mắn loại bỏ và tránh dịp tội bằng cách đi làm một công việc khác.
  2. Chúng ta phải mau mắn loại bỏ và tránh dịp tội, đồng thời cầu xin Chúa và Đức Mẹ trợ giúp để thắng vượt cám dỗ.
  3. Chúng ta phải mau mắn loại bỏ và tránh dịp tội bằng cách đi làm một công việc khác.
  4. Cả A, B và C

BÀI 28

ĐIỀU RĂN THỨ BẢY

GIỮ SỰ CÔNG BẰNG

—|–

Câu 141: Điều răn thứ bảy dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta sống công bằng, tức là: Tôn trọng của cải của người khác.
  2. Dạy chúng ta sống công bằng, tức là: Tôn trọng của cải của người khác. Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ. Và tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng.
  3. Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ. Và tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng.
  4. Tất cả đều sai

Câu 142: Điều răn thứ bảy đòi buộc những gì?

  1. Đòi buộc những điều này: Tôn trọng của cải người khác. Giữ các lời hứa đã cam kết;
  2. Đòi buộc đền bù thiệt hại đã gây ra và trả lại cho người khác những gì đã lấy.
  3. Đòi buộc sử dụng khôn ngoan và chừng mực những tài nguyên thiên nhiên.
  4. Cả A, B và C

Câu 143: Điều răn thứ bảy cấm những điều gì?

  1. Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, trả lương không công bằng, đầu cơ tích trữ, giả mạo chi phiếu hay hóa đơn.
  2. Điều răn thứ bảy cấm gian lận, trốn thuế, cho vay nặng lãi, tham nhũng, lạm dụng hoặc lãng phí của công, cố ý phá hoại tài sản của công và làm không tốt công việc bổn phận.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

Câu 144: Người đã lỗi đức công bằng thì phải làm thế nào ?

  1. Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt, và bồi thường cân xứng những thiệt hại đã gây ra.
  2. Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt trong khả năng mình có thể.
  3. Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt, và bồi dưỡng cân xứng những thiệt hại đã gây ra. Nếu không thể hoàn trả được thì phải cầu nguyện cho họ.
  4. Cả A, B và C

BÀI 29

ĐIỀU RĂN THỨ TÁM

TÔN TRỌNG SỰ THẬT

—|–

Câu 145: Điều răn thứ tám dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta sống thành thật, làm chứng cho chân lý và tôn trọng danh dự của mọi người.
  2. Dạy chúng ta sống thành thật và tôn trọng danh dự của mọi người.
  3. Dạy chúng ta không được thề gian hay làm chứng dối, nhưng biết tôn trọng danh dự của mọi người.
  4. Cả A, B và C

Câu 146: Vì sao chúng ta phải sống thành thật?

  1. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Ngài không chấp nhận những kẻ gian dối; và sự thành thật rất cần cho đời sống chung.
  2. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Sự thành thật làm tăng giá trị con người và Sự thành thật rất cần cho đời sống chung.
  3. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Ngài không chấp nhận những kẻ gian dối và sẵn sàng kết án họ.
  4. Cả A, B và C

Câu 147: Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ tám ?

  1. Có những tội này là: Làm chứng gian, thề gian, nói dối.
  2. Có những tội này là: Làm chứng gian, thề gian, nói dối; Xét đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống và bôi nhọ; nịnh hót, tâng bốc và xu nịnh nhằm thủ lợi bất chính.
  3. Có những tội này là: nói xấu, vu khống và bôi nhọ nhằm hạ danh dự của người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 148: Điều răn thứ tám đòi buộc những gì?

  1. Đòi buộc phải tôn trọng sự thật và danh dự của mọi người, nhất là trong lãnh vực truyền thông,
  2. Đòi buộc luôn bảo vệ các bí mật nghề nghiệp cũng như tôn trọng những chuyện riêng tư mà ta đã hứa giữ kín.
  3. Đòi buộc phải tôn trọng sự thật và bảo vệ danh dự của mọi người, nhất là những người có chức vụ cao trong xã hội cũng như Giáo Hội.
  4. Cả A và B

BÀI 30

ĐIỀU RĂN THỨ MƯỜI

KHÔNG THAM LAM CỦA NGƯỜI

—|–

Câu 149: Điều răn thứ mười dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của người khác, không ganh tị, tham lam và ham muốn của cải một cách bất chính.
  2. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của người khác, không ganh tị, tham lam và ham muốn của cải một cách bất chính. Đồng thời, phải trả lại cho họ tất cả những gì mình đã cầm giữ.
  3. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của mình cũng như của người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 150: Sự tham lam làm hại chúng ta thế nào ?

  1. Sự tham lam khiến lòng chúng ta ra mù tối, rối loạn, phán đoán sai lạc, phải lạt tình yêu mến và dễ sa ngã, phạm tội.
  2. Sự tham lam khiến lòng chúng ta ra rối loạn, phán đoán sai lạc và dễ sa ngã, phạm tội.
  3. Sự tham lam khiến lòng chúng ta ra mù quáng, phán đoán sai lạc và dễ sa ngã, phạm tội. Nhất là khi có cơ hội thuận tiện.
  4. Cả A, B và C

Câu 151: Muốn chống lại tính ghen tỵ, ta cần làm những gì?

  1. Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác, không ghen tị khi họ được những điều may lành.
  2. Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác, không ghen tị khi họ được những điều may lành. Đồng thời, xin ơn biết sống khiêm tốn hơn để được đẹp lòng Chúa.
  3. Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác và xin ơn biết vui mừng khi họ được may lành.
  4. Cả A, B và C

PHẦN THỨ BA

CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KI-TÔ GIÁO

BÀI 31

PHỤNG VỤ

—|–

Câu 152Phụng vụ là gì ?

  1. Phụng vụ là việc Hội Thánh chính thức cử hành mầu nhiệm Đức Ki-tô, để thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa con người.
  2. Phụng vụ là việc Hội Thánh chính thức cử hành, để thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa con người.
  3. Phụng vụ là những cử hành, để thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa con người.
  4. Cả A, B và C

Câu 153: Phụng vụ có vị trí nào trong Hội Thánh?

  1. Phụng vụ là chóp đỉnh và là nguồn mạch các hoạt động của Hội Thánh, qua đó, Hội Thánh tiếp tục cộng trình cứu độ của Ngài.
  2. Phụng vụ là chóp đỉnh và là nguồn mạch các hoạt động của Hội Thánh, qua đó, Đức Ki-tô tiếp tục cộng trình cứu độ của Ngài.
  3. Phụng vụ là chóp đỉnh và là nguồn mạch các hoạt động của Hội Thánh, nhờ và qua các sinh hoạt của phụng vụ, Đức Ki-tô tiếp tục cộng trình cứu độ của Ngài trong Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 154: Ngày Chúa Nhật quan trọng thế nào trong năm Phụng vụ?

  1. Ngày Chúa Nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa”, ngày Chúa Phục sinh. Vì thế, người tín hữu cần tham dự thánh lễ cách đầy đủ, ngoài ra còn phải tham dự các lễ nghi phụng vụ trong ngày quan trọng này.
  2. Ngày Chúa Nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa”. Vì thế, người tín hữu cần tham dự thánh lễ cách đầy đủ, ngoài ra còn phải tham dự các lễ nghi phụng vụ trong ngày quan trọng này.
  3. Ngày Chúa Nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa”, ngày Chúa Phục sinh. Vì thế, ngày Chúa nhật là nền tảng và trung tâm của cả năm Phụng vụ.
  4. Cả A, B và C

Câu 155: Năm Phụng vụ là gì?

  1. Là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm Đức Ki-tô, để giúp chúng ta sống những mầu nhiệm ấy, hầu chuẩn bị đón Ngài lại đến trong vinh quang.
  2. Là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm của Đức Ki-tô, từ khi Ngài hạ sinh tới khi Ngài chịu chết và sống lại.
  3. Là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm chính yếu trong cuộc đời Đức Ki-tô, từ khi Ngài hạ sinh tới khi Ngài chịu chết và sống lại.
  4. Cả A, B và C

Câu 156: Năm Phụng vụ được tổ chức thế nào?

  1. Năm Phụng vụ được tổ chức thành các mùa là mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay và mùa Phục sinh.
  2. Năm Phụng vụ được tổ chức thành các mùa là mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Phục sinh và mùa Thường niên.
  3. Năm Phụng vụ được tổ chức thành các mùa là mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thường niên.
  4. Tất cả đều đúng

BÀI 32

BÍ TÍCH

—|–

Câu 157Bí tích là gì ?

  1. Bí tích là dấu chỉ bên ngoài Chúa Giê-su đã lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, hầu mang lại sự sống thần linh.
  2. Bí tích là dấu chỉ Chúa Giê-su đã lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, hầu mang lại sự sống thần linh.
  3. Bí tích là dấu chỉ bên ngoài Chúa Giê-su đã lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, để diễn tả và thông ban cho chúng ta ân sủng bên trong là sự sống thần linh.
  4. Cả A, B và C

Câu 158: Ấn tín bí tích là gì?

  1. Là dấu ấn thiêng liêng Thiên Chúa in vào lòng những người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh, như lời hứa và bảo đảm cho sự che chở của Ngài. Vì ấn tín không thể xóa được, nên các bí tích này chỉ được lãnh một lần mà thôi.
  2. Là dấu ấn thiêng liêng Thiên Chúa in vào lòng những người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Hôn Phối, như lời hứa và bảo đảm cho sự che chở của Ngài. Vì ấn tín không thể xóa được, nên các bí tích này chỉ được lãnh một lần mà thôi.
  3. Là dấu ấn thiêng liêng Thiên Chúa in vào lòng những người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Xức Dầu, Truyền Chức Thánh, như lời hứa và bảo đảm cho sự che chở của Ngài. Vì ấn tín không thể xóa được, nên các bí tích này chỉ được lãnh một lần mà thôi.
  4. Cả A, B và C

Câu 159: Cần có những điều kiện nào để lãnh nhận các Bí tích?

  1. Cần có những điều kiện này là: Phải đón nhận và học hiểu Lời Chúa trong một thời gian; Thêm vào đó, phải có đức tin chân thật cùng lòng ước muốn lãnh nhận.
  2. Cần có những điều kiện này là: Phải đón nhận và học hiểu Lời Chúa; Thêm vào đó, phải có đức tin và thật lòng ước muốn.
  3. Cần có những điều kiện này là: Phải học hiểu Lời Chúa trong một thời gian; Thêm vào đó, phải có đức tin chân thật cùng lòng ước muốn lãnh nhận.
  4. Cả A, B và C

Câu 160: Vì sao các Bí tích cần thiết cho ơn cứu độ?

  1. Vì các bí tích trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, nên những người không lãnh bí tích, thì không thể vào Nước Thiên Chúa được.
  2. Vì các bí tích trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, cùng các ơn riêng tùy theo từng người; nên những người không lãnh bí tích, thì không thể vào Nước Thiên Chúa được.
  3. Vì các bí tích trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, để Ngài chữa lành và biến đổi chúng ta.
  4. Cả A, B và C

BÀI 33

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

—|–

Câu 161: Bí tích Xức Dầu bệnh nhân là gì?

  1. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ban ơn nâng đỡ bệnh nhân và người già yếu, về phần hồn cũng như phần xác.
  2. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ban ơn nâng đỡ và chữa lành các bệnh tật cho bệnh nhân và người già yếu, về phần hồn cũng như phần xác.
  3. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để nâng đỡ và chữa lành các bệnh tật cho bệnh nhân, cùng ban ơn phần hồn cũng như phần xác.
  4. Cả A, B và C

Câu 162: Ai có thể lãnh Bí tích Xức Dầu?

  1. Mọi tín hữu khi lâm bệnh nặng, hoặc bị yếu liệt vì tuổi già, đều có thể lãnh Bí tích Xức Dầu.
  2. Mọi tín hữu khi lâm bệnh nặng, khi gặp cảnh nguy tử hoặc bị yếu liệt vì tuổi già, đều có thể lãnh Bí tích Xức Dầu.
  3. Mọi tín hữu khi lâm bệnh nặng, khi gặp cảnh nguy tử đều có thể lãnh Bí tích Xức Dầu.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 163: Bí tích Xức Dầu có những hiệu quả nào?

  1. Bí tích Xức Dầu kết hợp bệnh nhân với cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô, để sinh ích cho họ và cho Hội Thánh;
  2. Bí tích Xức Dầu Mang lại cho họ niềm an ủi và lòng can đảm, để chịu đựng những đau đớn của bệnh tật hoặc tuổi già;
  3. Bí tích Xức Dầu thứ tha các tội lỗi đã phạm nếu chưa xưng được; Chữa lành thân xác nếu phù hợp với ý Chúa, đồng thời, chuẩn bị cho “cuộc vượt qua” sang cõi sống đời đời.
  4. Cả A, B và C

Câu 164: Của ăn đàng là gì ?

  1. Của ăn đàng là Bí tích Thánh Thể và Xức Dầu được trao ban cho những người sắp lìa đời, giúp họ vững vàng mạnh tiến về nhà Cha trên trời.
  2. Của ăn đàng là Bí tích Thánh Thể, Hòa Giải và Xức Dầu được trao ban cho những người sắp lìa đời, giúp họ vững vàng mạnh tiến về nhà Cha trên trời.
  3. Của ăn đàng là Bí tích Thánh Thể được trao ban cho những người sắp lìa đời, giúp họ vững vàng mạnh tiến về nhà Cha trên trời.
  4. Tất cả đều đúng

BÀI 34

ƠN GỌI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN

—|–

Câu 165: Ơn gọi sống đời thánh hiến là gì?

  1. Ơn gọi đời sống thánh hiến là lời Thiên Chúa ngỏ với một số người, để mời gọi họ dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì.
  2. Ơn gọi đời sống thánh hiến là lời Thiên Chúa ngỏ với một số người, để mời gọi họ sống đời tận hiến trong bậc tu trì hay giáo sĩ.
  3. Ơn gọi đời sống thánh hiến là lời Thiên Chúa ngỏ với một số người, để mời gọi họ dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì để phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 166: Những dấu nào cho biết mình có ơn gọi sống đời thánh hiến?

  1. Có ba dấu này: một là có ý ngay lành và ước muốn dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân; hai là có đủ sức khỏe cũng như trình độ mà Hội Thánh quy định và ba là được những người có trách nhiệm tuyển chọn.
  2. Có ba dấu này: một là có lòng ước muốn dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân; hai là có đủ trình độ như Hội Thánh quy định và ba là được những người có trách nhiệm tuyển chọn.
  3. Có ba dấu này: một là có ý ngay lành và ước muốn dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân; hai là có đủ điều kiện Hội Thánh quy định và ba là được những người có trách nhiệm tuyển chọn.
  4. Tất cả đều sai

Câu 167: Người muốn sống đời thánh hiến phải làm gì?

  1. Phải cầu nguyện, suy nghĩ, xin người khôn ngoan chỉ dẫn và sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa.
  2. Phải sống một đời sống tốt lành, đồng thời, cần xin ơn Chúa soi sáng để có thể đáp lại lời mời gọi của Ngài.
  3. Phải sống một đời sống tốt lành, siêng năng cầu nguyện, đồng thời, cần xin ơn Chúa soi sáng để có thể đáp lại lời mời gọi của Ngài.
  4. Cả A, B và C

BÀI 35

BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

—|–

Câu 168: Bí tích Truyền Chức Thánh là gì?

  1. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để trao ban cho những người Ngài chọn, để họ tiếp tục thực thi trong Hội Thánh cho đến ngày tận thế.
  2. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ủy thác sứ vụ của Ngài cho các Tông đồ, nhờ đó, sứ vụ này tiếp tục thực thi trong Hội Thánh cho đến ngày tận thế.
  3. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để trao ban cho những người Ngài chọn, để họ trở nên những chứng nhân của Chúa và Hội Thánh cho đến ngày tận thế.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 169: Chúa Giê-su lập Bí tích Truyền Chức Thánh khi nào?

  1. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Truyền Chức trong Bữa Tiệc Ly, trước khi Ngài đi chịu chết.
  2. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Truyền Chức trong Bữa Tiệc Ly, trước khi Ngài đi chịu chết. Để qua tác vụ họ lãnh nhận, Thiên Chúa có thể tiếp tục thông ban những ơn lành của Ngài cho con người mọi ngày cho đến tận thế.
  3. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Truyền Chức trong Bữa Tiệc Ly, khi Ngài nói với các Tông đồ rằng: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”.
  4. Cả A và B

Câu 170: Những người lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh thi hành tác vụ với thẩm quyền nào?

  1. Những người lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh thi hành tác vụ với thẩm quyền không do cộng đoàn ủy thác, nhưng do Đức Ki-tô trao ban.
  2. Họ thi hành tác vụ trong cương vị Đức Ki-tô là Đầu và nhân danh Hội Thánh. Vì thế, chức tư tế thừa tác khác biệt với chức tư tế cộng đồng mà các tín hữu đã lãnh nhận khi được rửa tội.
  3. Họ thi hành tác vụ với thẩm quyền Chúa Ki-tô qua Hội Thánh trao ban. Nhờ đó, họ có thể cử hành các bí tích trong cương vị Đức Ki-tô là Đầu và nhân danh Hội Thánh.
  4. Cả A và B

Câu 171: Bí tích Truyền Chức Thánh gồm những cấp bậc nào?

  1. Gồm ba cấp bậc là Giám mục, linh mục và phó tế.
  2. Gồm ba cấp bậc là Giám mục, linh mục và tu sĩ.
  3. Gồm ba cấp bậc là Linh mục, tu sĩ và giáo dân.
  4. Cả B và C

Câu 172: Người tín hữu có bổn phận nào đối với các vị chủ chăn của mình?

  1. Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện và cộng tác với các vị chủ chăn của mình trong việc xây dựng Hội Thánh, đồng thời giúp đỡ các ngài cả về tinh thần lẫn vật chất.
  2. Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện, tôn trọng, vâng lời và cộng tác với các vị chủ chăn của mình trong việc xây dựng Hội Thánh, đồng thời giúp đỡ các ngài cả về tinh thần lẫn vật chất.
  3. Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện, tôn trọng, vâng lời và cộng tác với các vị chủ chăn của mình trong việc xây dựng Hội Thánh.
  4. Tất cả đều đúng

BÀI 36

BÍ TÍCH HÔN PHỐI

—|–

Câu 173: Bí tích Hôn Phối là gì?

  1. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để kết hợp hai người tín hữu thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cùng ban ân sủng để họ có thể yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương Hội Thánh.
  2. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để kết hợp hai người tín hữu thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cùng ban ân sủng để họ có thể yêu thương nhau trọn đời.
  3. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để kết hợp hai người tín hữu một nam một nữ thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cùng ban ân sủng để họ có thể yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương Hội Thánh.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 174: Gia đình là gì trong kế hoạch của Thiên Chúa?

  1. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, mọi người chung sống hạnh phúc.
  2. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, để cha mẹ và con cái chung sống hạnh phúc, vừa là Hội Thánh tại gia vì là cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến.
  3. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, mọi người chung sống hạnh phúc. Nhờ đó, họ trở nên chứng tá cho Chúa trong ơn gọi hôn nhân gia đình.
  4. Cả A, B và C

Câu 175: Gia đình có vai trò nào trong xã hội?

  1. Gia đình là tế bào đầu tiên và là nền móng để xây dựng một xã hội vững bền.
  2. Gia đình là nền móng đầu tiên để xây dựng một xã hội vững bền. Nếu một gia đình hạnh phúc và hiệp thông, xã hội sẽ bình an và thịnh vượng và ngược lại, nếu gia đình bất hòa chia rẽ, xã hội sẽ khó lòng phát triển.
  3. Gia đình là nền móng đầu tiên để xây dựng một xã hội vững bền. Vì là nền móng, nên gia đình có vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 176: Vì sao gia đình Công giáo được gọi là “Hội Thánh tại gia”?

  1. Gia đình Công giáo được gọi là “Hội Thánh tại gia” vì gia đình Công Giáo biểu lộ bản chất của Hội Thánh là gia đình của Thiên Chúa.
  2. Vì gia đình Công giáo vừa là cộng đoàn ân sủng và cầu nguyện, trường dạy các đức tính nhân bản và Ki-tô giáo, vừa là nơi đầu tiên đức tin được loan truyền cho con cái.
  3. Vì gia đình Công giáo bao gồm những phần tử đã được thánh hiến qua Bí tích Rửa Tội, nhờ đó, họ được trở nên thánh thiện.
  4. Cả A và B

BÀI 37

BÍ TÍCH THÊM SỨC

—|–

Câu 177: Bí tích Thêm Sức là gì?

  1. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ban tràn đầy Chúa Thánh Thần, hầu giúp chúng ta sống ơn Bí tích Rửa Tội cách mạnh mẽ và tốt đẹp hơn.
  2. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, trước khi Ngài về trời, để ban tràn đầy Chúa Thánh Thần, hầu giúp chúng ta sống ơn Bí tích Rửa Tội cách mạnh mẽ và tốt đẹp hơn.
  3. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, trước khi Ngài về trời, để ban tràn đầy Chúa Thánh Thần và những cần thiết khác, hầu giúp chúng ta sống ơn Bí tích Rửa Tội cách mạnh mẽ và tốt đẹp hơn.
  4. Cả A, B và C

Câu 178: Nghi thức chính yếu của Bí tích Thêm Sức là gì?

  1. Là việc xức dầu dự tòng trên trán người đã lãnh Bí tích Rửa Tội, cùng với việc đặt tay trên đầu người ấy và đọc rằng: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.
  2. Là việc xức dầu thánh trên trán người đã lãnh Bí tích Rửa Tội, cùng với lời đọc rằng: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.
  3. Là việc xức dầu thánh trên trán người đã lãnh Bí tích Rửa Tội, cùng với việc đặt tay trên đầu người ấy và đọc rằng: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 179: Hiệu quả của Bí tích Thêm Sức là gì?

  1. Là việc đổ tràn ơn sức mạnh của Chúa Thánh Thần trên người lãnh Bí tích, nhờ đó họ được ghi ấn tín không thể tẩy xóa và gia tăng ân sủng Bí tích Rửa Tội.
  2. Là việc đổ tràn Chúa Thánh Thần trên người lãnh Bí tích, nhờ đó họ được ghi ấn tín không thể tẩy xóa và gia tăng ân sủng Bí tích Rửa Tội.
  3. Là việc đổ tràn ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần trên người lãnh Bí tích, nhờ đó họ được ghi ấn tín không thể tẩy xóa và gia tăng ân sủng Bí tích Rửa Tội.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 180: Việc gia tăng ân sủng Bí tích Rửa Tội nghĩa là gì?

  1. Nghĩa là giúp chúng ta tiến sâu hơn vào ơn làm con cái Thiên Chúa, được kết hợp mật thiết hơn với Đức Ki-tô và Hội Thánh; được thêm các ơn Chúa Thánh Thần; được thêm sức mạnh để làm chứng và bảo vệ đức tin.
  2. Nghĩa là giúp chúng ta được kết hợp mật thiết hơn với Đức Ki-tô và Hội Thánh; được thêm các ơn Chúa Thánh Thần; được thêm sức mạnh để làm chứng và bảo vệ đức tin.
  3. Nghĩa là giúp chúng ta được được thêm các ơn Chúa Thánh Thần; được thêm sức mạnh để làm chứng và bảo vệ đức tin.
  4. Cả A, B và c

Câu 181: Những ai được lãnh Bí tích Thêm Sức?

  1. Những người đã được rửa tội và đến tuổi khôn, sạch tội trọng, học giáo lý đầy đủ và quyết sống đúng bổn phận Ki-tô hữu.
  2. Những người đã được rửa tội và đến tuổi khôn, sạch tội trọng, học giáo lý đầy đủ và quyết sống đúng bổn phận Ki-tô hữu. Ngoài ra cần có người đỡ đầu.
  3. Những người đã được rửa tội và đến tuổi khôn, học giáo lý đầy đủ và quyết sống đúng bổn phận Ki-tô hữu. Ngoài ra cần có người đỡ đầu.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 182: Những ai là thừa tác viên của Bí tích Thêm Sức?

  1. Thừa tác viên thông thường là Giám mục và những linh mục được chỉ định; nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ ai cũng đều có nhiệm vụ ban bí tích này.
  2. Thừa tác viên thông thường là Giám mục và những linh mục được chỉ định; nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ linh mục nào cũng đều có nhiệm vụ ban bí tích này.
  3. Thừa tác viên thông thường là Giám mục, nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ linh mục nào cũng đều có nhiệm vụ ban bí tích này.
  4. Tất cả đều đúng

BÀI 38

SỐNG BÍ TÍCH THÊM SỨC

—|–

Câu 183: Người lãnh Bí tích Thêm Sức có những bổn phận nào?

  1. Có bổn phận nỗ lực thì hành Lời Chúa trong đời sống thường ngày.
  2. Có bổn phận góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.
  3. Có bổn phận tích cực giới thiệu Chúa cho mọi người.
  4. Cả A, B và C

Câu 184: Thiên Chúa muốn ta sống trong xã hội như thế nào?

  1. Thiên Chúa muốn ta sống hiệp nhất, yêu thương và hài hòa với mọi người, xây dựng một nền văn minh tình thương theo mẫu mực Thiên Chúa Ba Ngôi.
  2. Thiên Chúa muốn ta sống bác ái, yêu thương và hài hòa với mọi người, xây dựng một nền văn minh tình thương theo mẫu mực Thiên Chúa Ba Ngôi.
  3. Thiên Chúa muốn ta sống hài hòa với mọi người, xây dựng một nền văn minh tình thương theo mẫu mực Thiên Chúa Ba Ngôi.
  4. Tất cả đều sai

Câu 185: Người Ki-tô hữu có bổn phận nào đối với xã hội?

  1. Người Ki-tô hữu cần tích cực hoán cải nội tâm và cổ võ công bằng bác ái, đồng thời góp phần đổi mới các định chế và điều kiện sống trong xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng.
  2. Người Ki-tô hữu cần tích cực cổ võ công bằng bác ái, đồng thời góp phần đổi mới các định chế và điều kiện sống trong xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng.
  3. Người Ki-tô hữu cần tích cực sống chứng tá bằng việc hoán cải nội tâm, cổ võ công bằng bác ái, đồng thời góp phần đổi mới các định chế và điều kiện sống trong xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng.
  4. Cả A, B và C

Câu 186: Chúng ta phải tham gia xây dựng công ích bằng cách nào?

  1. Chúng ta phải tham gia bằng cách: Tôn trọng các luật công bằng; Sống bác ái yêu thương; Chu toàn các trách nhiệm cá nhân trong xã hội và tham gia vào đời sống cộng đồng.
  2. Chúng ta phải tham gia bằng cách: Tôn trọng các luật công bằng; Sống bác ái yêu thương và tham gia vào đời sống cộng đồng.
  3. Chúng ta phải tham gia bằng cách: Tôn trọng các luật công bằng; Chu toàn các trách nhiệm cá nhân trong xã hội và tham gia vào đời sống cộng đồng.
  4. Cả A, B và C

BÀI 39

HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ TRUYỀN GIÁO

—|–

Câu 187: Hoạt động tông đồ nghĩa là gì?

  1. Hoạt động tông đồ là dấn thân vào mọi hoạt động trong đời sống xã hội, với mục đích giúp cho người khác biết và tin theo Chúa Giê-su.
  2. Hoạt động tông đồ là làm việc có mục đích giúp cho người khác biết và tin theo Chúa Giê-su.
  3. Hoạt động tông đồ là dấn thân vào mọi hoạt động trong đời sống Giáo Hội cũng như xã hội, với mục đích giúp cho người khác biết và tin theo Chúa Giê-su.
  4. Cả A, B và C

Câu 188: Ta có nhiệm vụ hoạt động tông đồ không?

  1. Có. Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều có nhiệm vụ mở rộng Nước Chúa, tham gia các hoạt động tông đồ, truyền giáo.
  2. Có. Công việc này, trước tiên thuộc về hàng giáo sĩ và tu sĩ. Tuy nhiên, tất cả mọi người Ki-tô hữu đều có nhiệm vụ mở rộng Nước Chúa, tham gia các hoạt động tông đồ, truyền giáo.
  3. Có. Công việc này, trước tiên thuộc về hàng giáo sĩ và tu sĩ. Tuy nhiên, là người giáo dân, chúng ta cũng có nhiệm vụ mở rộng Nước Chúa, tham gia các hoạt động tông đồ, truyền giáo.
  4. Cả A, B và C

Câu 189: Ta hoạt động tông đồ như thế nào?

  1. Ta có thể tham gia vào nhiều lãnh vực hoạt động tông đồ như: thăm viếng, dạy giáo lý và các sinh hoạt tông đồng của Hội Thánh.
  2. Ta có thể hoạt động tông đồ theo hình thức cá nhân hay tập thể như thăm viếng, dạy giáo lý và các sinh hoạt tông đồng của Hội Thánh.
  3. Ta có thể tham gia vào nhiều lãnh vực hoạt động tông đồ như: thăm viếng, tặng quà, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, dạy giáo lý và các sinh hoạt tông đồng của Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 190: Vì sao Hội Thánh có sứ mạng truyền giáo?

  1. Vì Thiên Chúa muốn cho mọi người được ơn cứu độ.
  2. Vì Hội Thánh có bổn phận đem chân lý được Thiên Chúa trao phó đến cho mọi người.
  3. Vì chính Chúa Ki-tô, trước khi về trời đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
  4. Cả A, B và C

BÀI 40

Á BÍ TÍCH

—|–

Câu 191: Á Bí tích là gì?

  1. Á Bí tích là những dấu hiệu thánh thiêng do Hội Thánh thiết lập, để giúp các tín hữu thánh hóa một số hoàn cảnh trong cuộc sống.
  2. Á Bí tích là những dấu hiệu thánh thiêng do Chúa Giê-su thiết lập, để giúp các tín hữu thánh hóa một số hoàn cảnh trong cuộc sống.
  3. Á Bí tích là những dấu hiệu thánh thiêng do Hội Thánh thiết lập, để giúp các tín hữu thánh hóa bản thân mình, cùng một số hoàn cảnh trong cuộc sống.
  4. Cả A, B và C

Câu 192: Có mấy loại Á Bí tích?

  1. Có 4 loại Á Bí tích, gồm: Việc chúc lành; Thánh hiến những con người; Dâng hiến những đồ vật và Việc trừ tà.
  2. Có 4 loại Á Bí tích, gồm: Việc chúc lành; Thánh hiến những con người; Dâng hiến những đồ vật được dùng vào việc thờ phượng và Việc trừ tà.
  3. Có 4 loại Á Bí tích, gồm: Việc chúc lành; Thánh hiến những con người; Thánh hiến những nơi chốn, đồ vật và Việc trừ tà.
  4. Cả A, B và C

Câu 193: Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân nào?

  1. Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân như: Việc tôn kính các di tích thánh, hành hương, rước kiệu, chặng đàng Thánh giá, lần chuỗi Mân Côi…
  2. Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân như: Việc tôn kính các di tích thánh, rước kiệu, chặng đàng Thánh giá, lần chuỗi Mân Côi…
  3. Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân như: Việc tôn kính các di tích thánh, viếng nhà thờ, hành hương, rước kiệu, chặng đàng Thánh giá, lần chuỗi Mân Côi…
  4. Cả A, B và C

Câu 194: Hội Thánh có thái độ nào đối với những việc đạo đức bình dân?

  1. Hội Thánh cổ võ những việc đạo đức bình dân phù hợp với Tin Mừng và sự khôn ngoan của con người, đồng thời góp phần làm cho đời sống Ki-tô hữu được phong phú.
  2. Hội Thánh cổ võ những việc đạo đức bình dân phù hợp với Tin Mừng và góp phần làm cho đời sống Ki-tô hữu được phong phú.
  3. Hội Thánh chỉ cổ võ những việc đạo đức bình dân phù hợp với Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh mà thôi.
  4. Cả A, B và C

Câu 195: Vì sao chúng ta có thể tôn kính ảnh tượng?

  1. Vì Con Thiên Chúa đã xuống thế, trở nên con người thật như chúng ta, nên chúng ta có thể dùng ảnh tượng để dễ hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh mà noi gương các Ngài.
  2. Vì Con Thiên Chúa đã làm người, nên chúng ta có thể dùng ảnh tượng để dễ hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh mà noi gương các Ngài.
  3. Vì Con Thiên Chúa đã xuống thế, trở nên con người thật như chúng ta, có thân xác như chúng ta, nên chúng ta có thể dùng ảnh tượng để dễ hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

PHẦN THỨ TƯ

KINH NGUYỆN KI-TÔ GIÁO

BÀI 41

VIỆC CẦU NGUYỆN

—|–

Câu 196: Cầu nguyện là gì ?

  1. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, là tâm sự với Chúa nỗi lòng của mình, và để gặp gỡ và hiệp thông với Ngài trong tình yêu thương.
  2. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, để gặp gỡ và hiệp thông với Ngài trong tình yêu thương.
  3. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, là tâm sự với Chúa niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống, nhờ đó, chúng ta có thể gặp gỡ và hiệp thông với Ngài trong tình yêu thương.
  4. Cả A, B và C

Câu 197 : Vì sao chúng ta phải cầu nguyện ?

  1. Vì tự bản chất, con người luôn khao khát hướng về Thiên Chúa là nguồn sự sống vì con người vốn mỏng giòn, yếu đuối. Chỉ Thiên Chúa mới có thể đáp ứng mọi ước muốn của chúng ta.
  2. Vì tự bản chất, con người luôn khao khát hướng về Thiên Chúa là nguồn sự sống. Chỉ Thiên Chúa mới có thể đáp ứng mọi ước muốn của chúng ta như lời Ngài phán: “Không có Thầy, anh em không làm gì được”
  3. Vì tự bản chất, con người luôn khao khát hướng về Thiên Chúa là nguồn sự sống và vì Ngài vẫn hằng kêu mời chúng ta đến gặp gỡ, thưa chuyện với Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 198 : Trong Tân Ước, ai là mẫu gương cầu nguyện hoàn hảo nhất ?

  1. Trong Tân Ước, chính Chúa Giê-su là mẫu gương cầu nguyện hoàn hảo nhất.
  2. Trong Tân Ước, chính Chúa Giê-su là mẫu gương cầu nguyện hoàn hảo nhất. Ngoài ra, Hội Thánh còn giới thiệu cho chúng ta tấm gương của nguyện của Đức Maria và các Tông đồ.
  3. Trong Tân Ước, chính Chúa Giê-su là mẫu gương cầu nguyện hoàn hảo nhất. Trong suốt cuộc đời của mình, Chúa Giê-su không khi nào ngừng cầu nguyện, Ngài luôn tìm thời gian thuận tiện để cầu nguyện với Thiên Chúa Cha.
  4. Cả A, B và C

Câu 199 : Chúa Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện thế nào ?

  1. Chúa Giê-su dạy chúng ta hướng lòng lên Chúa Cha, cầu nguyện với ý hướng ngay lành, với niềm tin mạnh mẽ, sự kiên trì và tình con thảo.
  2. Chúa Giê-su dạy chúng ta hướng lòng lên Chúa Cha, để như Ngài, chúng ta cũng cầu nguyện với ý hướng ngay lành, với niềm tin mạnh mẽ, sự kiên trì và tình con thảo.
  3. Chúa Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện với ý hướng ngay lành, với niềm tin mạnh mẽ, sự kiên trì và tình con thảo.
  4. Cả A, B và C

BÀI 42

ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN

—|–

Câu 200: Chúng ta có thể cầu nguyện trong những hoàn cảnh nào?

  1. Chúng ta có thể cầu nguyện trong bất cứ hoàn cảnh nào như: khi vui, buồn, thành công, thất bại.
  2. Chúng ta có thể cầu nguyện tạ ơn Chúa khi lãnh nhận những ơn lành; ngợi khen Chúa khi chúng ta hân hoan vui sướng.
  3. Chúng ta có thể cầu nguyện xin Ngài ban cho chúng ta, hay cho mọi người khác những ơn cần thiết.
  4. Cả A, B và C

Câu 201: Chúng ta có thể cầu nguyện ở đâu?

  1. Chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ nơi đâu, miễn sao chúng ta có thể gặp gỡ được Chúa.
  2. Chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ nơi đâu, nhưng nhà thờ vẫn là nơi ưu tiên cho việc cầu nguyện. Ngoài ra, những nơi thanh vắng, cô tịch… cũng thích hợp cho việc cầu nguyện.
  3. Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện ở nhà thờ, nhà nguyện, là nơi ưu tiên cho việc cầu nguyện và gặp gỡ Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 202: Thời điểm nào thích hợp cho việc cầu nguyện?

  1. Mọi thời điểm đều thích hợp cho việc cầu nguyện, nhưng để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện, Hội Thánh đề nghị các Ki-tô hữu những thời điểm sau: Ban sáng và ban tối; trước và sau bữa ăn; phụng vụ Các Giờ Kinh; Thánh lễ; kinh Mân Côi; các lễ mừng trong Năm Phụng vụ.
  2. Mọi thời điểm đều thích hợp cho việc cầu nguyện, nhưng để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện, Hội Thánh đề nghị các Ki-tô hữu những thời điểm sau: Ban sáng và ban tối; trước và sau bữa ăn; Thánh lễ; kinh Mân Côi; các lễ mừng trong Năm Phụng vụ.
  3. Mọi thời điểm đều thích hợp cho việc cầu nguyện, nhưng để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện, Hội Thánh đề nghị các Ki-tô hữu những thời điểm sau: Ban sáng và ban tối; trước và sau bữa ăn; Thánh lễ và lần chuỗi kinh Mân Côi.
  4. Cả A, B và C

Câu 203: Vì sao Hội Thánh cầu nguyện với Đức Maria và cầu nguyện cùng Đức Maria?

  1. Hội Thánh cầu nguyện với Đức Maria, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa; Hội Thánh cầu nguyện cùng Đức Maria, vì Mẹ là người cầu nguyện tuyệt hảo nhất.
  2. Hội Thánh cầu nguyện với Đức Maria, vì Mẹ đã cộng tác cách độc đáo với hoạt động của Chúa Thánh Thần; Hội Thánh cầu nguyện cùng Đức Maria, vì Mẹ là người cầu nguyện tuyệt hảo
  3. Hội Thánh cầu nguyện với Đức Maria, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa; Hội Thánh cầu nguyện cùng Đức Maria, vì Mẹ là mẫu gương cho chúng ta trong việc cầu nguyện.
  4. Cả A, B và C

Câu 204: Các Thánh giúp chúng ta cầu nguyện thế nào?

  1. Trước tiên, các Thánh là những gương mẫu cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Thứ đến, các ngài đã để lại nhiều linh đạo dạy chúng ta cách sống và thực hành việc cầu nguyện.
  2. Các Thánh là những người ban ơn soi sáng, giúp chúng ta có thể cầm lòng cầm trí mà chuyên tâm cầu nguyện. Ngoài ra, các ngài còn là những mẫu gương trong việc cầu nguyện để chúng ta noi theo.
  3. Các Thánh là những gương mẫu cầu nguyện. Các ngài hằng chuyển cầu cho chúng ta và để lại nhiều linh đạo dạy chúng ta cách sống và thực hành việc cầu nguyện.
  4. Cả A, B và C

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHỐI “LỚN LÊN TRONG CHÚA THÁNH THẦN”

NGÀNH THIẾU NHI

—X–

PHẦN I – GIÁO LÝ
1 B 31 A 61 D 91 B 121 C 151 C 181 B
2 C 32 B 62 D 92 A 122 A 152 A 182 B
3 D 33 C 63 D 93 C 123 C 153 B 183 D
4 A 34 B 64 B 94 A 124 D 154 C 184 C
5 C 35 A 65 A 95 B 125 A 155 A 185 A
6 A 36 C 66 D 96 C 126 B 156 C 186 C
7 D 37 A 67 A 97 B 127 B 157 C 187 B
8 D 38 B 68 D 98 B 128 C 158 A 188 A
9 B 39 A 69 C 99 C 129 A 159 B 189 B
10 A 40 D 70 D 100 A 130 A 160 C 190 D
11 B 41 B 71 A 101 C 131 B 161 A 191 A
12 C 42 C 72 C 102 B 132 C 162 B 192 B
13 C 43 A 73 A 103 B 133 D 163 D 193 C
14 A 44 D 74 C 104 C 134 D 164 C 194 A
15 A 45 D 75 C 105 C 135 C 165 B 195 B
16 D 46 A 76 A 106 A 136 A 166 C 196 B
17 B 47 A 77 B 107 C 137 C 167 A 197 C
18 B 48 A 78 A 108 B 138 B 168 B 198 A
19 D 49 B 79 B 109 B 139 D 169 C 199 C
20 B 50 B 80 C 110 A 140 B 170 D 200 D
21 A 51 C 81 C 111 C 141 B 171 A 201 B
22 A 52 A 82 D 112 C 142 D 172 B 202 A
23 C 53 B 83 A 113 B 143 C 173 C 203 B
24 C 54 B 84 B 114 A 144 A 174 B 204 C
25 A 55 C 85 D 115 A 145 A 175 A
26 B 56 B 86 A 116 A 146 B 176 D
27 C 57 A 87 C 117 C 147 B 177 A
28 A 58 D 88 A 118 A 148 D 178 C
29 B 59 B 89 B 119 C 149 A 179 B
30 B 60 D 90 C 120 A 150 A 180 A

Nguồn: giaophanthaibinh.net