Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo lý “Sống đạo”

Bộ Câu hỏi được biên soạn dựa trên Tài liệu “Sống đạo” trong bộ Giáo lý Hồng Ân của Giáo phận Xuân Lộc – NXB Đồng Nai, 2020

 

PHẦN THỨ NHẤT

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

BÀI 1

THIÊN CHÚA CHO CHÚNG TA NHẬN BIẾT NGÀI

 

Câu 1: Con người được Thiên Chúa dựng nên để làm gì?

  1. Con người được Thiên Chúa dựng nên để làm chủ vũ trụ này.
  2. Con người được Thiên Chúa dựng nên để sống hạnh phúc với Ngài.
  3. Con người được Thiên Chúa dựng nên để phục vụ Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 2: Thiên Chúa đã làm gì để con người được sống hạnh phúc với Ngài?

  1. Thiên Chúa đã khắc ghi vào con người niềm khao khát tìm về Chân, Thiện, Mỹ và ban cho họ khả năng nhận biết, yêu mến và hiệp thông với Ngài.
  2. Thiên Chúa đã khắc ghi vào con người niềm khao khát hạnh phúc, để họ biết yêu mến và hiệp thông với Ngài.
  3. Thiên Chúa đã khắc ghi vào con người niềm khao khát Thiên Chúa và ban cho họ khả năng nhận biết, yêu mến và hiệp thông với Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 3: Con người có thể nhận biết Thiên Chúa bằng cách nào?

  1. Con người có thể nhận biết Thiên Chúa bằng cách: Nhìn xem vẻ đẹp và trật tự lạ lùng trong vũ trụ, mà nhận ra Đấng dựng nên trời đất muôn vật.
  2. Con người có thể nhận biết Thiên Chúa bằng cách: nhờ tiếng lương tâm, sự tự do và khát vọng hạnh phúc đời đời mà nhận ra Đấng là nguồn mọi điều thiện hảo.
  3. Con người có thể nhận biết Thiên Chúa bằng cách dùng lý trí và sự hiểu biết Chúa ban cùng lòng khao khát kiếm tìm hạnh phúc.
  4. Cả A và B

Câu 4: Con người có thể nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa không?

  1. Với khả năng tự nhiên, con người không thể nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa, mà phải nhờ vào sự mạc khải của Ngài.
  2. Với khả năng tự nhiên, con người có thể nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa, tuy nhiên, sự hiểu biết đó chỉ có giới hạn mà thôi.
  3. Với khả năng tự nhiên, con người không thể nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa, mà phải nhờ vào lời chỉ dạy của Chúa Giê-su và các thánh Tông đồ.
  4. Cả B và C

BÀI 2

MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA

—|–

Câu 5Mạc khải là gì ?

  1. Mạc khải là việc Thiên Chúa tỏ cho con người biết Ngài là ai và ý định của Ngài là gì đối với cùng đích của con người.
  2. Mạc khải là việc Thiên Chúa tỏ cho con người biết Ngài và ý định yêu thương của Ngài đối với con người.
  3. Mạc khải là việc Thiên Chúa tỏ cho con người biết Ngài là ai và cùng đích của con người là gì.
  4. Cả A, B và C

Câu 6: Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta bằng cách nào?

  1. Thiên Chúa dùng lời nói và hành động, mà tỏ mình cho chúng ta qua từng giai đoạn lịch sử cứu độ.
  2. Thiên Chúa dùng lời nói và hành động, cùng những phép lạ kèm theo mà tỏ mình cho chúng ta qua từng giai đoạn lịch sử cứu độ.
  3. Thiên Chúa dùng lời nói và hành động, mà tỏ mình cho chúng ta qua các Tổ phụ, các Ngôn sứ và sau cùng là qua Đức Giê-su Ki-tô, Con Một yêu dấu của Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 7: Thiên Chúa đã mạc khải qua những giai đoạn nào?

  1. Thiên Chúa đã mạc khải qua Tổ tông loài người, các Tổ phụ, các Ngôn sứ và sau hết, Ngài đã mạc khải trọn vẹn nơi Đức Giê-su Ki-tô.
  2. Thiên Chúa đã mạc khải qua các Tổ phụ, các Ngôn sứ và sau hết, Ngài đã mạc khải trọn vẹn nơi Đức Giê-su Ki-tô.
  3. Thiên Chúa đã mạc khải qua công trình sáng tạo của Ngài, qua các Tổ phụ, các Ngôn sứ và sau hết, Ngài đã mạc khải trọn vẹn nơi Đức Giê-su Ki-tô.
  4. Cả A, B và C

Câu 8: Vì sao Đức Giê-su Ki-tô là mạc khải trọn vẹn của Thiên Chúa?

  1. Vì Đức Giê-su là Con Thiên Chúa làm người; Ngài cũng chính là Thiên Chúa, nên Ngài có thể biết mọi sự kín nhiệm nơi Thiên Chúa.
  2. Vì Đức Giê-su vừa là người thật vừa là Thiên Chúa thật, nên Ngài có thể biết mọi sự kín nhiệm nơi Thiên Chúa.
  3. Vì Đức Giê-su là Con Thiên Chúa làm người; chính Ngài là Lời duy nhất và hoàn hảo của Chúa Cha.
  4. Cả A, B và C

BÀI 3

LƯU TRUYỀN MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA

—|–

Câu 9: Vì sao mạc khải của Thiên Chúa cần được lưu truyền?

  1. Vì con người với khả năng hữu hạn, không thể tự mình nhận biết được Thiên Chúa, nên cần phải lưu truyền.
  2. Vì Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý, nghĩa là nhận biết Đức Giê-su Ki-tô.
  3. Vì Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ trong khi con người với khả năng hữu hạn, không thể tự mình nhận biết được Thiên Chúa, nên cần phải lưu truyền mạc khải.
  4. Cả A, B và C

Câu 10: Mạc khải của Thiên Chúa được lưu truyền bằng cách nào?

  1. Mạc khải của Thiên Chúa được lưu truyền bởi truyền thống Tông đồ.
  2. Mạc khải của Thiên Chúa được lưu truyền bởi truyền thống Tông đồ. Tiếp đến, các Tông đồ lại truyền lại cho các Giám mục.
  3. Mạc khải của Thiên Chúa được lưu truyền bởi truyền thống Tông đồ. Tiếp đến, các Tông đồ lại truyền lại cho các Thánh Giáo phụ, rồi đến các Giám mục.
  4. Cả A, B và C

Câu 11: Truyền thống Tông đồ là gì?

  1. Là việc các Tông đồ truyền đạt mọi điều các ngài đã lãnh nhận từ Đức Ki-tô cho những người kế nhiệm các ngài là các Giám mục, và qua các Giám mục cho mọi thế hệ.
  2. Là việc các Tông đồ truyền đạt mọi điều các ngài đã lãnh nhận từ Đức Ki-tô và học hỏi từ Thánh Thần, cho những người kế nhiệm các ngài là các Giám mục, và qua các Giám mục cho mọi thế hệ.
  3. Truyền thống Tông đồ hay còn gọi là Tông truyền, là việc các Tông đồ truyền đạt mọi điều các ngài đã lãnh nhận từ Đức Ki-tô cho những người kế nhiệm các ngài là các Giám mục, và qua các Giám mục cho mọi thế hệ.
  4. Cả A, B và C

Câu 12: Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng cách nào?

  1. Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng hai cách: Một là truyền đạt sống động Lời Chúa gọi là Thánh Truyền. Hai là ghi lại Lời Chúa bằng chữ viết gọi là Thánh Kinh. Cả hai làm thành kho tàng đức tín của Hội Thánh.
  2. Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng hai cách: Một là truyền đạt bằng miệng gọi là Thánh Truyền. Hai là ghi lại Lời Chúa bằng chữ viết gọi là Thánh Kinh. Cả hai làm thành kho tàng đức tín của Hội Thánh.
  3. Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng hai cách: Một là truyền đạt lại nguyên văn những lời Chúa nói, những việc Chúa làm, gọi là Thánh Truyền. Hai là ghi lại Lời Chúa bằng chữ viết gọi là Thánh Kinh. Cả hai làm thành kho tàng đức tín của Hội Thánh.
  4. Tất cả đều đúng

BÀI 4

THÁNH KINH

—|–

Câu 13Thánh Kinh là gì ?

  1. Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa nói với con người qua nhiều thế hệ, được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
  2. Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa nói với con người qua nhiều thế hệ, được các Thánh ký ghi chép lại cách trung thành dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
  3. Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 14: Thánh Kinh được viết ra như thế nào?

  1. Thánh Kinh được viết ra bởi một số người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần về tất cả những điều Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.
  2. Chúa Thánh Thần đã soi dẫn một số người, để họ viết ra những điều Thiên Chúa muốn nói với chúng ta về những chân lý cần thiết cho ơn cứu độ.
  3. Thánh Kinh được viết ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần cho một số người. Để họ viết về tất cả những điều Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 15: Chúng ta phải đọc và giải thích Thánh Kinh như thế nào?

  1. Chúng ta phải đọc và giải thích Kinh Thánh với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần và sự hướng dẫn của huấn quyền Hội Thánh.
  2. Chúng ta phải đọc và giải thích Kinh Thánh qua sự hướng dẫn của huấn quyền Hội Thánh.
  3. Chúng ta phải đọc và giải thích Kinh Thánh qua sự hướng dẫn của huấn quyền Hội Thánh. Không ai được tự tiện giải thích bất cứ lời Kinh Thánh nào mà không do bởi Thánh Thần.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 16: Thánh Kinh có mấy phần?

  1. Thánh Kinh gồm có hai phần: Một là Cựu Ước gồm 26 cuốn; Hai là Tân Ước gồm 47 cuốn
  2. Thánh Kinh gồm có hai phần: Một là Cựu Ước gồm 46 cuốn; Hai là Tân Ước gồm 27 cuốn.
  3. Thánh Kinh gồm có hai phần: Một là Cựu Ước gồm 56 cuốn; Hai là Tân Ước gồm 17 cuốn
  4. Cả A, B và C

Câu 17: Hội Thánh tôn kính Thánh Kinh thế nào?

  1. Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh đến mức không bao giờ dám đụng đến, ngoại trừ những người có bổn phận và trách nhiệm công bố Lời Chúa.
  2. Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh như tôn kính chính Chúa. Bởi Lời Chúa là đèn soi cho con bước. Là Ánh sáng chỉ đường con đi.
  3. Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh như tôn kính chính Thân Thể Chúa. Cả hai nuôi dưỡng và chi phối toàn thể đời sống Ki-tô giáo.
  4. Cả A, B và C

Câu 18: Đâu là trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh?

  1. Trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh là Đức Giê-su Ki-tô, vì toàn bộ Thánh Kinh quy hướng và được hoàn tất nơi Ngài.
  2. Trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh là Tin Mừng về Đức Giê-su Ki-tô, vì toàn bộ Thánh Kinh quy hướng và được hoàn tất nơi Ngài.
  3. Trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh là Tin Mừng về Đức Giê-su Ki-tô, vì nơi đó ghi lại toàn bộ lời giảng dạy cũng như hoạt động của Ngài.
  4. Cả A và C

Câu 19: Thánh Kinh cần thiết cho đời sống Ki-tô hữu thế nào?

  1. Thánh Kinh củng cố đức tin và nuôi dưỡng đời sống Ki-tô hữu, vì thế, chúng ta phải siêng năng đọc, hỏi học, giải thích và đem ra thực hành.
  2. Thánh Kinh củng cố đức tin và nuôi dưỡng đời sống Ki-tô hữu, vì thế, chúng ta phải siêng năng đọc, hỏi học, suy gẫm và đem ra thực hành.
  3. Thánh Kinh củng cố đức tin và nuôi dưỡng đời sống Ki-tô hữu, vì thế, chúng ta phải giành cho Thánh Kinh một sự tôn kính đặc biệt.
  4. Cả A, B và C

BÀI 5

CON NGƯỜI ĐÁP LẠI LỜI THIÊN CHÚA

—|–

Câu 20: Con người đáp lại lời Thiên Chúa bằng cách nào?

  1. Con người đáp lại Lời Thiên Chúa bằng sự vâng phục đức tin, nghĩa là tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa và đón nhận chân lý của Ngài.
  2. Con người đáp lại Lời Thiên Chúa bằng cách chuyên cần lắng nghe và thực hành lời Ngài truyền dạy.
  3. Con người đáp lại Lời Thiên Chúa bằng việc tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa và đón nhận chân lý của Ngài.
  4. Cả B và C

Câu 21: Thế nào là tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa?

  1. Tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa là gắn bó với Thiên Chúa, phó thác bản thân cho Ngài và sẵn sàng vâng nghe mọi điều Thiên Chúa phán dạy.
  2. Tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa là gắn bó với Thiên Chúa, phó thác bản thân cho Ngài và sẵn sàng vâng nghe mọi điều Thiên Chúa phán dạy, như Tổ phụ Abraham và Đức Maria đã nêu gương.
  3. Tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa là phó thác bản thân cho Ngài và sẵn sàng vâng nghe mọi điều Thiên Chúa phán dạy.
  4. Cả A, B và C

Câu 22: Đức tin có những đặc điểm chính yếu nào?

  1. Đức tin vừa là ơn Thiên Chúa ban, vừa là sự đón nhận có ý thức và tự do của con người.
  2. Đức tin vừa là ơn Thiên Chúa ban cho những ai khao khát tìm biết chân lý vừa mang lại ơn cứu độ cho con người.
  3. Đức tin vừa là ơn Thiên Chúa ban vừa mang lại ơn cứu độ cho con người.
  4. Cả A, B và C

Câu 23: Vì sao đức tin vừa là hành vi cá nhân, vừa là hành vi của Hội Thánh?

  1. Đức tin vừa là hành vi cá nhân, vì mỗi người tự do đón nhận hay không đón nhận; vừa là hành vi của Hội Thánh, vì đức tin của mỗi người được Hội Thánh sinh ra và nuôi dưỡng.
  2. Đức tin vừa là hành vi cá nhân, vì mỗi người tự do đón nhận hay không đón nhận; vừa là hành vi của Hội Thánh, vì đức tin được Hội Thánh đón nhận nhân danh Chúa.
  3. Đức tin vừa là hành vi cá nhân, vì mỗi người tự do đáp lại lời của Thiên Chúa; vừa là hành vi của Hội Thánh, vì đức tin của mỗi người được Hội Thánh sinh ra và nuôi dưỡng.
  4. Cả A, B và C

Câu 24: Đức tin có cần thiết để được cứu độ không?

  1. Đức tin rất cần thiết, vì chính Chúa Giê-su đã dạy: “Ai tin vào Thầy, dù có chết cũng sẽ được sống”.
  2. Đức tin rất cần thiết, vì chính Chúa Giê-su đã dạy: “Ai tin và chịu phép Rửa thì sẽ được cứu độ”.
  3. Đức tin rất cần thiết, vì chính Chúa Giê-su đã dạy: “Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm”.
  4. Cả A, B và C

Câu 25: Những điều chúng ta tin được Hội Thánh tóm tắt trong kinh nào?

  1. Những điều chúng ta tin được Hội Thánh tóm tắt trong kinh Vinh Danh.
  2. Những điều chúng ta tin được Hội Thánh tóm tắt trong kinh Tin Kính.
  3. Những điều chúng ta tin được Hội Thánh tóm tắt trong kinh Mười điều răn.
  4. Tất cả đều đúng

BÀI 6

THIÊN CHÚA DUY NHẤT

—|–

Câu 26: Vì sao chúng ta tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất?

  1. Vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất và hằng hữu.
  2. Vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất.
  3. Vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 27: Thiên Chúa duy nhất nghĩa là gì?

  1. Nghĩa là chỉ có một Thiên Chúa, ngoài Ngài ra, không có Chúa nào khác.
  2. Nghĩa là chỉ có một Thiên Chúa, ngoài Ngài ra, không có Chúa nào khác, nên chúng ta phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.
  3. Nghĩa là chỉ có một Thiên Chúa, ngoài Ngài ra, không có Thần nào khác, nên chúng ta phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 28: Thiên Chúa hằng hữu nghĩa là gì?

  1. Nghĩa là Thiên Chúa tự mình mà có, không do ai tạo thành, Ngài cũng không được Thần nào dựng nên. Nơi Ngài, không có khởi đầu và cũng chẳng có kết thúc.
  2. Nghĩa là Thiên Chúa tự mình mà có, không do ai tạo thành.
  3. Nghĩa là Thiên Chúa tự mình mà có, không do ai tạo thành, nơi Ngài, không có khởi đầu và cũng chẳng có kết thúc.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 29: Thiên Chúa còn tỏ cho chúng ta biết gì về Ngài nữa không?

  1. Thiên Chúa còn tỏ cho chúng ta biết Ngài là Đấng Thánh, là Chân lý và là Tình yêu.
  2. Thiên Chúa còn tỏ cho chúng ta biết Ngài là Đấng Thánh, là Cha giàu lòng thương xót, là Chân lý và là Tình yêu.
  3. Thiên Chúa còn tỏ cho chúng ta biết Ngài là Đấng Thánh, là Cha giàu lòng thương xót, giàu nhân nghĩa và rất mực yêu thương.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 30: Chúng ta phải có những thái độ nào khi tin vào Thiên Chúa duy nhất?

  1. Chúng ta phải: Nhận biết sự vĩ đại và quyền năng của Thiên Chúa; Sống trong tâm tình cảm tạ.
  2. Chúng ta phải: Tin tưởng vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh; Nhận biết phẩm giá đích thực của mọi người.
  3. Chúng ta phải: Sử dụng các thụ tạo một cách đúng đắn.
  4. Cả A, B và C

BÀI 7

THIÊN CHÚA LÀ CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN

—|–

Câu 31: Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Ki-tô giáo là gì ?

  1. Là mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người
  2. Là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
  3. Là mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô
  4. Cả A, B và C đều sai

Câu 32: Nhờ đâu chúng ta nhận biết được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi?

  1. Nhờ Chúa Giê-su mạc khải
  2. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng
  3. Nhờ Giáo Hội hướng dẫn
  4. Cả A, B và C

Câu 33: Ba Ngôi hiệp nhất với nhau thế nào?

  1. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng gắn kết mật thiết với nhau, vì có cùng một bản thể và một uy quyền như nhau.
  2. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng cùng một bản thể và một uy quyền như nhau, nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi.
  3. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng gắn kết mật thiết với nhau, vì có cùng một bản thể và một uy quyền như nhau. Không ngôi nào hơn ngôi nào.
  4. Tất cả đều sai

Câu 34: Ba Ngôi hoạt động thế nào ?

  1. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Con tạo dựng, Chúa Cha cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa.
  2. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa.
  3. Ba Ngôi nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Cha thánh hóa, Chúa Con tạo dựng và Chúa Thánh Thần cứu chuộc.
  4. Cả A, B và C

Câu 35: Thiên Chúa tỏ cho chúng ta mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi để làm gì?

  1. Để mời gọi chúng ta thông phần vào sự sống của chính Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng thời góp phần làm cho gia đình, dân tộc và Hội Thánh thành cộng đoàn hiệp thông theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.
  2. Để mời gọi chúng ta thông phần vào sự sống của chính Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
  3. Để mời gọi chúng ta thông phần vào sự sống của chính Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng thời góp phần làm cho xã hội và Giáo Hội ngày càng tốt đẹp hơn.
  4. Cả A, B và C

BÀI 8

THIÊN CHÚA SÁNG TẠO VÀ QUAN PHÒNG

—|–

Câu 36: Thiên Chúa tạo dựng những gì ?

  1. Thiên Chúa tạo dựng trời và đất
  2. Thiên Chúa tạo dựng muôn vật hữu hình và vô hình
  3. Thiên Chúa chỉ dựng nên con người mà thôi
  4. Cả A và B

Câu 37: Sự quan phòng của Thiên Chúa là gì ?

  1. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài muôn vật tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn.
  2. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài muôn vật tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn. Để họ khỏi sa vào những chước cám dỗ của quỷ ma.
  3. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn.
  4. Cả A, B và C

Câu 38: Ta phải hiểu thế nào về sự dữ ở trần gian này?

  1. Niềm tin Ki-tô giáo giúp chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa không tạo nên sự dữ;
  2. Do con người lạm dụng tự do Thiên Chúa ban, nên gây đau khổ;
  3. Thiên Chúa có thể rút ra sự tốt lành từ chính điều dữ, theo những đường lối mà ta chỉ biết được một cách đầy đủ trong cuộc sống đời sau.
  4. Cả A, B và C

Câu 39: Thiên Chúa dùng cách nào để làm sáng tỏ mầu nhiệm sự dữ và đau khổ?

  1. Thiên Chúa làm sáng tỏ mầu nhiệm sự dữ và đau khổ nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su Ki-tô.
  2. Thiên Chúa làm sáng tỏ mầu nhiệm sự dữ và đau khổ cách đặc biệt nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô.
  3. Thiên Chúa làm sáng tỏ mầu nhiệm sự dữ và đau khổ nhờ những đau khổ mà Đức Giê-su Ki-tô đã phải chịu khi Ngài còn ở trần gian, và nhất là nhờ vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Ngài.
  4. Cả A và C

BÀI 9

THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI

—|–

Câu 40: Vì ý nào Thiên Chúa dựng nên loài người có nam có nữ?

  1. Thiên Chúa dựng nên loài người có nam có nữ, để họ bổ túc cho nhau và cộng tác với Ngài trong việc lưu truyền sự sống.
  2. Thiên Chúa dựng nên loài người có nam có nữ, cùng một phẩm giá, để họ bổ túc cho nhau và cộng tác với Ngài trong việc lưu truyền sự sống.
  3. Thiên Chúa dựng nên loài người có nam có nữ, để họ cộng tác với Ngài trong việc lưu truyền sự sống.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 41: Thuở ban đầu, Thiên Chúa đã ban cho con người những đặc ân nào?

  1. Thiên Chúa ban cho con người được sống thân tình với Ngài, không phải đau khổ và không phải chết.
  2. Thiên Chúa ban cho con người được sống thân tình với Ngài, sống hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, không phải đau khổ và không phải chết.
  3. Thiên Chúa ban cho con người được sống hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, không phải đau khổ và không phải chết.
  4. Cả A và C

Câu 42: Loài người có sống mãi trong tình nghĩa với Thiên Chúa không ?

  1. Tổ tông loài người đã nghe ma quỷ cám dỗ, nên đã phạm tội mất lòng Chúa.
  2. Loài người vì kiêu căng, đã tự ý chống lại Thiên Chúa
  3. Tổ tông loài người đã nghe ma quỷ cám dỗ, lạm dụng tự do, không tin tưởng và tuân phục Thiên Chúa, nên đã phạm tội mất lòng Chúa; đó là tội tổ tông.
  4. Cả A, B và C

Câu 43: Sau khi Tổ tông phạm tội, Thiên Chúa có bỏ loài người không ?

  1. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa không bỏ, mà còn hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu độ loài người.
  2. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa đã đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng.
  3. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế.
  4. Cả A, B và C

BÀI 10

CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI

—|–

Câu 44: Chúng ta tuyên xưng điều gì về Chúa Giê-su Ki-tô?

  1. Chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa, đã xuống thế làm người; để nhờ và qua sự chết và sống lại của Người, chúng ta được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa.
  2. Chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa, đã xuống thế làm người, để dạy chúng ta con đường về với Thiên Chúa.
  3. Chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa, đã xuống thế làm người, chịu chết và sống lại để cứu chuộc nhân loại.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 45: Danh thánh Giê-su nghĩa là gì?

  1. Nghĩa là “Thiên Chúa giải thoát”
  2. Nghĩa là “Thiên Chúa – Đấng anh hùng”
  3. Nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 46: Vì sao Chúa Giê-su được gọi là “Đức Ki-tô”?

  1. Vì như Danh xưng của Ngài, Ngài chính là Đấng được Thiên Chúa xức dầu.
  2. Vì Ngài được Thiên Chúa thánh hiến, được xức dầu Thánh Thần, để đảm nhận sự mạng cứu độ loài người.
  3. Vì Ngài được Thiên Chúa thánh hiến, được xức dầu và sai xuống trần gian để chịu nạn chịu chết, chuộc tội cho thiên hạ.
  4. Cả A, B và C

Câu 47: Vì sao Chúa Giê-su là Con Một Thiên Chúa?

  1. Vì Ngài được Chúa Cha sinh ra từ đời đời, là Con duy nhất của Chúa Cha và cũng là Thiên Chúa.
  2. Vì ngoài Chúa Giê-su ra, Thiên Chúa không có một người con nào khác nữa.
  3. Vì ngoài Chúa Giê-su ra, Thiên Chúa không có một người con nào khác nữa. Đúng như lời Chúa phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”.
  4. Cả A, B và C

Câu 48: Vì sao chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su là Chúa?

  1. Vì chính Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta về quyền năng của Ngài trên thiên nhiên, trên ma quỷ, trên tội lỗi và trên cái chết, nhất là qua sự phục sinh của Ngài.
  2. Vì Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta quyền tối thượng của Thiên Chúa qua quyền năng của Ngài trên thiên nhiên, ma quỷ, tội lỗi và cái chết, nhất là qua sự phục sinh của Ngài.
  3. Vì chính Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta về quyền năng của Ngài trên thiên nhiên, trên ma quỷ, trên tội lỗi và trên cái chết.
  4. Cả A, B và C

BÀI 11

CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊ-SU

—|–

Câu 49: Vì sao trọn cuộc đời của Chúa Giê-su là một mầu nhiệm?

  1. Vì tất cả những gì Chúa Giê-su đã nói, đã làm, đã chịu đều có những mục đích này: Một là mạc khải về Thiên Chúa Cha cũng như mầu nhiệm Con Thiên Chúa của Ngài; Hai là cứu độ loài người; Ba là tái lập loài người trong ơn gọi làm con Thiên Chúa.
  2. Vì tất cả những gì Chúa Giê-su đã nói, đã làm đều có những mục đích này: Một là mạc khải về Thiên Chúa Cha; Hai là cứu độ loài người; Ba là tái lập loài người trong ơn gọi làm con Thiên Chúa.
  3. Vì tất cả những gì Chúa Giê-su đã nói, đã làm đều có những mục đích này: Một là mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi; Hai là cứu độ loài người; Ba là tái lập loài người trong ơn gọi làm con Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 50: Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo điều gì?

  1. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa.
  2. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người hãy thống hối và tin vào Tin Mừng.
  3. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 51: Vì sao Chúa Giê-su biểu lộ Nước Trời bằng các dấu chỉ và phép lạ?

  1. Vì để chứng tỏ Nước Trời đang hiện diện nơi Ngài, là Đấng Mê-si-a.
  2. Vì để giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi.
  3. Vì để báo trước thập giá của Ngài sẽ chiến thắng “thủ lãnh thế gian”.
  4. Cả A, B và C

Câu 52: Chúa Giê-su đã trao cho các Tông đồ quyền hành nào để xây dựng Nước Trời?

  1. Chúa Giê-su đã trao cho các Tông đồ tham dự vào sứ vụ và quyền hành của Ngài để dạy dỗ, tha tội, xây dựng và điều khiển Hội Thánh.
  2. Chúa Giê-su đã đặt ông Phê-rô làm thủ lãnh với sứ mạng gìn giữ và củng cố đức tin cho anh em.
  3. Chúa Giê-su đã trao cho các Tông đồ quyền trên mọi rắn rết, bọ cạp và nhất là quyền trừ quỷ. Nhờ đó, lời rao giảng của các ngài được củng cố thêm bằng những phép lạ kèm theo.
  4. Cả A và B

Câu 53: Việc Chúa Giê-su hiển dung tỏ cho chúng ta điều gì?

  1. Tỏ cho chúng ta thấy, Ngài phải đi qua Thập giá rồi mới đến vinh quang, đồng thời báo trước cuộc phục sinh và trở lại của Ngài.
  2. Tỏ cho chúng ta thấy, Ngài phải đi qua Thập giá rồi mới đến vinh quang, đồng thời củng cố đức tin cho các môn đệ của Ngài.
  3. Tỏ cho chúng ta thấy, Ngài phải đi qua Thập giá rồi mới đến vinh quang, đồng thời củng cố đức tin cho các môn đệ và mời gọi các ông dấn thân vào cuộc khổ nạn cùng với Ngài.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 12

CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊ-SU

—|–

Câu 54: Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su có tầm quan trọng như thế nào?

  1. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài.
  2. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và tôn vinh của Ngài.
  3. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài để cứu độ loài người chúng ta.
  4. Cả A, B và C

Câu 55: Chúa Giê-su bị kết án tử hình vì những lời tố cáo nào?

  1. Chúa Giê-su bị kết án tử hình vì những lời tố cáo này: Chống lại lề luật; Chống lại hội đường; và Chống lại niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất.
  2. Chúa Giê-su bị kết án tử hình vì những lời tố cáo này: Chống lại lề luật; Chống lại hội đường; và Chống lại chính quyền Rô-ma.
  3. Chúa Giê-su bị kết án tử hình vì những lời tố cáo này: Chống lại lề luật; Chống lại đền thờ; và Chống lại niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, khi Ngài tuyên bố mình là Con Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 56: Chúa Giê-su đã làm gì để chu toàn ý định cứu độ của Chúa Cha ?

  1. Chúa Giê-su đã tự nguyện hiến mình để cứu chuộc nhân loại.
  2. Chúa Giê-su đã tự hiến thân mình để chứng tỏ mình là Thiên Chúa.
  3. Chúa Giê-su đã tự nguyện hiến mình để chu toàn ý định cứu độ của Chúa Cha.
  4. Cả A, B và C

Câu 57: Hy tế của Chúa Giê-su trên Thập giá đem lại cho chúng ta điều gì ?

  1. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá xóa bỏ tội trần gian.
  2. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá xóa bỏ tội trần gian và giao hòa toàn thể nhân loại với Chúa Cha.
  3. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá chu toàn ý định cứu độ của Chúa Cha.
  4. Cả A, B và C

Câu 58: Muốn tham dự vào hy tế cứu độ của Chúa Giê-su, chúng ta phải làm gì?

  1. Chúng ta phải vui lòng vác thập giá mình mà theo Người, vì chính Người đã chịu khổ nạn vì chúng ta, đã để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Người.
  2. Chúng ta phải vui lòng vác thập giá mình mà theo Người, vì chính Người đã chịu khổ nạn vì chúng ta.
  3. Chúng ta phải vui lòng vác thập giá mình mà theo Người, vì biết rằng, qua đau khổ mới tới vinh quang.
  4. Cả A, B và C

Câu 59: Thân xác của Chúa Giê-su ở trong tình trạng nào khi Ngài nằm trong mồ?

  1. Chúa Giê-su đã chết thật và đã được mai táng trong mồ, nhưng quyền năng Thiên Chúa gìn giữ thân xác Ngài không bị hư nát.
  2. Chúa Giê-su đã chết thật và đã được mai táng trong mồ. Dù bị những vết đòn hằn sâu trên thân thể, nhưng quyền năng Thiên Chúa gìn giữ thân xác Ngài không bị hư nát.
  3. Chúa Giê-su đã chết và được các môn đệ của Ngài mai táng trong mồ. Dù thân thể của Ngài bị bầm dập bởi những vết đòn đánh, nhưng quyền năng Thiên Chúa gìn giữ thân xác Ngài không bị hư nát.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 13

CHÚA GIÊ-SU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI

—|–

Câu 60: Cuộc phục sinh của Chúa Giê-su có vị trí nào trong đức tin của chúng ta?

  1. Cuộc phục sinh của Chúa Giê-su mang lại cho chúng ta niềm vui và hy vọng. Bởi nếu chúng ta cùng chết với Chúa Giê-su, chúng ta sẽ được cùng sống lại với Người.
  2. Cuộc phục sinh của Chúa Giê-su là chân lý cao cả nhất của đức tin và là phần thiết yếu của mầu nhiệm Vượt qua.
  3. Cuộc phục sinh của Chúa Giê-su là đỉnh cao của đời sống đức tin của người Ki-tô hữu. Bởi nếu chúng ta cùng chết với Chúa Giê-su, chúng ta sẽ được cùng sống lại với Người.
  4. Cả A, B và C

Câu 61: Vì sao sự phục sinh của Chúa Giê-su vừa là biến cố lịch sử, vừa là biến cố siêu việt?

  1. Sự phục sinh của Chúa Giê-su là biến cố lịch sử, vì được xác định bởi các dấu chỉ và lời chứng; là biến cố siêu việt, vì giác quan không thể cảm nhận được việc Ngài bước vào vinh quang của Thiên Chúa.
  2. Sự phục sinh của Chúa Giê-su là biến cố lịch sử, vì được diễn ra trong không gian và thời gian; là biến cố siêu việt, vì giác quan không thể cảm nhận được việc Ngài bước vào vinh quang của Thiên Chúa.
  3. Sự phục sinh của Chúa Giê-su là biến cố lịch sử, vì được diễn ra trong không gian và thời gian; là biến cố siêu việt, vì biến cố này vượt lên trên sự hiểu biết của con người.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 62: Việc Chúa Giê-su phục sinh là công trình của ai?

  1. Việc Chúa Giê-su phục sinh là công trình của cả Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
  2. Việc Chúa Giê-su phục sinh là công trình của cả Ba Ngôi Thiên Chúa; Chúa Cha đã cho Con của Ngài phục sinh nhờ vào quyền năng của Chúa Thánh Thần.
  3. Việc Chúa Giê-su phục sinh là công trình của cả Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha bày tỏ quyền năng của Ngài qua việc Chúa Thánh Thần làm cho nhân tính đã chết của Chúa Giê-su được sống động và tôn vinh.
  4. Cả A, B và C

Câu 63: Việc Chúa Giê-su phục sinh chứng thực điều gì?

  1. Chứng thực: Chúa Giê-su chính là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật.
  2. Chứng thực: Những lời hứa trong Kinh Thánh này đã được thực hiện.
  3. Chứng thực: Sự phục sinh của Chúa Giê-su là nguồn mạch cho chúng ta ngày sau được sống lại.
  4. Cả A, B và C

Câu 64: Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su làm gì ?

  1. Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su hiện ra dạy dỗ, an ủi các môn đệ trong bốn mươi ngày, rồi Ngài lên trời ngự bên hữu Chúa Cha.
  2. Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su lên trời ngự bên hữu Chúa Cha.
  3. Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su hiện ra dạy dỗ, an ủi các môn đệ trong bốn mươi ngày, rồi Ngài sai Chúa Thánh Thần xuống.
  4. Cả A, B và C

Câu 65: Việc Chúa Giê-su lên trời có ý nghĩa gì?

  1. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là Ngài được Chúa Cha tôn vinh và không ngừng chuyển cầu cho chúng ta; Hai là cử Thánh Thần đến với chúng ta và ban cho chúng ta niềm hy vọng được lên trời với Ngài.
  2. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là an ủi chúng ta khỏi mọi lo ấu sợ hãi. Hai là mở đường cho chúng ta được lên trời với Chúa.
  3. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là an ủi chúng ta khỏi mọi lo ấu sợ hãi. Hai là mở đường cho chúng ta được lên trời với Chúa. Ba là giúp chúng ta hăng say đi loan báo Tin Mừng Nước Trời.
  4. Cả A, B và C

Câu 66: Chúng ta phải làm gì để sống đời sống mới trong Đức Ki-tô phục sinh?

  1. Để sống đời sống mới trong Đức Ki-tô phục sinh, chúng ta phải chiến thắng tội lỗi, tham dự vào đời sống ân sủng, để hoàn thành được ơn làm nghĩa tử, và trở thành anh em của Đức Ki-tô.
  2. Để sống đời sống mới trong Đức Ki-tô phục sinh, chúng ta phải chiến thắng tội lỗi, tham dự vào đời sống ân sủng, để trở thành anh em của Đức Ki-tô.
  3. Để sống đời sống mới trong Đức Ki-tô phục sinh, chúng ta phải tránh xa dịp tội, chiến thắng tội lỗi, tham dự vào đời sống ân sủng, để trở thành anh em của Đức Ki-tô.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 67: Việc Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang có ý nghĩa gì?

  1. Đó là sự trở lại của Chúa Giê-su trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Đưa về Nước Chúa tất cả những ai trung thành với giáo huấn của Ngài.
  2. Đó là sự chiến thắng tối hậu và là cuộc phán xét cuối cùng của Ngài đối với kẻ sống và kẻ chết.
  3. Đó là sự trở lại của Ngài trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
  4. Cả A, B và C

 BÀI 14

TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN

—|–

Câu 68: Chúa Thánh Thần là Đấng nào ?

  1. Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa
  2. Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra
  3. Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
  4. Cả A, B và C

Câu 69: Chúa Thánh Thần còn được gọi bằng những danh hiệu nào?

  1. Chúa Thánh Thần còn được gọi là Thần Chân Lý, Đấng An Ủi, Đấng Ban Sự Sống và Thánh Thần của Đức Ki-tô.
  2. Chúa Thánh Thần còn được gọi là Thần Chân Lý, Đấng An Ủi, Đấng Cứu Độ Duy Nhất và Thánh Thần của Đức Ki-tô.
  3. Chúa Thánh Thần còn được gọi là Thần Chân Lý, Đấng An Ủi, Đấng Ban Sự Sống và Đấng hay Thương xót.
  4. Cả A, B và C

Câu 70: Chúa Thánh Thần còn được diễn tả bằng những hình ảnh nào?

  1. Chúa Thánh Thần còn được diễn tả bằng hình ảnh nước hằng sống, việc xức dầu, chim bồ câu, áng mây và việc đặt tay.
  2. Chúa Thánh Thần còn được diễn tả bằng hình ảnh nước hằng sống, việc xức dầu, chim bồ câu, lửa và việc đặt tay.
  3. Chúa Thánh Thần còn được diễn tả bằng hình ảnh nước hằng sống, việc xức dầu, chim bồ câu, lửa, áng mây và việc đặt tay.
  4. Cả A, B và C

Câu 71: Chúa Thánh Thần đã dùng các tiên tri chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến như thế nào?

  1. Chúa Thánh Thần đã linh hứng để nhiều lần và dưới nhiều hình thức, các tiên tri đã loan báo về Đấng Cứu Thế.
  2. Chúa Thánh Thần đã linh hứng để các tiên tri nói nhân danh Thiên Chúa và chuẩn bị cho Dân Chúa đón nhận Đấng Cứu Thế.
  3. Chúa Thánh Thần đã soi sáng, để trong suốt lịch sử Dân Thiên Chúa, các ngài đã loan báo về Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 72: Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh thế nào ?

  1. Chúa Thánh Thần thường ở bên để củng cố Hội Thánh.
  2. Chúa Thánh Thần làm cho đời sống của Hội Thánh luôn tươi mới.
  3. Chúa Thánh Thần xây dựng, ban sức sống và thánh hóa Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 73: Chúa Thánh Thần hoạt động thế nào nơi các Ki-tô hữu?

  1. Chúa Thánh Thần không ngừng soi sáng, dạy dỗ các Ki-tô hữu, để họ biết sống cho người khác.
  2. Chúa Thánh Thần làm cho các Ki-tô hữu sẵn sàng đón nhận Thiên Chúa, dạy họ cầu nguyện và giúp họ sống cho người khác.
  3. Chúa Thánh Thần không ngừng soi sáng, dạy dỗ các Ki-tô hữu, để họ biết tin tưởng vàChúa và biết sống cho người khác.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 15

HỘI THÁNH

TRONG KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA

—|–

Câu 74: Hội Thánh là gì ?

  1. Hội Thánh là dân được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, làm thành cộng đoàn.
  2. Hội Thánh gồm những người nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, trở nên con cái Thiên Chúa, chi thể của Đức Ki-tô và đền thờ của Chúa Thánh Thần.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

Câu 75: Hội Thánh được khởi đầu và hoàn thành thế nào?

  1. Hội Thánh được khởi đầu trong ý định đời đời của Chúa Cha, được chuẩn bị trong Cựu Ước,
  2. Hội Thánh được Chúa Giê-su khai sinh nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Ngài,
  3. Hội Thánh được Chúa Thánh Thần tỏ bày trong ngày lễ Ngũ Tuần và sẽ hoàn tất trong vinh quang trên trời.
  4. Cả A, B và C

Câu 76: Vì sao Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô?

  1. Vì mọi người trong Hội Thánh được Chúa Thánh Thần liên kết với Đức Ki-tô và với nhau, tạo thành một thân thể duy nhất mà Đức Ki-tô là Đầu.
  2. Vì mọi người trong Hội Thánh được Chúa Thánh Thần liên kết với Đức Ki-tô, tạo thành một thân thể duy nhất mà Đức Ki-tô là Đầu.
  3. Vì mọi người trong Hội Thánh được liên kết với Đức Ki-tô, tạo thành một thân thể duy nhất mà Đức Ki-tô là Đầu.
  4. Cả A, B và C

Câu 77: Vì sao Hội Thánh là Hiền thê của Đức Ki-tô?

  1. Vì Đức Ki-tô đã nhận Hội Thánh như là Hiền thê của mình, Ngài đã yêu thương Hội Thánh đến nỗi hiến mình vì Hội Thánh.
  2. Vì Đức Ki-tô là Hôn phu của Hội Thánh, Ngài đã yêu thương Hội Thánh đến nỗi hiến mình vì Hội Thánh và làm cho Hội Thánh trở thành người mẹ sinh ra tất cả con cái Thiên Chúa.
  3. Vì Đức Ki-tô đã nhận Hội Thánh như là Hiền thê của mình, Ngài đã yêu thương Hội Thánh đến nỗi hiến mình vì Hội Thánh và làm cho Hội Thánh trở thành người mẹ sinh ra tất cả con cái Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

BÀI 16

HỘI THÁNH DUY NHẤT, THÁNH THIỆN,

CÔNG GIÁO VÀ TÔNG TRUYỀN

Câu 78: Hội Thánh có những đặc tính nào?

  1. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh Thiện, Loan báo và Tông truyền.
  2. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông truyền.
  3. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Thông truyền.
  4. Tất cả đều sai

Câu 79: Vì sao Hội Thánh vừa duy nhất vừa đa dạng?

  1. Vì Hội Thánh bao gồm nhiều dân tộc thuộc nhiều nền văn hóa. Trong các thành phần của Hội Thánh cũng có những đặc sủng và những chức vụ khác nhau. Sự đa dạng này làm cho Hội Thánh năng động và phong phú.
  2. Vì Hội Thánh bao gồm nhiều dân tộc thuộc nhiều nền văn hóa. Trong các thành phần của Hội Thánh cũng có những đặc sủng và những chức vụ khác nhau.
  3. Vì Hội Thánh bao gồm nhiều dân tộc thuộc nhiều nền văn hóa. Sự đa dạng này làm cho Hội Thánh năng động và phong phú.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 80: Hội Thánh thánh thiện sao lại có tội nhân?

  1. Vì các thành phần của Hội Thánh còn đang trên đường lữ hành trần thế, nên chưa đạt tới sự thánh thiện trọn vẹn, cần phải thanh tẩy, sám hối và canh tân.
  2. Vì các thành phần của Hội Thánh chưa đạt tới sự thánh thiện trọn vẹn, cần phải thanh tẩy, sám hối và canh tân.
  3. Vì các thành phần của Hội Thánh cũng là những con người, còn đang trên đường lữ hành trần thế, nên chưa đạt tới sự thánh thiện trọn vẹn, cần phải thanh tẩy, sám hối và canh tân.
  4. Cả A, B và C

Câu 81: Những ai thuộc về Hội Thánh Công giáo và sứ mệnh của họ là gì?

  1. Những người đã được rửa tội, dù hiệp thông trọn vẹn hay chưa trọn vẹn với Hội Thánh, đều thuộc về Hội Thánh Công Giáo. Sứ mệnh của họ là loan báo Tin Mừng theo lệnh truyền của Chúa Ki-tô.
  2. Tất cả những người đã được rửa tội, đều thuộc về Hội Thánh Công Giáo. Sứ mệnh của họ là sống chứng tá và loan báo Tin Mừng theo lệnh truyền của Chúa Ki-tô.
  3. Tất cả những người đã được rửa tội, đều thuộc về Hội Thánh Công Giáo. Sứ mệnh của họ là loan báo Tin Mừng theo lệnh truyền của Chúa Ki-tô.
  4. Cả A, B và C

Câu 82: Vì sao Hội Thánh có đặc tính tông truyền?

  1. Vì Hội Thánh được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ.
  2. Vì Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn của các Tông đồ.
  3. Vì Hội Thánh vẫn tiếp tục được giáo huấn, thánh hóa và hướng dẫn bởi các đấng kế nhiệm các Tông đồ là các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.
  4. Cả A, B và C

BÀI 17

TỔ CHỨC HỘI THÁNH

—|–

Câu 83: Hội Thánh Công giáo gồm có những thành phần nào ?

  1. Gồm ba thành phần là: Giáo sĩ, giáo dân và tu sĩ.
  2. Gồm hai thành phần là Giáo sĩ và giáo dân. Trong hai thành phần này, có những người sống đời thánh hiến gọi là tu sĩ.
  3. Gồm ba thành phần là: Giám mục, linh mục và phó tế.
  4. Cả A, B và C

Câu 84: Giáo sĩ gồm những ai ?

  1. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh là Giám mục, linh mục và phó tế.
  2. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội là Giám mục, linh mục và phó tế.
  3. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Thêm Sức là Giám mục, linh mục và phó tế.
  4. Cả A. B và C

Câu 85 : Giáo dân là ai ?

  1. Giáo dân là các Ki-tô hữu được dự phần vào sứ vụ tư tế, tiên tri và vương đế của Đức Ki-tô bằng việc nên thánh.
  2. Giáo dân là người không có chức thánh
  3. Giáo dân là những người làm chứng cho Đức Ki-tô và xây dựng Nước Trời theo ơn gọi riêng mình.
  4. Cả A và C

Câu 86 : Ơn gọi của giáo dân là gì ?

  1. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian.
  2. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa qua việc học hỏi và khám phá Lời Chúa và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian.
  3. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa qua việc học hỏi và khám phá Lời Chúa và dấn thân phục vụ anh chị em đồng loại và làm tông đồ giữa trần gian.
  4. Cả A, B và C

Câu 87: Tu sĩ là ai ?

  1. Là những Ki-tô hữu muốn đi tu
  2. Là những Ki-tô hữu sống đời khắc khổ, xa tránh trần thế, tự nguyện sống gắn bó với Chúa Giê-su cách triệt để hơn.
  3. Là những Ki-tô hữu muốn bước theo Chúa Giê-su cách triệt để hơn, qua việc giữ các lời khuyên Phúc Âm về khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, trong một bậc sống bền vững được Hội Thánh công nhận.
  4. Cả A, B và C

Câu 88: Các tu sĩ đóng góp gì cho sứ vụ của Hội Thánh?

  1. Các tu sĩ phục vụ trong Hội Thánh thông qua các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, bác ái xã hội… Nhờ đó, họ trở nên chứng tá cho niềm hy vọng về Nước Trời, qua việc tự hiến cho Đức Ki-tô và anh chị em.
  2. Các tu sĩ làm chứng cho niềm hy vọng về Nước Trời, qua việc tự hiến cho Đức Ki-tô và anh chị em.
  3. Các tu sĩ dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng trong các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, bác ái xã hội… Nhờ đó, họ trở nên chứng tá cho niềm hy vọng về Nước Trời, qua việc tự hiến cho Đức Ki-tô và anh chị em.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 18

TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI

—|–

Câu 89: « Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại » nghĩa là gì ?

  1. Nghĩa là thân xác con người sau khi chết sẽ hư nát, nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy được sống lại trong ngày tận thế.
  2. Nghĩa là thân xác con người sau khi chết sẽ được phục sinh.
  3. Nghĩa là thân xác của người công chính sẽ không bị hư nát, nhưng được lên trời vinh hiển với Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 90: Khi chết con người sẽ ra sao ?

  1. Khi chết, linh hồn và thân xác con người sẽ tách rời nhau.
  2. Khi chết, thân xác con người sẽ chịu cảnh hư nát, còn linh hồn sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa và chờ ngày kết hợp lại với thân xác được biến đổi, khi Chúa lại đến trong vinh quang.
  3. Cả A và B đều sai
  4. Cả A và B

Câu 91Đời sống vĩnh cửu là gì?

  1. Là đời sống không có kết thúc, được bắt đầu ngay sau khi chết.
  2. Là đời sống không có kết thúc, được bắt đầu ngay sau khi chết. Để bước vào đời sống này, mỗi người phải qua một cuộc phán xét riêng.
  3. Là sự sống đời đời, không có kết thúc, được bắt đầu ngay sau khi chết. Để bước vào đời sống này, mỗi người phải qua một cuộc phán xét riêng.
  4. Cả A, B và C

Câu 92: Hy vọng trời mới đất mới là gì?

  1. Là niềm hy vọng vào ngày sau hết, vũ trụ sẽ được biến đổi và được thông phần vào vinh quang của Đức Ki-tô, làm nên trời mới đất mới.
  2. Là niềm hy vọng vào ngày sau hết, vũ trụ sẽ được biến đổi và được thông phần vào vinh quang của Đức Ki-tô.
  3. Là niềm hy vọng được sống mãi với Chúa trong ngày sau hết. Ngày đó, vũ trụ sẽ được biến đổi và được thông phần vào vinh quang của Đức Ki-tô.
  4. Cả A, B và C

Câu 93: Tiếng “Amen” kết thúc kinh Tin Kính có nghĩa là gì?

  1. Nghĩa là tất cả những gì trong lời kinh tôi vừa đọc, tôi đều tin một cách vững vàng và tôi hoàn toàn phó thác nơi Ngài.
  2. Nghĩa là tất cả những gì Hội Thánh mời gọi tôi tin trong lời kinh tôi vừa đọc, tôi đều tin một cách vững vàng và tôi hoàn toàn phó thác nơi Chúa.
  3. Nghĩa là tôi tin những lời Thiên Chúa dạy, những điều Thiên Chúa hứa và tôi hoàn toàn phó thác nơi Ngài.
  4. Cả A, B và C

PHẦN THỨ HAI

CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KI-TÔ GIÁO

BÀI 19

PHỤNG VỤ

—|–

Câu 94Phụng vụ là gì ?

  1. Phụng vụ là việc Hội Thánh chính thức cử hành mầu nhiệm Đức Ki-tô, để thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa con người.
  2. Phụng vụ là việc Hội Thánh chính thức cử hành, để thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa con người.
  3. Phụng vụ là những cử hành, để thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa con người.
  4. Cả A, B và C

Câu 95: Vì sao Chúa Cha là nguồn mạch của phụng vụ?

  1. Vì Chúa Cha là khởi đầu và là cùng đích của vũ trụ. Nên mọi cử hành đều phải được hướng về Ngài là nguồn mạch và là cùng đích.
  2. Vì Chúa Cha ban muôn vàn phúc lành cho chúng ta trong Đức Giê-su Ki-tô và ban Thánh Thần của Ngài cho chúng ta.
  3. Vì Chúa Cha là khởi đầu và là cùng đích của vũ trụ. Nên mọi hành vi thờ phượng của con người ở trần gian đều phải được hướng về Ngài là nguồn mạch và là cùng đích.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 96: Vì sao Chúa Cha là cùng đích của phụng vụ?

  1. Vì Chúa Cha là Đấng mà toàn thể vũ trụ này phải không ngừng chúc tụng bằng việc tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn.
  2. Vì Chúa Cha là Đấng mà con người không ngừng chúc tụng bằng việc tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn.
  3. Vì Chúa Cha là Đấng mà Hội Thánh không ngừng chúc tụng bằng việc tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn.
  4. Cả A, B và C

Câu 97: Đức Ki-tô thực hiện công trình nào trong phụng vụ?

  1. Trong Phụng vụ, Đức Ki-tô với vai trò vừa là tư tế, vừa là của lễ và vừa là bàn thờ, Ngài dâng lên Thiên Chúa Cha chính bản thân Ngài.
  2. Trong Phụng vụ, Đức Ki-tô với vai trò vừa là tư tế, vừa là của lễ và vừa là bàn thờ, Ngài thay cho toàn thể nhân loại dâng lên Thiên Chúa Cha chính bản thân Ngài.
  3. Trong Phụng vụ, Đức Ki-tô biểu lộ và hoàn thành mầu nhiệm Vượt qua, để trao ban ân sủng của Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 98: Chúa Thánh Thần hoạt động thế nào trong phụng vụ?

  1. Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần chuẩn bị cộng đoàn gặp gỡ Đức Ki-tô, nhắc nhở và bày tỏ mầu nhiệm Đức Ki-tô, làm cho mầu nhiệm Đức Ki-tô hiện diện trong hiện tại và xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh.
  2. Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần nhắc nhở và bày tỏ mầu nhiệm Đức Ki-tô, làm cho mầu nhiệm Đức Ki-tô hiện diện trong hiện tại.
  3. Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

BÀI 20

BÍ TÍCH

—|–

Câu 99Bí tích là gì ?

  1. Bí tích là dấu chỉ bên ngoài Chúa Giê-su đã lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, hầu mang lại sự sống thần linh.
  2. Bí tích là dấu chỉ Chúa Giê-su đã lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, hầu mang lại sự sống thần linh.
  3. Bí tích là dấu chỉ bên ngoài Chúa Giê-su đã lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, để diễn tả và thông ban cho chúng ta ân sủng bên trong là sự sống thần linh.
  4. Cả A, B và C

Câu 100: Vì sao gọi là bí tích đức tin?

  1. Vì khi lãnh nhận bí tích, chúng ta phải có đức tin.
  2. Vì khi lãnh nhận bí tích, chúng ta phải có đức tin, đồng thời nhờ các bí tích, đức tin của chúng ta thêm mạnh mẽ và vững vàng.
  3. Vì khi lãnh nhận bí tích, chúng ta phải có đức tin, đồng thời nhờ các bí tích, chúng ta không chỉ được gia tăng ân sủng, mà còn giúp cho đức tin của chúng ta thêm mạnh mẽ và vững vàng.
  4. Cả A, B và C

Câu 101: Ai ban ân sủng trong các bí tích?

  1. Chính Đức Ki-tô hoạt động và thông ban ân sủng trong các bí tích. Tuy nhiên, vì ân sủng có tính thiêng liêng, nên còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị nội tâm của người lãnh nhận.
  2. Chính Đức Ki-tô hoạt động và thông ban ân sủng trong các bí tích.
  3. Chính Đức Ki-tô hoạt động và thông ban ân sủng trong các bí tích, nhưng ân sủng này có mạng lại lợi ích hay không thì còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị nội tâm của người lãnh nhận.
  4. Cả A, B và C

Câu 102: Vì sao các bí tích cần thiết cho ơn cứu độ?

  1. Vì các bí tích trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, nên những người không lãnh bí tích, thì không thể vào Nước Thiên Chúa được.
  2. Vì các bí tích trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, cùng các ơn riêng tùy theo từng người; nên những người không lãnh bí tích, thì không thể vào Nước Thiên Chúa được.
  3. Vì các bí tích trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, để Ngài chữa lành và biến đổi chúng ta.
  4. Cả A, B và C

BÀI 21

CỬ HÀNH PHỤNG VỤ CỦA HỘI THÁNH

—|–

Câu 103: Ai hành động trong phụng vụ?

  1. Chính Đức Ki-tô cùng với Hội Thánh của Người ở trần gian hành động trong phụng vụ.
  2. Chính “Đức Ki-tô toàn thể” nghĩa là Đức Ki-tô cùng với thân thể của Ngài là Hội Thánh trên trời và Hội Thánh ở trần gian hành động trong phụng vụ.
  3. Chính Đức Ki-tô cùng với Thánh Thần của Người đã soi sáng và giúp cho các tín hữu ở trần gian hành động trong phụng vụ.
  4. Cả A, B và C

Câu 104: Hội Thánh trần gian cử hành phụng vụ thế nào?

  1. Hội Thánh ở trần gian cử hành phụng vụ với tư cách là dân tư tế, dân riêng của Thiên Chúa. Vậy nên mọi cử hành của Hội Thánh đều nhằm tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.
  2. Hội Thánh ở trần gian cử hành phụng vụ với tư cách là dân tư tế, dân riêng của Thiên Chúa.
  3. Hội Thánh ở trần gian cử hành phụng vụ với tư cách là dân tư tế, nhưng mỗi người hoạt động theo phận vụ riêng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 105: Cử hành phụng vụ gồm những yếu tố nào?

  1. Gồm các yếu tố này: Một là các dấu chỉ và biểu tượng, để diễn tả và thực hiện hành động cứu độ của Đức Ki-tô. Hai là lời nói và hành động, nhờ đó con người gặp gỡ và đối thoại với Thiên Chúa.
  2. Gồm các dấu chỉ và biểu tượng, để diễn tả và thực hiện hành động cứu độ của Đức Ki-tô.
  3. Gồm tất cả các lời nói và hành động, nhờ đó con người có thể thường xuyên gặp gỡ và đối thoại với Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 106: Chúa Nhật quan trọng thế nào trong cử hành phụng vụ?

  1. Chúa Nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa” và là ngày Chúa Ki-tô Phục sinh.
  2. Chúa Nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa”, ngày Chúa Phục sinh. Vì thế, Chúa Nhật là nền tảng và trung tâm của cả Năm phụng vụ.
  3. Chúa Nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa” và là ngày Chúa Ki-tô Phục sinh. Chúa Nhật còn là ngày Đức Ki-tô chiến thắng tử thần để mang lại hòa bình và hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.
  4. Cả A, B và C

Câu 107: Phụng vụ Các Giờ Kinh là gì?

  1. Là lời cầu nguyện của Đức Ki-tô cùng với Hội Thánh, để giúp các tín hữu thánh hóa thời gian trong ngày.
  2. Là lời cầu nguyện của Ba Ngôi Thiên Chúa cùng với Hội Thánh, để giúp các tín hữu thánh hóa thời gian trong ngày.
  3. Là lời cầu nguyện của Chúa Thánh Thần – Đấng đã không ngừng hướng dẫn Hội Thánh, để giúp các tín hữu thánh hóa thời gian trong ngày.
  4. Cả A, B và C

BÀI 22

BÍ TÍCH RỬA TỘI

—|–

Câu 108: Bí tích Rửa Tội là gì ?

  1. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để cho chúng ta được sinh lại trong đời sống mới, bởi nước và Thánh Thần.
  2. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để cho chúng ta được sinh lại trong đời sống mới, bởi nước và Thánh Thần. Nhờ đó, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa.
  3. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để cho chúng ta được sinh lại trong đời sống mới, bởi nước và Thánh Thần. Nhờ đó, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và thông phần vào sự sống vĩnh cửu của Người.
  4. Cả A, B và C

Câu 109: Bí tích Rửa Tội có cần thiết cho ơn cứu độ không ?

  1. Bí tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu độ. Bởi nó được coi là cửa ngõ để dẫn vào gia đình Hội Thánh và được làm con cái Chúa.
  2. Bí tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu độ. Bởi nó được coi là cửa ngõ để dẫn vào gia đình Hội Thánh và được làm con cái Chúa. Nhờ đó, chúng ta được hưởng ơn cứu độ.
  3. Bí tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu độ đối với những ai đã nghe rao giảng Tin Mừng và có khả năng xin lãnh nhận Bí tích này.
  4. Cả A, B và C

Câu 110: Người không lãnh Bí tích Rửa Tội có được cứu độ không?

  1. Người không lãnh Bí tích Rửa Tội có thể được cứu độ trong ba trường hợp này: Một là chết vì đức tin; Hai là có lòng ao ước nhưng chưa có điều kiện lãnh nhận Bí tích Rửa Tội; và Ba là tự nguyện theo tiếng lương tâm mà sống ngay lành.
  2. Người không lãnh Bí tích Rửa Tội có thể được cứu độ trong ba trường hợp này: Một là chết vì đức tin; Hai là có lòng ao ước nhưng chưa có điều kiện lãnh nhận Bí tích Rửa Tội; và Ba là chưa được biết Chúa Ki-tô và Hội Thánh, nhưng đã theo tiếng lương tâm mà sống ngay lành.
  3. Người không lãnh Bí tích Rửa Tội có thể được cứu độ trong ba trường hợp này: Một là chết vì đức tin; Hai là có lòng ao ước và Ba là chưa được biết Chúa Ki-tô và Hội Thánh, nhưng đã theo tiếng lương tâm mà sống ngay lành.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 111: Những ai có thể ban Bí tích Rửa Tội?

  1. Bất cứ ai cũng có thể cử hành Bí tích Rửa Tội, miễn là làm theo ý muốn và cách thức của Hội Thánh.
  2. Thông thường là Giám mục, linh mục hoặc phó tế, nhưng khi cần thiết thì bất cứ ai cũng có thể cử hành, miễn là làm theo ý muốn và cách thức của Hội Thánh.
  3. Thông thường chỉ có Giám mục, linh mục hoặc phó tế mới có thể cử hành một cách thành sự và hợp pháp bí tích này.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 112: Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa Tội là gì?

  1. Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa Tội là dìm xuống nước hay đổ nước lên đầu người lãnh bí tích và nói: “Tôi rửa (ÔBACE), nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Tiếp đến là mặc áo trắng.
  2. Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa Tội là dìm xuống nước hay đổ nước lên đầu người lãnh bí tích và nói: “Tôi rửa (ÔBACE), nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Tiếp đến là trao nến sáng và mặc áo trắng.
  3. Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa Tội là dìm xuống nước hay đổ nước lên đầu người lãnh bí tích và nói: “Tôi rửa (ÔBACE), nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 113: Vì sao Hội Thánh rửa tội cho trẻ em?

  1. Hội Thánh rửa tội cho trẻ em, vì các em đã sinh ra trong tội Tổ tông, nên cần được giải thoát để làm con Thiên Chúa.
  2. Hội Thánh rửa tội cho trẻ em, vì mặc dù các em vừa mới sinh ra chưa có tội lỗi gì, nhưng trong thân phận làm người, các em đã sinh ra trong tội Tổ tông, thế nên cần được giải thoát để làm con Thiên Chúa.
  3. Hội Thánh rửa tội cho trẻ em, vì mặc dù các em vừa mới sinh ra chưa có tội lỗi gì, nhưng là con người, nên các em cũng cần phải tẩy rửa để được hoàn toàn trong trắng hầu xứng đáng trở nên con Thiên Chúa.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 114: Người đến tuổi khôn, muốn lãnh Bí tích Rửa Tội phải làm gì?

  1. Trước tiên phải học biết giáo lý và tham dự những nghi thức chuẩn bị gia nhập Ki-tô giáo. Thứ đến, năng tham dự thánh lễ để gia tăng lòng yêu mến Thiên Chúa.
  2. Trước tiên phải có lòng tin, phải được học biết giáo lý và tham dự những nghi thức chuẩn bị gia nhập Ki-tô giáo. Thứ đến, phải năng tham dự thánh lễ để gia tăng lòng yêu mến Thiên Chúa.
  3. Phải có lòng tin và ước ao, phải học biết giáo lý và tham dự những nghi thức chuẩn bị gia nhập Ki-tô giáo.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 115: Người lãnh Bí tích Rửa Tội có cần người đỡ đầu không?

  1. Người lãnh Bí tích Rửa Tội có thể có hoặc không cần người đỡ đầu. Tuy nhiên, nếu có người đỡ đầu để nêu gương sáng và giúp họ sống xứng danh người Công giáo thì vẫn tốt hơn.
  2. Người lãnh Bí tích Rửa Tội cần người đỡ đầu để nêu gương sáng và giúp họ sống xứng danh người Công giáo.
  3. Người lãnh Bí tích Rửa Tội có thể có hoặc không cần người đỡ đầu tùy từng trường hợp người gia nhập Đạo là người lớn hay trẻ em. Tuy nhiên, nếu có người đỡ đầu để nêu gương sáng và giúp họ sống đức tin thì vẫn tốt hơn.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 23

BÍ TÍCH THÁNH THỂ

—|–

Câu 116: Bí tích Thánh Thể là gì ?

  1. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ban Mình Máu Ngài làm của ăn nuôi sống chúng ta. Nhờ đó, linh hồn chúng ta được nuôi dưỡng trên hành trình tiến về quê hương trên trời.
  2. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Ngài làm của ăn nuôi sống chúng ta.
  3. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ban Mình Máu Ngài làm của ăn nuôi sống chúng ta.
  4. Cả A, B và C

Câu 117: Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể khi nào ?

  1. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, cùng với các môn đệ của Ngài, trước khi ra đi chịu chết.
  2. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, để ban Mình Máu Ngài cho các môn đệ.
  3. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, trước khi ra đi chịu chết.
  4. Cả A, B và C

Câu 118: Bí tích Thánh Thể có ý nghĩa gì trong đời sống Ki-tô giáo?

  1. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Ki-tô giáo, chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh là chính Đức Ki-tô, Chiên Vượt Qua của chúng ta.
  2. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Ki-tô giáo, vì Thánh Thể là chính Đức Ki-tô, Chiên Vượt Qua của chúng ta.
  3. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Ki-tô giáo, vì Thánh Thể là chính Đức Ki-tô, Đấng Cứu độ duy nhất và là Chiên Vượt Qua của chúng ta.
  4. Cả A, B và C

Câu 119: Khi cử hành Bí tích Thánh Thể, Hội Thánh tưởng niệm hy tế của Chúa Giê-su thế nào?

  1. Khi cử hành Bí tích Thánh Thể, Hội Thánh làm cho hiện diện và hiện tại hóa hy tế Thập giá được Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha một lần thay cho tất cả.
  2. Khi cử hành Bí tích Thánh Thể, Hội Thánh không chỉ nhớ lại mà còn làm cho hiện diện và hiện tại hóa hy tế Thập giá được Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha một lần thay cho tất cả.
  3. Khi cử hành Bí tích Thánh Thể, Hội Thánh nhớ lại hy tế Thập giá được Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha một lần thay cho tất cả.
  4. Cả A, B và C

BÀI 24

BÍ TÍCH THỐNG HỐI

—|–

Câu 120: Bí tích Thống Hối là gì ?

  1. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để tha các tội riêng chúng ta đã phạm từ khi lãnh Bí tích Rửa Tội về sau, cùng giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và Hội Thánh.
  2. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để tha tội nguyên tổ cùng các tội riêng chúng ta đã phạm.
  3. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để tha tội nguyên tổ cùng các tội riêng chúng ta đã phạm. Cùng giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 121: Những ai trong Hội Thánh có quyền tha tội?

  1. Chỉ có các Giám mục và những linh mục được quyền giải tội, mới đủ thẩm quyền tha tội mà thôi.
  2. Các Giám mục và những linh mục được quyền giải tội, đều có quyền tha tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
  3. Tất cả các Giám mục và linh mục đều có quyền tha tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 122: Khi nào các tín hữu buộc phải xưng các tội trọng?

  1. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu đều được mời gọi xưng các tội trọng của mình; và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  2. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu đều được mời gọi xưng các tội trọng của mình; và nên xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  3. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu buộc phải xưng các tội trọng của mình ít nhất một năm một lần và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  4. Cả A, B và C

Câu 123: Vì sao Hội Thánh khuyên ta nên xưng các tội nhẹ?

  1. Vì việc xưng các tội nhẹ giúp chúng ta có được một lương tâm ngay thẳng và chiến đấu chống lại những hướng chiều về đàng xấu, nhờ đó được Đức Ki-tô chữa lành và tiến triển trong đời sống theo Thánh Thần.
  2. Vì việc xưng các tội nhẹ giúp chúng ta có được một lương tâm ngay thẳng và chiến đấu chống lại những hướng chiều về đàng xấu.
  3. Vì việc xưng các tội nhẹ giúp chúng ta có được một lương tâm ngay thẳng và chiến đấu chống lại những hướng chiều về đàng xấu, nhờ đó, chúng ta ngày càng tiến tới trên con đường hoàn thiện.
  4. Cả A, B và C

Câu 124: Ngoài việc xưng tội còn có những hình thức sám hối nào?

  1. Ngoài việc xưng tội, Hội Thánh còn nhấn mạnh đến ba hình thức sám hối này là: ăn chay đánh tội, liên lỉ cầu nguyện và làm việc bác ái.
  2. Ngoài việc xưng tội, Hội Thánh còn nhấn mạnh đến ba hình thức sám hối này là: ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái.
  3. Ngoài việc xưng tội, Hội Thánh còn nhấn mạnh đến ba hình thức sám hối này là: ăn chay đền tội, sấp mình cầu nguyện và làm việc tông đồ.
  4. Cả A, B và C

Câu 125: Ân xá là gì?

  1. Ân xá là những ân ban giúp chúng ta được tha thứ những hình phạt tạm vì những tội chúng ta phạm, dù những tội này đã được tha thứ.
  2. Ân xá là những ân huệ Thiên Chúa ban, giúp chúng ta được tha thứ những hình phạt tạm vì những tội chúng ta phạm, dù những tội này đã được tha thứ.
  3. Ân xá là việc tha thứ những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội chúng ta phạm, dù những tội này đã được tha thứ.
  4. Cả A, B và C

Câu 126: Có mấy hình thức ân xá?

  1. Có hai hình thức ân xá: Một là tha tất cả các hình phạt; Hai là tha một phần các hình phạt.
  2. Có hai hình thức ân xá: Một là đại xá, tức là được tha tất cả các hình phạt; Hai là tiểu xá, tức là được tha một phần các hình phạt.
  3. Có hai hình thức ân xá: Một là tha toàn phần tất cả các hình phạt; Hai là tha một phần các hình phạt.
  4. Cả A, B và C

BÀI 25

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

—|–

Câu 127: Bí tích Xức Dầu bệnh nhân là gì?

  1. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ban ơn nâng đỡ bệnh nhân và người già yếu, về phần hồn cũng như phần xác.
  2. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ban ơn nâng đỡ và chữa lành các bệnh tật cho bệnh nhân và người già yếu, về phần hồn cũng như phần xác.
  3. Là bí tích Chúa Giê-su đã lập, để nâng đỡ và chữa lành các bệnh tật cho bệnh nhân, cùng ban ơn phần hồn cũng như phần xác.
  4. Cả A, B và C

Câu 128: Ai có thể lãnh Bí tích Xức Dầu?

  1. Mọi tín hữu khi lâm bệnh nặng, hoặc bị yếu liệt vì tuổi già, đều có thể lãnh Bí tích Xức Dầu.
  2. Mọi tín hữu khi lâm bệnh nặng, khi gặp cảnh nguy tử hoặc bị yếu liệt vì tuổi già, đều có thể lãnh Bí tích Xức Dầu.
  3. Mọi tín hữu khi lâm bệnh nặng, khi gặp cảnh nguy tử đều có thể lãnh Bí tích Xức Dầu.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 129: Những ai có quyền ban Bí tích Xức Dầu?

  1. Chỉ các Giám mục và linh mục mới có quyền ban Bí tích Xức Dầu. Tuy nhiên, trong trường hợp nguy tử, ai cũng có thể ban bí tích này, miễn là theo cách thức của Hội Thánh.
  2. Chỉ các Giám mục và linh mục mới có quyền ban Bí tích Xức Dầu. Tuy nhiên, trong trường hợp nguy tử, thầy phó tế cũng có thể ban bí tích này, miễn là theo cách thức của Hội Thánh.
  3. Các Giám mục và linh mục có quyền ban Bí tích Xức Dầu.
  4. Cả A, B và C

Câu 130: Bí tích Xức Dầu được cử hành thế nào?

  1. Bí tích Xức Dầu được cử hành qua việc thừa tác viên của Hội Thánh xức dầu trên trán và hai lòng bàn tay của thụ nhân, đồng thời, ngài đọc lời nguyện xin ân sủng của bí tích này.
  2. Bí tích Xức Dầu được cử hành qua việc xức dầu trên trán và hai lòng bàn tay, với lời nguyện xin ân sủng của bí tích này.
  3. Bí tích Xức Dầu được cử hành qua việc thừa tác viên của Hội Thánh xức dầu trên trán và hai lòng bàn tay của thụ nhân, đồng thời, ngài đọc lời nguyện xin ân sủng của bí tích này. Tuy nhiên, nếu có thể được, trước đó, ngài ban Bí tích Giao Hòa cho họ.
  4. Cả A, B và C

Câu 131: Chúng ta được lãnh Bí tích Xức Dầu mấy lần?

  1. Chúng ta có thể lãnh Bí tích Xức Dầu nhiều lần, mỗi khi bệnh trở nặng hay mắc phải một cơn bệnh nặng khác.
  2. Khi lâm cơn nguy tử, chúng ta chỉ có thể lãnh Bí tích Xức Dầu một lần mà thôi.
  3. Chúng ta có thể lãnh Bí tích Xức Dầu nhiều lần, miễn là khi có điều kiện thuận lợi như dịp Mùa Chay, Tuần đại phúc…
  4. Cả A, B và C

Câu 132: Khi nguy tử vì bệnh tật hay tuổi già, người tín hữu phải có những điều kiện nào để được lãnh Bí tích Xức Dầu?

  1. Phải có những điều kiện này: Một là đã đến tuổi khôn; Hai là thật lòng thống hối ăn năn khi không thể xưng ra các tội trọng; Ba là không cố chấp sống trong tình trạng tội lỗi công khai.
  2. Phải có những điều kiện này: Một là đã đến tuổi khôn; Hai là thật lòng thống hối ăn năn về các tội trọng mình đã phạm; Ba là không cố chấp sống trong tình trạng tội lỗi công khai.
  3. Phải có những điều kiện này: Một là đã đến tuổi khôn và ở trong tình trạng tỉnh trí; Hai là thật lòng thống hối ăn năn khi không thể xưng ra các tội trọng; Ba là không cố chấp sống trong tình trạng tội lỗi công khai.
  4. Cả A, B và C

Câu 133: Người chăm sóc bệnh nhân cần có những bổn phận nào?

  1. Người chăm sóc bệnh nhân cần lấy lòng bác ái săn sóc phần xác;
  2. Người chăm sóc bệnh nhân cần lấy đức tin mà an ủi, khuyên bảo bệnh nhân vui lòng chịu đau đớn để kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su;
  3. Người chăm sóc bệnh nhân cần giúp bệnh nhân dọn mình lãnh các bí tích.
  4. Cả A, B và C

BÀI 26

BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

—|–

Câu 134: Bí tích Truyền Chức Thánh là gì?

  1. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để trao ban cho những người Ngài chọn, để họ tiếp tục thực thi trong Hội Thánh cho đến ngày tận thế.
  2. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để ủy thác sứ vụ của Ngài cho các Tông đồ, nhờ đó, sứ vụ này tiếp tục thực thi trong Hội Thánh cho đến ngày tận thế.
  3. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập, để trao ban cho những người Ngài chọn, để họ trở nên những chứng nhân của Chúa và Hội Thánh cho đến ngày tận thế.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 135: Bí tích Truyền Chức Thánh gồm những cấp bậc nào?

  1. Gồm ba cấp bậc là Giám mục, linh mục và phó tế.
  2. Gồm ba cấp bậc là Giám mục, linh mục và tu sĩ.
  3. Gồm ba cấp bậc là Linh mục, tu sĩ và giáo dân.
  4. Cả B và C

Câu 136: Bí tích Truyền Chức Thánh được cử hành thế nào?

  1. Bí tích Truyền Chức Thánh được trao ban qua việc giám mục đặt tay trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện truyền chức. Đồng thời, trước đó, tiến chức cần phủ phục để nài xin lời chuyển cầu của các Thánh nam nữ.
  2. Bí tích Truyền Chức Thánh được trao ban qua việc giám mục đặt tay trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện truyền chức. Đồng thời, ngài xức dầu trên lòng bàn tay và ôm hôn trao ban bình an cho tiến chức.
  3. Bí tích Truyền Chức Thánh được trao ban qua việc giám mục đặt tay trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện truyền chức.
  4. Cả A, B và C

Câu 137: Ai được quyền ban Bí tích Truyền Chức Thánh?

  1. Tất cả các Giám mục đều đủ thẩm quyền để tấn phong thành sự Bí tích này. Miễn là làm theo những chỉ dẫn và cách thức của Hội Thánh.
  2. Tất cả các Giám mục đều đủ thẩm quyền để tấn phong thành sự Bí tích này.
  3. Chỉ có Giám mục đã được tấn phong thành sự, mới có quyền trao ban ba cấp bậc của bí tích này.
  4. Cả A, B và C

Câu 138: Những ai có quyền lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh?

  1. Chỉ những người nam đã được rửa tội, tự nguyện sống độc thân, sống theo các lời khuyên Phúc Âm và có đủ điều kiện do Hội Thánh quy định, mới được lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh.
  2. Chỉ những người nam đã được rửa tội và có đủ điều kiện do Hội Thánh quy định, mới được lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh.
  3. Bất cứ người nam nào đã được rửa tội, tự nguyện sống độc thân và tuân theo các lời khuyên Phúc Âm thì đều có thể được lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 139: Người tín hữu có bổn phận nào đối với các vị chủ chăn của mình?

  1. Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện và cộng tác với các vị chủ chăn của mình trong việc xây dựng Hội Thánh, đồng thời giúp đỡ các ngài cả về tinh thần lẫn vật chất.
  2. Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện, tôn trọng, vâng lời và cộng tác với các vị chủ chăn của mình trong việc xây dựng Hội Thánh, đồng thời giúp đỡ các ngài cả về tinh thần lẫn vật chất.
  3. Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện, tôn trọng, vâng lời và cộng tác với các vị chủ chăn của mình trong việc xây dựng Hội Thánh.
  4. Tất cả đều đúng

BÀI 27

ƠN GỌI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN

—|–

Câu 140: Ơn gọi sống đời thánh hiến là gì?

  1. Ơn gọi đời sống thánh hiến là lời Thiên Chúa ngỏ với một số người, để mời gọi họ dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì.
  2. Ơn gọi đời sống thánh hiến là lời Thiên Chúa ngỏ với một số người, để mời gọi họ sống đời tận hiến trong bậc tu trì hay giáo sĩ.
  3. Ơn gọi đời sống thánh hiến là lời Thiên Chúa ngỏ với một số người, để mời gọi họ dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì để phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 141: Người sống đời thánh hiến trong bậc tu trì khấn giữ những gì?

  1. Khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm là khiết tịnh, khiêm nhường và vâng phục.
  2. Khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm là khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.
  3. Khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm là chay tịnh, khó nghèo và vâng phục.
  4. Cả A, B và C

Câu 142: Cha mẹ có bổn phận nào đối với ơn gọi sống đời thánh hiến của con cái?

  1. Cha mẹ có bổn phận cầu nguyện, cổ võ, vun trồng đời sống ơn gọi của con cái và tạo điều kiện cho con cái sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa kêu gọi.
  2. Cha mẹ có bổn phận ăn chay, cầu nguyện, cổ võ, vun trồng đời sống ơn gọi của con cái và tạo điều kiện cho con cái sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa kêu gọi.
  3. Cha mẹ có bổn phận cầu nguyện, vun trồng đời sống ơn gọi của con cái và hướng dẫn chúng sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa kêu gọi.
  4. Cả A, B và C

BÀI 28

Á BÍ TÍCH

—|–

Câu 143: Á bí tích là gì?

  1. Á bí tích là những dấu hiệu thánh thiêng do Hội Thánh thiết lập, để giúp các tín hữu thánh hóa một số hoàn cảnh trong cuộc sống.
  2. Á bí tích là những dấu hiệu thánh thiêng do Chúa Giê-su thiết lập, để giúp các tín hữu thánh hóa một số hoàn cảnh trong cuộc sống.
  3. Á bí tích là những dấu hiệu thánh thiêng do Hội Thánh thiết lập, để giúp các tín hữu thánh hóa bản thân mình, cùng một số hoàn cảnh trong cuộc sống.
  4. Cả A, B và C

Câu 144: Nghi thức của Á bí tích gồm những gì?

  1. Nghi thức của Á bí tích gồm một lời cầu nguyện, kèm theo một dấu chỉ như: dấu thánh giá, xức dầu, rẩy nước thánh.
  2. Nghi thức của Á bí tích gồm một lời cầu nguyện, kèm theo một nghi thức cụ thể như đặt tay, dấu thánh giá, rẩy nước thánh.
  3. Nghi thức của Á bí tích gồm một lời cầu nguyện, kèm theo một dấu chỉ cụ thể như đặt tay, dấu thánh giá, rẩy nước thánh.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 145: Có mấy loại Á bí tích?

  1. Có 4 loại Á bí tích, gồm: Việc chúc lành; Thánh hiến những con người; Dâng hiến những đồ vật và Việc trừ tà.
  2. Có 4 loại Á bí tích, gồm: Việc chúc lành; Thánh hiến những con người; Dâng hiến những đồ vật được dùng vào việc thờ phượng và Việc trừ tà.
  3. Có 4 loại Á bí tích, gồm: Việc chúc lành; Thánh hiến những con người; Thánh hiến những nơi chốn, đồ vật và Việc trừ tà.
  4. Cả A, B và C

Câu 146: Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân nào?

  1. Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân như: Việc tôn kính các di tích thánh, hành hương, rước kiệu, chặng đàng Thánh giá, lần chuỗi Mân Côi…
  2. Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân như: Việc tôn kính các di tích thánh, rước kiệu, chặng đàng Thánh giá, lần chuỗi Mân Côi…
  3. Ngoài Phụng vụ, đời sống Ki-tô hữu còn được nuôi sống bằng những hình thức đạo đức bình dân như: Việc tôn kính các di tích thánh, viếng nhà thờ, hành hương, rước kiệu, chặng đàng Thánh giá, lần chuỗi Mân Côi…
  4. Cả A, B và C

Câu 147: Hội Thánh có thái độ nào đối với những việc đạo đức bình dân?

  1. Hội Thánh cổ võ những việc đạo đức bình dân phù hợp với Tin Mừng và sự khôn ngoan của con người, đồng thời góp phần làm cho đời sống Ki-tô hữu được phong phú.
  2. Hội Thánh cổ võ những việc đạo đức bình dân phù hợp với Tin Mừng và góp phần làm cho đời sống Ki-tô hữu được phong phú.
  3. Hội Thánh chỉ cổ võ những việc đạo đức bình dân phù hợp với Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh mà thôi.
  4. Cả A, B và C

Câu 148: Nghi lễ an táng Ki-tô giáo có ý nghĩa và mục đích nào?

  1. Nghi lễ an táng Ki-tô giáo nói lên niềm hy vọng sống lại, cũng như sự hiệp thông trong lời cầu nguyện với người đã qua đời.
  2. Nghi lễ an táng Ki-tô giáo làm nổi bật đặc tính vượt qua của cái chết trong niềm hy vọng sống lại, cũng như sự hiệp thông trong lời cầu nguyện với người đã qua đời.
  3. Nghi lễ an táng Ki-tô giáo nói lên niềm hy vọng sống lại, cũng như sự hiệp thông của các tín hữu trong lời cầu nguyện với người đã qua đời.
  4. Cả A, B và C

PHẦN THỨ BA

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

BÀI 29

CON NGƯỜI, HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA

—|–

Câu 149: Phẩm giá con người bắt nguồn từ đâu?

  1. Bắt nguồn từ việc con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được ban cho linh hồn thiêng liêng bất tử, có lý trí và tự do, nên con người luôn hướng về Thiên Chúa và được mời gọi hưởng phúc đời đời.
  2. Bắt nguồn từ việc con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được ban cho linh hồn thiêng liêng bất tử, có lý trí và tự do.
  3. Bắt nguồn từ việc con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được ban cho linh hồn thiêng liêng bất tử, có lý trí và tự do. Vì thế, con người cao trọng hơn muôn loài muôn vật.
  4. Cả A, B và C

Câu 150: Phẩm giá con người đòi buộc người Ki-tô hữu phải sống thế nào?

  1. Đòi buộc người Ki-tô hữu phải ăn ở xứng đáng với Tin Mừng của Đức Ki-tô, và nêu gương sáng cho hết mọi người.
  2. Đòi buộc người Ki-tô hữu phải làm chứng tá cho Tin Mừng của Đức Ki-tô, và nêu gương sáng cho hết mọi người.
  3. Đòi buộc người Ki-tô hữu phải ăn ở xứng đáng với Tin Mừng của Đức Ki-tô, nghĩa là sống đời sống mới.
  4. Cả A, B và C

Câu 151: Nhờ đâu người Ki-tô hữu có thể sống đời sống mới?

  1. Người tín hữu có thể sống đời sống mới nhờ ân sủng của Đức Ki-tô mà họ đã lãnh nhận từ việc tuyên xưng đức tin và các bí tích.
  2. Người tín hữu có thể sống đời sống mới nhờ ân sủng của Đức Ki-tô và của Chúa Thánh Thần mà họ đã lãnh nhận từ việc tuyên xưng đức tin và các bí tích.
  3. Người tín hữu có thể sống đời sống mới nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần mà họ đã lãnh nhận từ việc tuyên xưng đức tin và các bí tích.
  4. Cả A, B và C

BÀI 30

TỰ DO CỦA CON NGƯỜI

—|–

Câu 152: Tự do là gì ?

  1. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ có thể cân nhắc, chọn lựa quyết định và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.
  2. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ tùy nghi có thể làm hoặc không làm theo những gì mình ưa thích.
  3. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ tùy nghi có thể làm theo những gì mình ưa thích.
  4. Cả A, B và C

Câu 153 : Con người có thể lạm dụng tự do không ?

  1. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi. Họ cũng có thể dùng tự do để làm những điều tốt lành như Thánh ý Chúa mong muốn.
  2. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi. Họ cũng có thể dùng tự do để làm những việc tốt lành và lập công phúc cho chính mình.
  3. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi.
  4. Cả A, B và C

Câu 154: Có những trường hợp nào làm cho chúng ta được giảm bớt, hoặc không phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm không?

  1. Có bốn trường hợp này: Một là không biết; Hai là bị ép buộc; Ba là do sợ hãi; và Bốn là do thói quen.
  2. Có bốn trường hợp này: Một là không biết; Hai là thiếu ý thức; Ba là do sợ hãi; và Bốn là do thói quen.
  3. Có bốn trường hợp này: Một là không biết; Hai là thiếu ý thức; Ba là do bị kích động; và Bốn là do thói quen.
  4. Cả A, B và C

Câu 155: Vì sao con người có quyền sử dụng tự do của mình?

  1. Vì tự do gắn liền với phẩm giá, nên con người có thể tự do làm những gì mình muốn.
  2. Vì tự do gắn liền với phẩm giá, nên con người có quyền sử dụng tự do của mình.
  3. Vì tự do gắn liền với sự hiểu biết, nên con người có thể tự do làm những gì mình muốn.
  4. Cả A, B và C

Câu 156: Tự do có vị trí nào trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa?

  1. Tự do có một vị trí bất khả thay thế trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, vì “chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta”.
  2. Tự do có một vị trí hết sức quan trọng trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, vì “chính để chúng ta được cứu độ và được trở nên con cái Thiên Chúa mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta”.
  3. Tự do có một vị trí quan trọng trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, vì “chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta”.
  4. Cả A, B và C

BÀI 31

TRÁCH NHIỆM LUÂN LÝ

—|–

Câu 157: Chúng ta dựa vào đâu mà biết được một hành vi là tốt hay xấu, nặng hay nhẹ?

  1. Chúng ta dựa vào ba điểm này: Một là điều chúng ta chọn là tốt hay xấu; Hai là mục đích chúng ta nhắm tốt hay xấu; Bà là hoàn cảnh làm cho hành vi thành tốt hay xấu, nặng hay nhẹ hơn.
  2. Chúng ta dựa vào ba điểm này: Một là chúng ta có biết rõ điều chúng ta lựa chọn hay không; Hai là mục đích chúng ta nhắm tốt hay xấu; Bà là hoàn cảnh làm cho hành vi thành tốt hay xấu, nặng hay nhẹ hơn.
  3. Chúng ta dựa vào ba điểm này: Một là chúng ta có biết rõ điều chúng ta lựa chọn hay không; Hai là chúng ta có tự do để làm điều đó hay không; Bà là hoàn cảnh làm cho hành vi thành tốt hay xấu, nặng hay nhẹ hơn.
  4. Cả A, B và C

Câu 158: Mục đích ta nhắm ảnh hưởng đến việc ta làm như thế nào?

  1. Mục đích xấu mà chúng ta nhắm tới khiến việc xấu chúng ta làm trở thành xấu hơn, còn mục đích dù tốt đến đâu cũng không làm cho việc xấu trở thành tốt được, vì mục đích không thể biện minh cho phương tiện.
  2. Mục đích xấu mà chúng ta nhắm tới khiến việc tốt chúng ta làm trở thành xấu, còn mục đích dù tốt đến đâu cũng không làm cho việc xấu trở thành tốt được, vì mục đích không thể biện minh cho phương tiện.
  3. Mục đích xấu mà chúng ta nhắm tới khiến việc tốt chúng ta làm trở thành xấu, còn mục đích tốt làm cho việc xấu trở thành tốt.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 159: Những việc chúng ta làm còn bị chi phối bởi điều gì?

  1. Những việc chúng ta làm còn bị chi phối bởi các thói quen và đam mê.
  2. Những việc chúng ta làm còn bị chi phối bởi các thói quen và đam mê. Ngoài ra, chúng còn bị chi phối bởi ngoại cảnh nữa.
  3. Những việc chúng ta làm còn bị chi phối bởi các đam mê.
  4. Cả A, B và C

Câu 160: Đam mê là tốt hay xấu?

  1. Các đam mê không tốt cũng không xấu. Chúng được xem là tốt hay xấu, khi được dùng làm điều tốt hay điều xấu. Chúng có thể thăng hoa thành các nhân đức hay thành các thói hư tật xấu.
  2. Các đam mê không tốt cũng không xấu. Chúng được xem là tốt hay xấu, khi được dùng làm điều tốt hay điều xấu.
  3. Các đam mê không tốt cũng không xấu. Tùy theo việc chúng được sử dụng để làm công việc gì. Chúng có thể thăng hoa thành các nhân đức hay thành các thói hư tật xấu.
  4. Cả A, B và C

BÀI 32

LƯƠNG TÂM

—|–

Câu 161:  Lương tâm là gì ?

  1. Lương tâm là khả năng Thiên Chúa ban, để giúp cho con người làm lành lánh dữ.
  2. Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa ban, để giúp cho con người biết phân biệt đúng sai.
  3. Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt sẵn trong lòng con người, để soi dẫn họ làm lành lánh dữ.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 162: Phẩm giá con người đòi hỏi chúng ta phải có một lương tâm thế nào?

  1. Đòi chúng ta phải có một lương tâm ngay thẳng và trong sáng.
  2. Đòi chúng ta phải có một lương tâm ngay thẳng và chân thật. Tức là sống một đời sống liêm chính, không thỏa hiệp với sự xấu, sự dữ dưới bất cứ hình thức nào.
  3. Đòi chúng ta phải có một lương tâm ngay thẳng và chân thật.
  4. Cả A, B và C

Câu 163: Thế nào là một lương tâm ngay thẳng và chân thật?

  1. Là lương tâm phù hợp với những gì là đúng và tốt theo lý trí. Lương tâm ngay thẳng không cho phép chúng ta làm những điều nghịch với đường lối và huấn lệnh của Thiên Chúa.
  2. Là lương tâm phù hợp với những gì là đúng và tốt theo lý trí và Lề luật của Thiên Chúa.
  3. Là lương tâm mách bảo ta làm những gì phù hợp với lý trí. Lương tâm ngay thẳng không cho phép chúng ta làm những điều nghịch với đường lối và huấn lệnh của Thiên Chúa.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 164: Làm thế nào để huấn luyện lương tâm ngay thẳng và chân thật ?

  1. Phải huấn luyện lương tâm qua việc thấm nhuần Lời Chúa và các giáo huấn của Hội Thánh.
  2. Phải thường xuyên xét lại việc làm của mình mỗi ngày.
  3. Phải thường xuyên cầu nguyện, xét mình và nghe theo lời khuyên của những người đạo đức khôn ngoan.
  4. Cả A và C

Câu 165: Lương tâm ngay thẳng và chân thật phải theo những nguyên tắc căn bản nào?

  1. Phải theo những nguyên tắc căn bản này: Một là không bao giờ được làm điều xấu để đạt tới điều tốt; Hai là làm cho người khác những gì mình muốn người khác làm cho mình; Ba là tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ.
  2. Phải theo những nguyên tắc căn bản này: Một là không bao giờ được làm điều xấu; Hai là làm cho người khác những gì mình muốn người khác làm cho mình; Ba là tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ.
  3. Phải theo những nguyên tắc căn bản này: Một là không bao giờ được làm điều xấu; Hai là làm cho người khác những gì mình muốn; Ba là tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 166: Có những nguyên nhân nào khiến lương tâm phán đoán sai lầm không?

  1. Có ba nguyên nhân này: Một là không chịu học hỏi, khiến lương tâm thiếu hiểu biết; Hai là do thói quen phạm tội, khiến lương tâm dần dần trở nên chai lì; Ba là do những hoàn cảnh bên ngoài tác động đến lương tâm.
  2. Có ba nguyên nhân này: Một là không chịu học hỏi, khiến lương tâm thiếu hiểu biết; Hai là do thói quen phạm tội, khiến lương tâm dần dần trở nên mù quáng; Ba là do những hoàn cảnh bên ngoài tác động đến lương tâm.
  3. Có ba nguyên nhân này: Một là không chịu học hỏi, khiến lương tâm không còn phân biệt được cái gì đúng, cái gì sai; Hai là do thói quen phạm tội, khiến lương tâm dần dần trở nên chai lì; Ba là do những hoàn cảnh bên ngoài tác động đến lương tâm.
  4. Cả A, B và C

BÀI 33

NHÂN ĐỨC

—|–

Câu 167 Nhân đức là gì ?

  1. Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và bền vững để làm điều thiện.
  2. Nhân đức là những việc tốt lành ta làm cho tha nhân.
  3. Nhân đức là người yêu thương anh em mình hết lòng.
  4. Cả B và C

Câu 168 : Nhân đức nhân bản là gì ?

  1. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê, hướng dẫn nếp sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin.
  2. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, nếp sống và các thói quen, nhờ đó có thể điều tiết các đam mê, hướng dẫn đời sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin.
  3. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, tập quán, nếp sống và các thói quen, nhờ đó có thể điều tiết các đam mê, hướng dẫn đời sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin.
  4. Cả A, B và C

Câu 169 : Có mấy nhân đức nhân bản ?

  1. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, nhiệt thành, can đảm và tiết độ.
  2. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ.
  3. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, công bằng, chăm chỉ và tiết độ.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 170: Đức khôn ngoan là gì ?

  1. Đức Khôn ngoan là nhân đức giúp chúng ta nhận ra việc tốt cần làm và biết dùng những phương tiện chính đáng để làm việc tốt ấy.
  2. Đức Khôn ngoan là nhân đức giúp chúng ta hiểu biết được tất cả chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của lòng người và biết dùng những phương tiện chính đáng để làm việc tốt.
  3. Đức Khôn ngoan là nhân đức giúp chúng ta hiểu biết được tất cả sự kín nhiệm trong tâm tư con người cũng như của vũ trụ vạn vật, hầu hướng dẫn chúng ta biết dùng những phương tiện chính đáng để làm việc tốt.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 171: Đức công bằng là gì?

  1. Đức Công bằng là nhân đức giúp chúng ta trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài và trả cho người khác những gì chúng ta vay mượn hay cầm giữ của họ.
  2. Đức Công bằng là nhân đức giúp chúng ta sống công bình bác ái; sẵn sàng trả cho người khác những gì chúng ta vay mượn hay cầm giữ của họ.
  3. Đức Công bằng là nhân đức giúp chúng ta trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài và trả cho người khác những gì thuộc về họ.
  4. Cả A, B và C

Câu 172: Đức can đảm là gì?

  1. Đức Can đảm là nhân đức giúp chúng ta luôn vững vàng trước những sóng gió của cuộc đời này.
  2. Đức Can đảm là nhân đức giúp chúng ta kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện, dù gặp nhiều khó khăn hay thử thách.
  3. Đức Can đảm là nhân đức giúp chúng ta luôn hiên ngang làm chứng cho Chúa, cho dù gặp nhiều khó khăn hay thử thách.
  4. Cả A, B và C

Câu 173: Đức tiết độ là gì?

  1. Đức Tiết độ là nhân đức giúp chúng ta biết kiềm chế những thú vui, làm chủ bản năng và các giác quan, cùng sử dụng chừng mực những của cải đời này.
  2. Đức Tiết độ là nhân đức giúp chúng ta biết kiềm chế những thú vui, làm chủ bản năng và sử dụng chừng mực những của cải đời này.
  3. Đức Tiết độ là nhân đức giúp chúng ta kiềm chế sức lôi cuốn của những thú vui, làm chủ bản năng và sử dụng chừng mực những của cải đời này.
  4. Cả A,  B và C

Câu 174: Có kinh nguyện nào giúp chúng ta dể nhớ để tập luyện các nhân đức không?

  1. Có kinh nguyện “Mười điều răn”
  2. Có kinh nguyện “Cải tội bảy mối có bảy đức”
  3. Có kinh nguyện “Tám mối phúc thật”
  4. Có kinh nguyện “Sáu điều răn Hội Thánh”

BÀI 34

NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN

—|–

Câu 175 : Có mấy nhân đức đối thần ?

  1. Có ba nhân đức đối thần là công bằng, can đảm và tiết độ.
  2. Có ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến.
  3. Có ba nhân đức đối thần là thờ lạy, tuân phục và yêu mến.
  4. Cả A, B và C

Câu 176Đức tin là gì ?

  1. Đức tin là nhân đức giúp chúng ta có lòng tin vào Thiên Chúa là Cha quan phòng.
  2. Đức tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy, vì Thiên Chúa chính là chân lý.
  3. Đức tin là nhân đức giúp chúng ta tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
  4. Cả A, B và C

Câu 177Đức cậy là gì ?

  1. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời.
  2. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng cậy dựa vào ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh.
  3. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời.
  4. Cả A và B

Câu 178Đức mến là gì ?

  1. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa, mà yêu thương mọi người.
  2. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta yêu thương mọi người.
  3. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
  4. Cả A, B và C

Câu 179: Ngoài ba nhân đức đối thần, ta còn được hưởng những ơn nào nữa không ?

  1. Ngoài ba nhân đức đối thần, ta còn được hưởng bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là các ơn: Khôn ngoan, Hiểu biết, Thông minh, Chăm chỉ, Sức mạnh, Đạo đức và ơn Kính sợ Thiên Chúa.
  2. Ngoài ba nhân đức đối thần, ta còn được hưởng bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là các ơn : Khôn ngoan, Hiểu biết, Thông minh, Lo liệu, Sức mạnh, Đạo đức và ơn Kính sợ Thiên Chúa.
  3. Ngoài ba nhân đức đối thần, ta còn được hưởng bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là các ơn : Khôn ngoan, Hiểu biết, Thông minh, Chăm chỉ, Khỏe mạnh, Đạo đức và ơn Kính sợ Thiên Chúa.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 35

TỘI LỖI

—|–

Câu 180: Thiên Chúa thương xót tội nhân thế nào?

  1. Thiên Chúa ban cho các tội nhân Lời Chúa và Thánh Thần, giúp họ nhận ra tội lỗi của mình, đồng thời ban cho họ lương tâm ngay thẳng và niềm hy vọng vào ơn tha thứ của Ngài.
  2. Thiên Chúa ban cho các tội nhân ơn thánh, giúp họ nhận ra tội lỗi của mình, đồng thời ban cho họ lương tâm ngay thẳng và niềm hy vọng vào ơn tha thứ của Ngài.
  3. Thiên Chúa ban cho các tội nhân ơn thánh, đồng thời ban cho họ lương tâm ngay thẳng và niềm hy vọng vào ơn tha thứ của Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 181: Tội là gì ?

  1. Tội là lời nói, việc làm trái với Luật Chúa dạy.
  2. Tội là lời nói, việc làm xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác.
  3. Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với Luật Chúa dạy, là xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 182Tội trọng là gì ?

  1. Tội trọng là cố tình phạm Luật Thiên Chúa, trong những điều mà chúng ta đã kịp suy biết.
  2. Tội trọng là cố tình phạm Luật Thiên Chúa, trong những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết.
  3. Tội trọng là phạm những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết.
  4. Tất cả đều sai

Câu 183: Tội trọng làm hại chúng ta thế nào ?

  1. Tội trọng làm chúng ta phải xa lìa Thiên Chúa mãi mãi.
  2. Tội trọng làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa và nếu không hoán cải, chúng ta phải xa cách Ngài đời đời.
  3. Tội trọng làm chúng ta bị loại ra khỏi gia đình con cái Thiên Chúa, không còn được sống trong tình nghĩa với Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 184: Khi nào các tín hữu buộc phải xưng các tội trọng?

  1. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  2. Khi đến tuổi khôn, tức là khi con người kịp suy biết, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  3. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, ít nhất một năm một lần và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.
  4. Cả A, B và C

Câu 185: Tội nhẹ là gì ?

  1. Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ do chưa kịp suy biết.
  2. Tội nhẹ là phạm những tội vặt thường ngày mà mình không cố ý phạm.
  3. Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng, nhưng chưa kịp suy biết hay chưa hoàn toàn ưng theo.
  4. Cả A, B và C

Câu 186: Tội nhẹ làm hại chúng ta thế nào ?

  1. Tội nhẹ không làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa, nhưng làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.
  2. Tội nhẹ làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.
  3. Tội nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến công phúc chúng ta lập được, mà chỉ làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 187: Các thói xấu có liên hệ với những tội nào ?

  1. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, nóng nảy, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng.
  2. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, giận hờn, nóng nảy, gian dối và lười biếng.
  3. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng.
  4. Cả A, B và C

Câu 188: Khi nào chúng ta có trách nhiệm đối với tội của người khác?

  1. Khi tham gia trực tiếp và tự nguyện; Khi ra lệnh, xúi giục hoặc tán thành.
  2. Khi không tố cáo hoặc ngăn cản khi có bổn phận phải ngăn cản.
  3. Khi bao che cho những người đã làm điều xấu.
  4. Cả A, B và C

Câu 189: Ta phải có thái độ nào đối với tội lỗi?

  1. Ta phải dứt khoát với tội lỗi, quyết tâm không phạm tội, siêng năng xưng tội rước lễ và cố gắng đổi mới đời sống hằng ngày.
  2. Ta phải dứt khoát với tội lỗi, xa lánh dịp tội, siêng năng xưng tội rước lễ và cố gắng đổi mới đời sống hằng ngày.
  3. Ta phải dứt khoát với tội lỗi bằng việc siêng năng xưng tội rước lễ và cố gắng đổi mới đời sống hằng ngày.
  4. Cả A và C

BÀI 36

THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

—|–

Câu 190: Vì sao con người có tính xã hội?

  1. Con người có tính xã hội vì được dựng nên để sống cho nhau và sống với nhau trong một cộng đoàn hiệp thông theo mẫu gương Ba Ngôi Thiên Chúa.
  2. Con người có tính xã hội vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Không những thế, con người còn được dựng nên để sống cho nhau và sống với nhau trong một cộng đoàn hiệp thông.
  3. Con người có tính xã hội vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, Đấng không phải là một ngôi đơn độc, nhưng là Ba Ngôi hiệp thông và chia sẻ với nhau.
  4. Cả A, B và C

Câu 191: Công ích là gì?

  1. Công ích là toàn thể những điều kiện của đời sống xã hội, giúp tập thể và cá nhân đạt tới sự hoàn hảo của mình.
  2. Công ích là toàn thể những điều kiện mang tính cộng đồng trong đời sống xã hội, giúp tập thể và cá nhân đạt tới sự hoàn hảo của mình.
  3. Công ích là tất cả những gì mang tính cộng đồng trong xã hội, giúp tập thể và cá nhân đạt tới sự hoàn hảo của mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 192: Công ích bao gồm những điều gì?

  1. Công ích bao gồm: Việc tôn trọng và phát huy các quyền lợi căn bản của con người;
  2. Công ích bao gồm: Việc phát triển lợi ích tinh thần cũng như vật chất của con người và xã hội.
  3. Công ích bao gồm: Việc xây dựng hòa bình và an ninh cho tất cả mọi người.
  4. Cả A, B và C

Câu 193: Chúng ta phải tham gia xây dựng công ích bằng cách nào?

  1. Chúng ta phải tham gia xây dựng công ích bằng cách: Tôn trọng các luật công bằng; Chu toàn các trách nhiệm cá nhân trong xã hội và tham gia vào đời sống cộng đồng.
  2. Chúng ta phải tham gia xây dựng công ích bằng cách: Chu toàn các trách nhiệm cá nhân trong xã hội và tham gia vào đời sống cộng đồng.
  3. Chúng ta phải tham gia xây dựng công ích bằng cách: Tôn trọng các luật công bằng; Sống tinh thần liên đới và chia sẻ; Chu toàn các trách nhiệm cá nhân trong xã hội và tham gia vào đời sống cộng đồng.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 37

CÔNG BẰNG XÃ HỘI

—|–

Câu 194: Công bằng xã hội là gì?

  1. Công bằng xã hội là việc phân chia đồng đều những giá trị vật chất, giúp cho cá nhân cũng như tập thể đạt được những gì thuộc quyền lợi của họ.
  2. Công bằng xã hội là những điều kiện thuận lợi, giúp cho cá nhân cũng như tập thể đạt được những gì thuộc quyền lợi của họ.
  3. Công bằng xã hội là việc phân chia đồng đều những giá trị vật chất cũng như tinh thần, giúp cho cá nhân cũng như tập thể đạt được những gì thuộc quyền lợi của họ.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 195: Khi nào xã hội bảo đảm được công bằng xã hội?

  1. Xã hội bảo đảm được công bằng xã hội khi biết tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi căn bản của con người. Đồng thời, mọi hoạt động phải hướng đến nâng cao các giá trị cuộc sống của con người.
  2. Xã hội bảo đảm được công bằng xã hội khi biết tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi căn bản của con người. Đồng thời, mọi hoạt động phải hướng đến nâng cao các giá trị cuộc sống của con người, không phân biệt giai cấp, chủng tộc hay tôn giáo.
  3. Xã hội bảo đảm được công bằng xã hội khi biết tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi căn bản của con người.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 196: Đâu là nền tảng của sự bình đẳng giữa người với người?

  1. Sự bình đẳng giữa người với người đặt nền tảng trên phẩm giá và những quyền lợi căn bản của con người.
  2. Sự bình đẳng giữa người với người đặt nền tảng trên việc tôn trọng phẩm giá của nhau. Sự tôn trọng này đòi hỏi không phân biệt giai cấp hay thể chế chính trị.
  3. Sự bình đẳng giữa người với người đặt nền tảng trên việc tôn trọng lẫn nhau. Sự tôn trọng này đòi hỏi không phân biệt giai cấp hay thể chế chính trị.
  4. Cả A, B và C

Câu 197: Có những bất bình đẳng nào giữa người với người?

  1. Có những bất bình đẳng sau: Một là bất bình đẳng về kinh tế và xã hội mâu thuẫn với Tin Mừng và đối nghịch với công bằng, phẩm giá con người và hòa bình mà chúng ta phải xóa bỏ.
  2. Bất bình đẳng do ý muốn của Thiên Chúa, đó là những khác biệt giữa người với người, mà chúng ta được mời gọi liên đới và chia sẻ với nhau.
  3. Tất cả đều đúng
  4. Cả A và B

Câu 198: Mọi người phải liên đới và chia sẻ với nhau thế nào?

  1. Mọi người phải chia sẻ và liên đới với nhau qua việc phân phối hợp lý của cải, trả lương một cách công bằng, và chia sẻ cho nhau hồng ân đức tin.
  2. Mọi người phải chia sẻ và liên đới với nhau qua việc phân phối hợp lý của cải, trả lương một cách công bằng, dấn thân cho một trật tự xã hội công bằng hơn và chia sẻ cho nhau hồng ân đức tin.
  3. Mọi người phải chia sẻ và liên đới với nhau qua việc phân phối hợp lý của cải, trả lương một cách công bằng, và chia sẻ cho những người nghèo khó trong khả năng của mình.
  4. Cả A, B và C

BÀI 38

LUẬT LUÂN LÝ

—|–

Câu 199Luật luân lý là gì ?

  1. Là lời dạy của Thiên Chúa, chỉ cho con người những con đường và quy luật sống, dẫn đến hạnh phúc Thiên Chúa hứa ban.
  2. Là lời dạy của Thiên Chúa, chỉ cho con người những con đường và quy luật sống, dẫn đến hạnh phúc Thiên Chúa hứa ban, và ngăn cấm những nẻo đường đưa con người xa lìa Thiên Chúa.
  3. Là lời dạy và giáo huấn của Thiên Chúa, với mục đích chỉ cho con người những con đường và quy luật sống, dẫn đến hạnh phúc Thiên Chúa hứa ban cho họ.
  4. Cả A, B và C

Câu 200: Luật luân lý gồm những luật nào?

  1. Luật luân lý gồm luật tự nhiên, luật cũ và luật mới.
  2. Luật luân lý gồm luật tự nhiên, là luật mà Thiên Chúa đã đặt để sẵn trong tâm hồn mỗi người, giúp họ làm điều lành và tránh điều dữ.
  3. Luật luân lý gồm luật tự nhiên, là luật mà Thiên Chúa đã đặt để sẵn trong tâm hồn mỗi người, giúp họ làm điều lành và tránh điều dữ. Ngoài ra còn có luật của xã hội dân sự.
  4. Cả A, B và C

Câu 201: Luật tự nhiên là luật nào?

  1. Luật tự nhiên là luật đã có ngay từ lúc khởi đầu, được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn con người, để giúp họ phân biệt điều tốt và điều xấu.
  2. Luật tự nhiên là luật đã có ngay từ lúc khởi đầu, được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn con người, ở mọi nơi và mọi thời, để giúp họ phân biệt điều tốt và điều xấu.
  3. Luật tự nhiên là luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn con người, ở mọi nơi và mọi thời, để giúp họ phân biệt điều tốt và điều xấu.
  4. Cả A, B và C

Câu 202: Luật cũ hay luật Cựu Ước là gì?

  1. Luật cũ hay luật Cựu Ước là luật Thiên Chúa ban cho dân Ít-ra-en qua ông Hô-sê tại núi Si-nai, được tóm lại trong Mười Điều Răn.
  2. Luật cũ là luật Thiên Chúa ban cho dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê tại núi Si-nai, được tóm lại trong Mười Điều Răn.
  3. Luật cũ hay luật Cựu Ước là luật Thiên Chúa ban cho dân Ít-ra-en cũng như cho con người ở mọi nơi và mọi thời qua ông Mô-sê tại núi Si-nai, được tóm lại trong Mười Điều Răn.
  4. Cả A và C

Câu 203: Luật mới hay luật Tin Mừng là gì?

  1. Luật mới là luật Đức Ki-tô rao giảng và thực hiện, là sự viên mãn và hoàn thành luật Thiên Chúa. Luật mới được tóm kết trong điều răn mến Chúa yêu người như Đức Ki-tô đã yêu.
  2. Luật mới là luật Đức Ki-tô rao giảng và thực hiện. Luật mới được tóm kết trong điều răn mến Chúa yêu người như Đức Ki-tô đã yêu.
  3. Luật mới là luật Đức Ki-tô rao giảng trong Bài giảng trên núi. Luật mới bao gồm Tám Mối Phúc Thật được tóm kết trong điều răn mến Chúa yêu người như Đức Ki-tô đã yêu.
  4. Cả A, B và C

BÀI 39

ÂN SỦNG VÀ CÔNG CHÍNH HÓA

—|–

Câu 204Ân sủng là gì ?

  1. Ân sủng là những ân huệ Thiên Chúa ban. Giúp con người có thể sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa và trở thành nghĩa tử của Ngài.
  2. Ân sủng là những ân huệ Thiên Chúa ban. Giúp con người đáp lại lời kêu gọi để trở thành nghĩa tử của Ngài.
  3. Ân sủng là sự trợ giúp Thiên Chúa ban cho để giúp ta đáp lại lời kêu gọi là chúng ta trở thành nghĩa tử của Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 205: Ơn công chính hóa là gi ?

  1. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa.
  2. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa và có khả năng hành động vì yêu mến Ngài.
  3. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta không thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa vì có khả năng yêu mến Ngài.
  4. Tất cả đều sai

Câu 206: Ngoài ơn công chính hóa còn có ơn nào khác nữa không ?

  1. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn hiện sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đặc sủng.
  2. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn hiện sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đoàn sủng.
  3. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn đặc sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đoàn sủng.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 207: Ơn Chúa có làm con người mất tự do không?

  1. Ơn Chúa không làm cho con người mất tự do, nhưng chỉ khơi dậy sự đáp trả tự do của con người và hướng dẫn tự do của họ đến sự toàn thiện.
  2. Ơn Chúa không làm cho con người mất tự do, nhưng đi trước, chuẩn bị, khơi dậy sự đáp trả tự do của con người và hướng dẫn tự do của họ đến sự toàn thiện.
  3. Ơn Chúa không làm cho con người mất tự do, nhưng chỉ khơi dậy trong lòng con người sự đáp trả tự do của con người và hướng dẫn tự do của họ đến sự toàn thiện.
  4. Cả A, B và C

BÀI 40

HỘI THÁNH LÀ MẸ VÀ LÀ THẦY

—|–

Câu 208: Vì sao gọi Hội Thánh là Mẹ và là Thầy?

  1. Gọi Hội Thánh là Mẹ và là Thầy vì Hội Thánh sinh thành, dưỡng dục người tín hữu trong đời sống đức tin.
  2. Gọi Hội Thánh là Mẹ và là Thầy vì Hội Thánh sinh ra người tín hữu trong đời sống đức tin. Đồng thời dạy dỗ con người hầu giúp họ sống xứng đáng là con Thiên Chúa.
  3. Gọi Hội Thánh là Mẹ và là Thầy vì không những Hội Thánh sinh ra người tín hữu trong đời sống đức tin, mà còn dạy dỗ con người những đức tính nhân bản, hầu giúp họ sống xứng đáng là con Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 209: Hội Thánh nuôi dưỡng đời sống luân lý của chúng ta thế nào?

  1. Hội Thánh dạy chúng ta đón nhận Lời Chúa, lãnh nhận ân sủng từ các Bí tích, và học hỏi những mẫu gương thánh thiện của Đức Mẹ và các thánh.
  2. Hội Thánh dạy chúng ta lãnh nhận ân sủng từ các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, và học hỏi những mẫu gương thánh thiện của Đức Mẹ và các thánh.
  3. Hội Thánh dạy chúng ta đón nhận Lời Chúa, lãnh nhận ân sủng từ các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, và học hỏi những mẫu gương thánh thiện của Đức Mẹ và các thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 210: Vì sao Hội Thánh có quyền can thiệp vào lãnh vực luân lý?

  1. Vì Hội Thánh có trách nhiệm rao giảng cho Dân Chúa những điều phải tin và phải sống. Hội Thánh cũng có trách nhiệm lên tiếng về những đòi hỏi luân lý của luật tự nhiên cần tuân giữ để được cứu độ.
  2. Vì Hội Thánh được Chúa trao cho trách nhiệm rao giảng cho Dân Chúa những điều phải tin và phải sống, cùng những đòi hỏi luân lý của luật tự nhiên cần tuân giữ để được cứu độ.
  3. Vì Hội Thánh được Chúa trao cho trách nhiệm rao giảng cho Dân Chúa những giá trị căn bản của đời sống con người, cùng những đòi hỏi luân lý của luật tự nhiên cần tuân giữ để được cứu độ.
  4. Cả A, B và C

Câu 211: Hội Thánh có mấy điều răn? (theo bản kinh của Giáo phận Thái Bình, Bùi Chu và Hải Phòng)

  1. Hội Thánh có 5 điều răn
  2. Hội Thánh có 6 điều răn
  3. Hội Thánh có 7 điều răn
  4. Tất cả đều đúng

Câu 212: Nhờ đời sống luân lý, người Ki-tô hữu góp phần loan báo Tin Mừng thế nào?

  1. Nhờ đời sống luân lý tốt lành, người Ki-tô hữu trở nên dấu chỉ giúp mọi người tin vào Thiên Chúa. Đồng thời, họ góp phần xây dựng Hội Thánh và làm cho Nước Thiên Chúa mau đến.
  2. Nhờ đời sống luân lý, người Ki-tô hữu lôi kéo mọi người tin vào Thiên Chúa, góp phần xây dựng Hội Thánh và làm cho Nước Thiên Chúa mau đến.
  3. Nhờ đời sống luân lý phù hợp với Tin Mừng, người Ki-tô hữu lôi kéo mọi người tin vào Thiên Chúa, góp phần xây dựng Hội Thánh và làm cho Nước Thiên Chúa mau đến.
  4. Cả A, B và C

BÀI 41

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT

THỜ PHƯỢNG KÍNH MẾN THIÊN CHÚA

—|–

Câu 213: Điều răn thứ nhất dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy ta phải thờ phượng một Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài mà thôi.
  2. Dạy ta phải thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Ngài trên hết mọi sự.
  3. Dạy ta phải thời phượng một Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 214: Có những tội nào phạm đến đức Tin?

  1. Những tội phạm đến đức Tin là: Một là thờ ơ, không chịu tìm hiểu các chân lý mạc khải; Hai là cố ý nghi ngờ hoặc chối bỏ các chân lý ấy, mà trở thành rối đạo, từ bỏ đạo, hoặc ly khai khỏi Hội Thánh.
  2. Những tội phạm đến đức Tin là: Một là thờ ơ, không chịu tìm hiểu các chân lý mạc khải; Hai là không thực hành niềm tin, cố ý nghi ngờ hoặc chối bỏ các chân lý ấy.
  3. Những tội phạm đến đức Tin là: Một là thờ ơ, cố chấp, không chịu tìm hiểu các chân lý mạc khải; Hai là không thực hành niềm tin, cố ý nghi ngờ hoặc chối bỏ các chân lý ấy, mà trở thành rối đạo, từ bỏ đạo, hoặc ly khai khỏi Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 215: Có những tội nào phạm đến đức Trông Cậy?

  1. Những tội phạm đến đức Trông Cậy gồm: Một là ỷ lại tình thương của Chúa; Hai là cố chấp ở lì trong tội mà không chịu hoán cải; Ba là chỉ dựa vào sức riêng của mình mà thôi.
  2. Những tội phạm đến đức Trông Cậy gồm: Một là không chịu hoán cải; Hai là thất vọng mà buông theo đàng tội lỗi; Ba là chỉ dựa vào sức riêng của mình mà thôi.
  3. Những tội phạm đến đức Trông Cậy gồm: Một là ỷ lại tình thương của Chúa mà không chịu hoán cải; Hai là thất vọng mà buông theo đàng tội lỗi; Ba là chỉ dựa vào sức riêng của mình mà thôi.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 216: Có những tội nào nghịch đức Mến?

  1. Những tội phạm đến đức Mến gồm: Một là dửng dưng trước tình yêu của Thiên Chúa; Hai là vô ơn không đáp lại tình yêu của Ngài; Ba là lười biếng không chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa; Bốn là thù ghét và chống lại Ngài.
  2. Những tội phạm đến đức Mến gồm: Một là dửng dưng; Hai là vô ơn; Ba là lười biếng; Bốn là thù ghét và chống lại Thiên Chúa.
  3. Những tội phạm đến đức Mến gồm: Một là dửng dưng trước tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa; Hai là vô ơn, không đáp lại lời mời gọi của Ngài; Ba là lười biếng không chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa; Bốn là thù ghét và chống lại Ngài.
  4. Cả A, B và C

Câu 217: Có những tội nào nghịch đến điều răn thứ nhất?

  1. Những tội nghịch điều răn thứ nhất gồm: Một là thờ tà thần và các loài thụ tạo; Hai là mê tín dị đoan; Ba là thử thách Thiên Chúa; Bốn là chối bỏ Thiên Chúa; Năm là cho rằng con người không thể biết gì về Thiên Chúa.
  2. Những tội nghịch điều răn thứ nhất gồm: Một là thờ tà thần và các loài thụ tạo; Hai là mê tín dị đoan; Ba là thử thách Thiên Chúa, phạm sự thánh hay buôn thần bán thánh; Bốn là chối bỏ Thiên Chúa; Năm là cho rằng con người không thể biết gì về Thiên Chúa.
  3. Những tội nghịch điều răn thứ nhất gồm: Một là thờ tà thần; Hai là mê tín dị đoan; Ba là thử thách Thiên Chúa; Bốn là chối bỏ Thiên Chúa; Năm là không biết gì về Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

BÀI 42

ĐIỀU RĂN THỨ HAI

TÔN KÍNH DANH THIÊN CHÚA

—|–

Câu 218: Điều răn thứ hai dạy chúng ta sự gì ?

  1. Điều răn thứ hai dạy chúng ta phải tôn kính Danh Chúa, vì Danh Ngài là Thánh.
  2. Điều răn thứ hai dạy chúng ta không được nêu Danh Thiên Chúa cách vô cớ, vì Danh Ngài là Thánh.
  3. Điều răn thứ hai dạy chúng ta không khi nào được phép nêu Danh Thiên Chúa, vì Danh Ngài là Thánh.
  4. Cả A, B và C

Câu 219: Có những tội nào nghịch điều răn thứ hai?

  1. Có những tội này là: Lấy Danh Chúa làm chứng cho tội ác như thề gian, bội thề; Sử dụng Danh Chúa cách bất xứng như kêu tên Chúa vô cớ, lộng ngôn, nguyền rủa và không tuân giữ những lời hứa nhân danh Chúa.
  2. Có những tội này là: Lấy Danh Chúa làm chứng cho tội ác như thề gian, bội thề
  3. Có những tội này là: Sử dụng Danh Chúa cách bất xứng như kêu tên Chúa vô cớ, lộng ngôn, nguyền rủa và không tuân giữ những lời hứa nhân danh Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 220: Vì sao chúng ta không được thề gian?

  1. Vì khi thề gian, chúng ta không những không làm chứng cho sự thật mà còn nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối.
  2. Vì khi thề gian, chúng ta đã làm điều trái với lương tâm của mình để làm chứng cho một lời nói dối.
  3. Vì khi thề gian, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối.
  4. Cả A, B và C

Câu 221: Vì sao chúng ta không được bội thề?

  1. Vì khi bội thề, chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với những lời Ngài đã hứa.
  2. Vì khi bội thề, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối.
  3. Vì khi bội thề, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối. Đồng thời xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với những lời Ngài đã hứa.
  4. Cả A, B và C

BÀI 43

ĐIỀU RĂN THỨ BA

THÁNH HÓA NGÀY CỦA ĐỨC CHÚA

—|–

Câu 222: Điều răn thứ ba dạy chúng ta sự gì ?

  1. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải cố gắng tham dự thánh lễ Chúa Nhật dưới bất cứ hình thức nào.
  2. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa Nhật.
  3. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải thánh hóa Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.
  4. Cả A, B và C

Câu 223: Chúa Nhật nghĩa là gì?

  1. Chúa Nhật nhắc nhở việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc phục sinh của Đức Ki-tô;
  2. Chúa Nhật hoàn tất ý nghĩa ngày lễ nghỉ của dân Do-thái và loan báo sự nghỉ ngơi muôn đời nơi Thiên Chúa.
  3. Chúa Nhật nhắc nhở việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc phục sinh của Đức Ki-tô; Nhờ đó mời gọi mọi người cùng cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo của Ngài bằng việc tiếp tục xây dựng và bảo vệ vũ trụ tươi đẹp này.
  4. Cả A và B

Câu 224: Chúng ta phải làm gì để thánh hóa Chúa Nhật và các ngày lễ buộc?

  1. Chúng ta phải tham dự thánh lễ, tránh mọi hoạt động làm ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa hay làm mất đi niềm vui trong ngày của Chúa cũng như sự nghỉ ngơi cần thiết cho tinh thần và thể xác.
  2. Chúng ta phải tham dự thánh lễ trong những ngày này. Ngoài ra, chúng ta còn phải dành thời giờ để thăm viếng anh chị em, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật.
  3. Chúng ta có ý thức đây là ngày của Chúa, nên phải tôn trọng ngày Chúa Nhật cũng như các ngày lễ buộc bằng việc tham dự thánh lễ và làm việc bác ái.
  4. Cả A, B và C

Câu 225: Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật thế nào cho đúng luật Hội Thánh ?

  1. Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật cách đầy đủ, với thái độ trang nghiêm và sốt sắng.
  2. Chúng ta phải tích cực tham dự thánh lễ từ đầu cho đến cuối. Ai cố tình bỏ lễ Chúa Nhật mà không có lý do chính đáng thì mắc tội trọng.
  3. Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật cách đầy đủ, với thái độ trang nghiêm và sốt sắng. Ngoài ra, còn cần phải rước lễ khi đi tham dự thánh lễ.
  4. Cả A, B và C

Câu 226: Vì sao chúng ta phải kiêng việc xác hay tránh lao động vào Chúa Nhật và các ngày lễ buộc?

  1. Vì khi lập ra Chúa Nhật, Thiên Chúa muốn mọi người có thời giờ nghỉ ngơi, để có thể chăm lo đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo.
  2. Vì khi lập ra Chúa Nhật, Thiên Chúa muốn mọi người có thời giờ nghỉ ngơi, để có thể chăm lo đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo. Đồng thời, có thời giờ thăm hỏi lẫn nhau, nhất là đến với những người ốm đau, bệnh tật.
  3. Vì khi lập ra Chúa Nhật, Thiên Chúa muốn mọi người có thời giờ nghỉ ngơi và giải trí, để có thể chăm lo đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo.
  4. Cả A, B và C

Câu 227: Chúng ta nên làm gì khi có lý do chính đáng mà không thể tham dự Thánh lễ Chúa Nhật?

  1. Chúng nên cử hành phụng vụ Lời Chúa, cầu nguyện và làm việc lành.
  2. Chúng nên tham dự Thánh lễ trực tuyến (online), hoặc có thể cử hành phụng vụ Lời Chúa, cầu nguyện và làm việc lành.
  3. Chúng nên tham dự Thánh lễ trực tuyến (online), hoặc có thể cử hành phụng vụ Lời Chúa, Chầu Thánh Thể, cầu nguyện và làm việc lành.
  4. Cả A, B và C

BÀI 44

ĐIỀU RĂN THỨ BỐN

THẢO KÍNH CHA MẸ

—|–

Câu 228: Điều răn thứ bốn dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ, khi các ngài còn sống.
  2. Dạy chúng ta thảo kính cha mẹ và những người được Chúa trao quyền, để mưu ích cho chúng ta.
  3. Dạy chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ, khi các ngài còn sống. Đồng thời, cầu nguyện cho các ngài, khi các ngài đã qua đời.
  4. Cả A, B và C

Câu 229: Gia đình là gì trong kế hoạch của Thiên Chúa?

  1. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, để cha mẹ và con cái chung sống hạnh phúc, vừa là cộng đoàn loan báo Tin Mừng qua đời sống chứng tá của mỗi người.
  2. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, để cha mẹ và con cái chung sống hạnh phúc, vừa là Hội Thánh tại gia vì là cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến.
  3. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, để cha mẹ và con cái chung sống hạnh phúc, vừa là Hội Thánh tại gia, đồng thời là cộng đoàn loan báo Tin Mừng qua đời sống chứng tá của mỗi người.
  4. Cả A, B và C

Câu 230: Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam dạy chúng ta điều gì?

  1. Dạy chúng ta luôn vâng lời ông bà cha mẹ còn sống cũng như khi đã qua đời.
  2. Dạy chúng ta luôn vâng lời ông bà cha mẹ trong mọi sự.
  3. Dạy chúng ta thảo kính đối với ông bà cha mẹ còn sống cũng như khi đã qua đời.
  4. Cả A, B và C

Câu 231: Con cái có những bổn phận nào đối với cha mẹ?

  1. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, đồng thời, phải trợ giúp các ngài về vật chất cũng như tinh thần, khi còn sống cũng như khi đã qua đời.
  2. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, khi còn sống cũng như khi các ngài đã qua đời.
  3. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, đồng thời, phải trợ giúp các ngài về vật chất cũng như tinh thần.
  4. Cả A, B và C

Câu 232: Cha mẹ giáo dục đức tin cho con cái bằng cách nào?

  1. Bằng cách nêu gương sáng cho con cái qua đời sống kinh nguyện, qua đời sống tốt lành, qua việc giáo dục đức tin, và tham dự vào các sinh hoạt của Giáo Hội.
  2. Bằng cách nêu gương sáng, bằng đời sống kinh nguyện, đời sống tốt lành, giáo dục đức tin, và tham dự vào đời sống Giáo Hội.
  3. Bằng cách nêu gương sáng, kinh nguyện, dạy giáo lý trong gia đình và tham dự vào đời sống Giáo Hội.
  4. Cả A, B và C

Câu 233: Người công dân có bổn phận nào đối với quyền bính dân sự?

  1. Người công dân có bổn phận cộng tác với quyền bính dân sự trong những hoạt động phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh, để xây dựng xã hội trong tinh thần tôn trọng chân lý, công bằng, liên đới và tự do.
  2. Người công dân có bổn phận cộng tác với quyền bính dân sự, để xây dựng xã hội trong tinh thần tôn trọng chân lý, công bằng, liên đới và tự do.
  3. Người công dân có bổn phận cộng tác với quyền bính dân sự trong những hoạt động phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh, để xây dựng xã hội trong tinh thần tôn trọng chân lý, công bằng, liên đới và tự do, giúp thăng tiến phẩm giá con người.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 234: Khi nào người công dân không phải vâng phục những quy định của chính quyền dân sự?

  1. Người công dân không phải vâng phục những quy định của chính quyền dân sự khi chúng đi ngược lại với các đòi hỏi của luân lý.
  2. Người công dân không phải vâng phục những quy định của chính quyền dân sự khi chúng đi ngược lại với các đòi hỏi của luân lý, làm hạ thấp phẩm giá của con người.
  3. Người công dân không phải vâng phục những quy định của chính quyền dân sự khi chúng đi ngược lại với các đòi hỏi của luân lý, nhất là đi ngược lại với đường lối của Chúa và Hội Thánh.
  4. Cả A, B và C

BÀI 45

ĐIỀU RĂN THỨ NĂM

TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

—|–

Câu 235: Điều răn thứ năm dạy chúng ta những gì ?

  1. Điều răn thứ năm dạy chúng ta quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác.
  2. Điều răn thứ năm cấm mọi hình thức xâm phạm đến sự sống con người.
  3. Điều răn thứ năm dạy chúng ta không được phép tước đoạt sự sống của người khác cách bất công.
  4. Cả A và B

Câu 236: Có những trường hợp nào xâm phạm sự sống người khác mà không mắc tội?

  1. Có những trường hợp này: Một là bảo vệ mang sống của mình hay của người khác vì bị kẻ ác tấn công; Hai là bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm.
  2. Có những trường hợp này: Một là bảo vệ mang sống của mình hay của người khác vì bị kẻ ác tấn công; Hai là bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm. Ba là khi có một yêu cầu chính đáng.
  3. Có những trường hợp này: Một là bảo vệ mang sống của mình hay của người khác vì bị kẻ ác tấn công; Hai là bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm. Ba là khi có một yêu cầu chính đáng từ phía nhà chức trách có thẩm quyền.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 237: Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ năm?

  1. Có những tội này: Cố ý giết người; trực tiếp hay cộng tác vào việc phá thai; Làm cho chết êm dịu;
  2. Tự sát hay cộng tác vào việc ấy; Làm gương xấu khiến người khác phạm tội trọng;
  3. Phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và của người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 238: Khi gần kề cái chết, bệnh nhân có được ngưng chữa trị không?

  1. Khi cận kề cái chết, bệnh nhân vẫn phải được tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, có thể từ chối việc chữa trị quá tốn kém mà chẳng đem lại hiệu quả gì.
  2. Khi cận kề cái chết, bệnh nhân vẫn phải được tiếp tục điều trị, được phép dùng thuốc giảm đau và có thể từ chối việc chữa trị quá tốn kém mà chẳng đem lại hiệu quả gì.
  3. Khi cận kề cái chết, bệnh nhân vẫn phải được tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào lời khuyên của thầy thuốc trong từng trường hợp cụ thể. Có thể từ chối việc chữa trị quá tốn kém mà chẳng đem lại hiệu quả gì.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 239: Vì sao xã hội có trách nhiệm bảo vệ thai nhi?

  1. Xã hội có trách nhiệm bảo vệ thai nhi, vì quyền sống của con người ngay từ lúc thụ thai đã thuộc về Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền cất đi sự sống con người. Trong khi con người được mời gọi cộng tác với Chúa để duy trì sự sống trên trần gian.
  2. Xã hội có trách nhiệm bảo vệ thai nhi, vì quyền sống của con người ngay từ lúc thụ thai đã thuộc về Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền cất đi sự sống con người.
  3. Xã hội có trách nhiệm bảo vệ thai nhi, vì quyền sống của con người ngay từ lúc thụ thai là một yếu tố làm thành xã hội dân sự và luật pháp xã hội.
  4. Cả A, B và C

Câu 240: Chúng ta phải làm gì để tôn trọng sự sống tự nhiên của con người?

  1. Chúng ta phải chăm sóc sức khỏe của mình và của người khác cách hợp lý, tránh xa việc tôn thờ thân xác và mọi sự thái quá.
  2. Chúng ta phải chăm sóc sức khỏe của mình và của người khác cách hợp lý, tránh xa việc tôn thờ thân xác và mọi sự thái quá, tránh sử dụng ma túy cùng những gì gây nguy hại cho sự sống con người.
  3. Chúng ta phải chăm sóc sức khỏe của mình và của người khác phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mỗi người. Tránh sử dụng ma túy cùng những chất kích thích gây nguy hại cho sự sống con người.
  4. Cả A, B và C

BÀI 46

ĐIỀU RĂN THỨ SÁU VÀ THỨ CHÍN

SỐNG TRONG SẠCH

—|–

Câu 241: Điều răn thứ sáu và thứ chín dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta giữ đức trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
  2. Dạy chúng ta không được làm hay suy tưởng đến những điều trái với đức trong sạch.
  3. Dạy chúng ta không được nhìn xem hay tiếp xúc với những điều xấu xa, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 242: Đức Khiết tịnh là gì?

  1. Đức Khiết tịnh là nhân đức luân lý và là ơn Thiên Chúa ban, giúp cho chúng ta làm chủ bản năng tính dục, để sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa trong đời sống tu trì.
  2. Đức Khiết tịnh là nhân đức luân lý và là ơn Thiên Chúa ban, giúp cho chúng ta làm chủ bản năng tính dục, để sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa trong bậc sống của mình.
  3. Đức Khiết tịnh là nhân đức luân lý và là ơn Thiên Chúa ban, giúp cho những người sống đời dâng hiến có thể làm chủ bản năng tính dục, để sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa trong đời sống tu trì.
  4. Cả A, B và C

Câu 243: Đức khiết tịnh đem lại cho ta điều gì?

  1. Đức Khiết tịnh giúp cho tình yêu của những người sống đời dâng hiến được nguyên tuyền, để họ có thể hiến trọn bản thân cho Chúa và cho tha nhân trong bậc sống tu trì.
  2. Đức Khiết tịnh giúp cho tình yêu của chúng ta được nguyên tuyền, để có thể hiến trọn bản thân cho Chúa và cho tha nhân theo bậc sống của mình.
  3. Đức Khiết tịnh giúp cho sức sống và tình yêu của chúng ta được nguyên tuyền, để có thể hiến trọn bản thân cho Chúa và cho tha nhân theo bậc sống của mình.
  4. Cả A, B và C

Câu 244: Có những tội nào nghịch lại đức khiết tịnh?

  1. Nhìn ngắm hoặc nghĩ tưởng những điều dâm ô; nói những lời thô tục hoặc ám chỉ ý xấu và phổ biến phim ảnh, sách báo khiêu dâm;
  2. Tìm thú vui nhục dục một mình hoặc với người khác ngoài cuộc sống hôn nhân;
  3. Có hành vi đồng tính luyến ái; lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
  4. Cả A, B và C

Câu 245: Chúng ta sống khiết tịnh nhờ những phương thế nào?

  1. Chúng ta sống khiết tịnh nhờ: Đón nhận ân sủng của Chúa qua việc siêng năng cầu nguyện và lãnh các bí tích; Thực hành khổ chế và các nhân đức, đặc biệt là đức tiết độ.
  2. Chúng ta sống khiết tịnh nhờ: Siêng năng cầu nguyện và lãnh các bí tích; Thực hành khổ chế và các nhân đức, đặc biệt là đức tiết độ.
  3. Chúng ta sống khiết tịnh nhờ: Siêng năng cầu nguyện và lãnh các bí tích; Hãm dẹp thân xác cùng các đòi hỏi của thân xác; Thực hành khổ chế và các nhân đức, đặc biệt là đức tiết độ.
  4. Cả A, B và C

Câu 246: Sự trong sạch đòi buộc những điều gì khác nữa không?

  1. Sự trong sạch còn đòi buộc: Sống nết na đoan trang trong cách nói năng cũng như trong ăn mặc; Ngăn chặn thói khiêu dâm đang lan tràn; Thanh tẩy môi trường xã hội.
  2. Sự trong sạch còn đòi buộc: Sống nết na đoan trang trong cách nói năng cũng như trong ăn mặc; Ngăn chặn thói khiêu dâm đang lan tràn; Thanh tẩy môi trường xã hội cho phù hợp với đường lối Tin Mừng.
  3. Sự trong sạch còn đòi buộc: Sống nết na đoan trang; Ngăn chặn thói khiêu dâm đang lan tràn; Thanh tẩy môi trường xã hội bằng cách chống lại sự suy thoái phong hóa, do quan niệm sai lạc về tự do của con người.
  4. Cả A, B và C

Câu 247: Chúng ta phải làm gì khi có những hình ảnh, tư tưởng dâm ô trong tâm trí?

  1. Chúng ta phải mau mắn loại bỏ và tránh dịp tội bằng cách đi làm một công việc khác.
  2. Chúng ta phải mau mắn loại bỏ và tránh dịp tội, đồng thời cầu xin Chúa và Đức Mẹ trợ giúp để thắng vượt cám dỗ.
  3. Chúng ta phải mau mắn loại bỏ và tránh dịp tội bằng cách đi làm một công việc khác.
  4. Cả A, B và C

BÀI 47

ĐIỀU RĂN THỨ BẢY

GIỮ SỰ CÔNG BẰNG

—|–

Câu 248: Điều răn thứ bảy dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta sống công bằng, tức là: Tôn trọng của cải của người khác.
  2. Dạy chúng ta sống công bằng, tức là: Tôn trọng của cải của người khác. Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ. Và tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng.
  3. Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ. Và tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng.
  4. Tất cả đều sai

Câu 249: Điều răn thứ bảy đòi buộc những gì?

  1. Đòi buộc những điều này: Tôn trọng của cải người khác. Giữ các lời hứa đã cam kết;
  2. Đòi buộc đền bù thiệt hại đã gây ra và trả lại cho người khác những gì đã lấy.
  3. Đòi buộc sử dụng khôn ngoan và chừng mực những tài nguyên thiên nhiên.
  4. Cả A, B và C

Câu 250: Điều răn thứ bảy cấm ta những điều gì?

  1. Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, trả lương không công bằng, đầu cơ tích trữ, giả mạo chi phiếu hay hóa đơn.
  2. Điều răn thứ bảy cấm gian lận, trốn thuế, cho vay nặng lãi, tham nhũng, lạm dụng hoặc lãng phí của công, cố ý phá hoại tài sản của công và làm không tốt công việc bổn phận.
  3. Cả A và B
  4. Tất cả đều sai

Câu 251: Các Ki-tô hữu giáo dân tham gia vào đời sống chính trị và xã hội thế nào?

  1. Tham gia bằng cách dấn thân vào các tổ chức xã hội, làm cho tinh thần Ki-tô giáo thấm nhập vào các thực tại trần thế và cộng tác với mọi người để kiến tạo công lý và hòa bình.
  2. Tham gia bằng cách dấn thân vào các tổ chức xã hội cũng như mội lĩnh vực của đời sống, làm cho tinh thần Ki-tô giáo thấm nhập vào các thực tại trần thế và cộng tác với mọi người để kiến tạo công lý và hòa bình.
  3. Tham gia bằng cách làm cho tinh thần Ki-tô giáo thấm nhập vào các thực tại trần thế và cộng tác với mọi người để kiến tạo công lý và hòa bình.
  4. Cả A, B và C

BÀI 48

ĐIỀU RĂN THỨ TÁM

TÔN TRỌNG SỰ THẬT

—|–

Câu 252: Điều răn thứ tám dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta sống thành thật, làm chứng cho chân lý và tôn trọng danh dự của mọi người.
  2. Dạy chúng ta sống thành thật và tôn trọng danh dự của mọi người.
  3. Dạy chúng ta không được thề gian hay làm chứng dối, nhưng biết tôn trọng danh dự của mọi người.
  4. Cả A, B và C

Câu 253: Vì sao chúng ta phải sống thành thật?

  1. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Ngài không chấp nhận những kẻ gian dối; và sự thành thật rất cần cho đời sống chung.
  2. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Sự thành thật làm tăng giá trị con người và Sự thành thật rất cần cho đời sống chung.
  3. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Ngài không chấp nhận những kẻ gian dối và sẵn sàng kết án họ.
  4. Cả A, B và C

Câu 254: Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ tám ?

  1. Có những tội này là: Làm chứng gian, thề gian, nói dối.
  2. Có những tội này là: Làm chứng gian, thề gian, nói dối; Xét đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống và bôi nhọ; nịnh hót, tâng bốc và xu nịnh nhằm thủ lợi bất chính.
  3. Có những tội này là: nói xấu, vu khống và bôi nhọ nhằm hạ danh dự của người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 255: Điều răn thứ tám đòi buộc những gì?

  1. Đòi buộc phải tôn trọng sự thật và danh dự của mọi người, nhất là trong lãnh vực truyền thông,
  2. Đòi buộc luôn bảo vệ các bí mật nghề nghiệp cũng như tôn trọng những chuyện riêng tư mà ta đã hứa giữ kín.
  3. Đòi buộc phải tôn trọng sự thật và bảo vệ danh dự của mọi người, nhất là những người có chức vụ cao trong xã hội cũng như Giáo Hội.
  4. Cả A và B

Câu 256: Chúng ta phải sử dụng phương tiện truyền thông thế nào?

  1. Chúng ta phải sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội để thông tin cách đúng đắn và đầy đủ sự thật, đồng thời phải diễn tả cách chân thật và thích hợp, nhằm phục vụ quyền lợi chính đáng và phẩm giá con người.
  2. Chúng ta phải sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội để thông tin cách đúng đắn và đầy đủ sự thật, đồng thời phải diễn tả cách thích hợp, nhằm phục vụ quyền lợi chính đáng.
  3. Chúng ta phải sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội để thông tin đầy đủ sự thật, đồng thời phải diễn tả cách thích hợp, nhằm phục vụ quyền lợi chính đáng và phẩm giá con người.
  4. Cả A, B và C

BÀI 49

ĐIỀU RĂN THỨ MƯỜI

KHÔNG THAM LAM CỦA NGƯỜI

—|–

Câu 257: Điều răn thứ mười dạy chúng ta sự gì ?

  1. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của người khác, không ganh tị, tham lam và ham muốn của cải một cách bất chính.
  2. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của người khác, không ganh tị, tham lam và ham muốn của cải một cách bất chính. Đồng thời, phải trả lại cho họ tất cả những gì mình đã cầm giữ.
  3. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của mình cũng như của người khác.
  4. Cả A, B và C

Câu 258: Đâu là nền tảng của tình yêu đối với người nghèo?

  1. Tình yêu với người nghèo phải đặt nền tảng trên Tin Mừng của Chúa Giê-su và noi theo tấm gương của Ngài, Đấng đến để làm cho chiên được sống và sống cách dồi dào.
  2. Tình yêu với người nghèo phải đặt nền tảng trên Tin Mừng của Chúa Giê-su và noi theo tấm gương của Ngài, Đấng luôn quan tâm đến người nghèo.
  3. Tình yêu với người nghèo phải đặt nền tảng trên Tám Mối Phúc của Tin Mừng và gương Chúa Giê-su, Đấng luôn quan tâm đến người nghèo.
  4. Cả A, B và C

Câu 259: Chúa Giê-su đòi buộc chúng ta điều gì khi dạy tinh thần nghèo khó?

  1. Chúa Giê-su đòi buộc chúng ta biết phó thác vào sự quan phòng của Chúa trong tinh thần khó nghèo của Nước Trời.
  2. Chúa Giê-su đòi buộc chúng ta yêu mến Ngài trên hết mọi sự và biết phó thác vào sự quan phòng của Chúa trong tinh thần khó nghèo của Nước Trời.
  3. Chúa Giê-su đòi buộc chúng ta biết phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa là Cha, như trẻ thơ trong tay mẹ hiền, để Ngài tự do định liệu theo như Thánh ý của Ngài.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 260: Khao khát lớn nhất của con người là gì?

  1. Khao khát lớn nhất của con người là sau khi kết thúc hành trình trần thế này, sẽ được hưởng hạnh phúc bên Thiên Chúa mãi mãi, vì chỉ mình Ngài mới là nguồn hạnh phúc đích thực.
  2. Khao khát lớn nhất của con người là được nhìn thấy Thiên Chúa, vì chỉ mình Ngài mới là nguồn hạnh phúc đích thực.
  3. Khao khát lớn nhất của con người là được hưởng hạnh phúc bên Thiên Chúa mãi mãi, vì chỉ mình Ngài mới là nguồn hạnh phúc đích thực.
  4. Tất cả đều đúng.

PHẦN THỨ BA

KINH NGUYỆN KI-TÔ GIÁO

BÀI 50

VIỆC CẦU NGUYỆN

—|–

Câu 261: Cầu nguyện là gì ?

  1. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, là tâm sự với Chúa nỗi lòng của mình, và để gặp gỡ và hiệp thông với Ngài trong tình yêu thương.
  2. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, để gặp gỡ và hiệp thông với Ngài trong tình yêu thương.
  3. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, là tâm sự với Chúa niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống, nhờ đó, chúng ta có thể gặp gỡ và hiệp thông với Ngài trong tình yêu thương.
  4. Cả A, B và C

Câu 262: Chúa Giê-su cầu nguyện khi nào?

  1. Chúa Giê-su thường xuyên cầu nguyện, đặc biệt trước những giờ phút quyết định cho sứ vụ của mình hay của các Tông đồ.
  2. Chúa Giê-su thường xuyên cầu nguyện, đặc biệt trước những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Ngài, hay trước những giờ phút quyết định cho sứ vụ của mình hay của các Tông đồ.
  3. Chúa Giê-su thường xuyên cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha của Ngài, đặc biệt trước những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Ngài, hay trước những giờ phút quyết định cho sứ vụ của mình hay của các Tông đồ.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 263: Chúa Giê-su cầu nguyện với tâm tình nào?

  1. Chúa Giê-su cầu nguyện với Chúa Cha trong tâm tình con thảo, trong sự yêu mến và vâng phục. Nhờ đó, Ngài đã trở nên mẫu gương trong đời sống cầu nguyện cho tất cả chúng ta.
  2. Chúa Giê-su cầu nguyện với Chúa Cha trong tâm tình con thảo, trong sự yêu mến, vâng phục, mà đỉnh cao là cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập giá.
  3. Chúa Giê-su cầu nguyện với tâm tình hiếu thảo. Ngài kết hiệp liên lỉ với Chúa Cha trong tình yêu mến, vâng phục, mà đỉnh cao là cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập giá.
  4. Cả A, B và C

Câu 264: Làm thế nào để lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả?

  1. Để lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả, nhất là hiệu quả về phần thiêng liêng, mỗi người cần phải kết hợp lời cầu nguyện của mình với lời cầu nguyện của Chúa Giê-su.
  2. Để lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả, phải kết hợp lời cầu nguyện của mình với lời cầu nguyện của Chúa Giê-su
  3. Để lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả, nhất là hiệu quả về phần thiêng liêng, mỗi người cần phải cầu nguyện với tâm tình tha thiết, và nhất là phải kết hợp lời cầu nguyện của mình với lời cầu nguyện của Chúa Giê-su.
  4. Cả A, B và C

Câu 265: Đức Trinh Nữ Maria đã cầu nguyện thế nào?

  1. Đức Trinh Nữ Maria đã cầu nguyện trong niềm tin, trong tâm tình quảng đại hiến dâng. Cùng với các Tông đồ trong nhà Tiệc ly, Mẹ đã xin ơn Chúa Thánh Thần xuống cho toàn thể Giáo Hội.
  2. Đức Trinh Nữ Maria đã cầu nguyện trong niềm tin, trong tâm tình quảng đại hiến dâng và cầu xin cho những nhu cầu của loài người.
  3. Đức Trinh Nữ Maria đã cầu nguyện trong niềm tin, trong tâm tình quảng đại hiến dâng. Tại tiệc cưới Ca-na hay dưới chân Thập giá, Mẹ đều tin tưởng và phó dâng tất cả trong tay Thiên Chúa. Nhờ đó, Mẹ trở nên mẫu gương sáng ngời cho chúng ta trong sự cầu nguyện.
  4. Tất cả đều đúng.

BÀI 51

ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN

—|–

Câu 266: Chúa Thánh Thần hoạt động thế nào trong kinh nguyện của Hội Thánh?

  1. Chúa Thánh Thần thúc đẩy và hướng dẫn Hội Thánh luôn đi sâu vào việc chiêm ngắm và kết hợp với mầu nhiệm khôn lường của Đức Ki-tô.
  2. Chúa Thánh Thần không ngừng thúc đẩy và hướng dẫn Hội Thánh trong việc cầu nguyện. Giúp Hội Thánh kết hợp với mầu nhiệm khôn lường của Đức Ki-tô.
  3. Chúa Thánh Thần dạy Hội Thánh cầu nguyện và hướng dẫn Hội Thánh luôn đi sâu vào việc chiêm ngắm và kết hợp với mầu nhiệm khôn lường của Đức Ki-tô.
  4. Cả A, B và C

Câu 267: Có những nguồn mạch nào giúp chúng ta cầu nguyện?

  1. Có bốn nguồn mạch này: Một là Lời Chúa; Hai là phụng vụ của Hội Thánh; Ba là các nhân đức tin, cậy, mến; Bốn là những biến cố vui buồn, sướng khổ trong đời sống hằng ngày.
  2. Có bốn nguồn mạch này: Một là Lời Chúa; Hai là Thánh Thể; Ba là các nhân đức tin, cậy, mến; Bốn là những biến cố vui buồn, sướng khổ trong đời sống hằng ngày.
  3. Có bốn nguồn mạch này: Một là Lời Chúa; Hai là phụng vụ và các bí tích của Hội Thánh; Ba là các nhân đức tin, cậy, mến; Bốn là những biến cố vui buồn, sướng khổ trong đời sống hằng ngày.
  4. Cả A, B và C

Câu 268: Có mấy hình thức cầu nguyện?

  1. Có nhiều hình thức cầu nguyện, nhưng truyền thống Ki-tô giáo thường giữ ba hình thức chính yếu; đó là khẩu nguyện, suy niệm và chiêm niệm.
  2. Có nhiều hình thức cầu nguyện, nhưng truyền thống Ki-tô giáo thường giữ ba hình thức chính yếu; đó là khẩu nguyện, suy niệm và chiêm niệm. Ba hình thức này tuy ba nhưng chỉ là một, bởi nó đều giúp con người đến gặp gỡ Thiên Chúa.
  3. Có nhiều hình thức cầu nguyện, nhưng truyền thống Ki-tô giáo thường giữ ba hình thức chính yếu; đó là khẩu nguyện, suy niệm và chiêm niệm. Ba hình thức này hòa hợp với nhau và đưa con người đến gặp gỡ Thiên Chúa bằng cả thân xác lẫn tâm hồn.
  4. Cả A, B và C

Câu 269: Chúng ta thường gặp những khó khăn nào khi cầu nguyện?

  1. Chúng ta thường gặp khó khăn do chia trí về biết bao công việc, sự kiện trong đời sống, khiến chúng ta khó lòng tập trung toàn tâm toàn ý khi cầu nguyện. Đó là chưa kể đến, đôi khi tâm hồn chúng ta còn tỏ ra khô khan và nguội lạnh.
  2. Chúng ta thường gặp khó khăn do chia trí, khô khan và nguội lạnh.
  3. Chúng ta thường gặp khó khăn do chia trí về biết bao công việc, sự kiện trong đời sống, khiến chúng ta khó lòng tập trung toàn tâm toàn ý khi cầu nguyện.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 270: Chúng ta phải làm gì để thắng vượt những trở ngại trong việc cầu nguyện?

  1. Chúng ta phải có lòng khiêm nhường, tin tưởng vào Chúa và kiên trì cầu nguyện.
  2. Chúng ta phải có lòng khiêm nhường, thành tâm ăn năn thống hối và tin tưởng vào Chúa cùng kiên trì cầu nguyện.
  3. Chúng ta phải có lòng khiêm nhường, thành tâm ăn năn thống hối và tin tưởng vào Chúa cùng kiên trì cầu nguyện, thì mới mong vượt thắng được những cơn cám dỗ.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 271: Chúng ta phải làm gì khi cầu nguyện mà không được Chúa nhậm lời?

  1. Chúng ta phải tiếp tục tin tưởng, cậy trông vào Chúa và tiếp tục tìm biết thánh ý Ngài. Bởi Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương, chắc chắn, Ngài sẽ có muôn vàn cách thế để ban ơn cho chúng ta.
  2. Chúng ta phải tiếp tục tin tưởng, cậy trông vào Chúa và tiếp tục tìm biết thánh ý Ngài. Bởi đôi khi Thiên Chúa đã nhận lời và Ngài cũng đã ban ơn, nhưng chúng ta lại không nhận ra những ân ban của Ngài.
  3. Chúng ta phải tự hỏi xem Thiên Chúa có là người cha mà chúng ta đang cố gắng thực thi thánh ý, hay chỉ là phương tiện để đạt tới những gì chúng ta mong muốn.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 272: Chúng ta phải làm thế nào để có thể cầu nguyện luôn?

  1. Chúng ta phải gắn liền cầu nguyện với cuộc sống, nghĩa là làm cho đời sống trở thành lời cầu nguyện.
  2. Chúng ta phải gắn liền cầu nguyện với cuộc sống, nghĩa là làm cho đời sống trở thành lời cầu nguyện, bằng cách làm mọi việc vì danh Chúa Giê-su Ki-tô.
  3. Chúng ta phải gắn liền cầu nguyện với cuộc sống, làm cho đời sống trở thành lời cầu nguyện, nghĩa là: tất cả tư tưởng lời nói cũng như việc làm của chúng ta đều có ý để làm vinh danh Thiên Chúa.
  4. Tất cả đều đúng.

PHẦN THỨ NĂM

HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM

BÀI 52

LỊCH SỬ HỘI THÁNH TẠI VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH

—|–

Câu 273: Tin Mừng của Đức Ki-tô được loan báo cho người Việt Nam từ khi nào?

  1. Tin Mừng của Đức Ki-tô được loan báo cho người Việt Nam từ thế kỷ XVI.
  2. Tin Mừng của Đức Ki-tô được loan báo cho người Việt Nam từ thế kỷ XVII.
  3. Tin Mừng của Đức Ki-tô được loan báo cho người Việt Nam ngay từ nửa đầu thế kỷ XVIII.
  4. Cả A, B và C

Câu 274: Có bằng chứng nào cho biết Tin Mừng của Đức Ki-tô được loan báo cho người Việt Nam từ thế kỷ XVI không?

  1. Theo Khâm Định Việt Sử, năm 1533, đời vua Lê Trang Tôn, có một thừa sai Tây phương tên là I-nê-khu đã theo đường biển vào truyền đạo tại Phố Hiến, thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay.
  2. Theo Khâm Định Việt Sử, năm 1533, đời vua Trần Thái Tôn, có một thừa sai Tây phương tên là I-nê-khu đã theo đường biển vào truyền đạo tại làng Ninh Cường thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
  3. Theo Khâm Định Việt Sử, năm 1533, đời vua Lê Trang Tôn, có một thừa sai Tây phương tên là I-nê-khu đã theo đường biển vào truyền đạo tại làng Ninh Cường và Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
  4. Cả A, B và C

Câu 275: Để rao giảng Tin Mừng cho người Việt Nam, các vị thừa sai đầu tiên đã làm gì?

  1. Các ngài đã hòa nhập vào đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam; quy tụ các tín hữu, dạy giáo lý cho họ. Đặc biệt, các ngài còn giúp cho người Việt Nam có được bộ chữ quốc ngữ, hầu có thể tiếp cận với những hiểu biết và các bộ môn khoa học khác nữa.
  2. Các ngài đã hòa nhập vào đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam, đặc biệt, các ngài đã sáng tạo và hoàn thành chữ Quốc ngữ với sự cộng tác của một số người Việt trong tu hội Thầy giảng.
  3. Các ngài đã hòa nhập vào đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, các ngài còn giúp cho người Việt Nam có được bộ chữ quốc ngữ, hầu có thể tiếp cận với những hiểu biết và các bộ môn khoa học khác nữa.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 276: Các tín hữu đầu tiên đã cộng tác thế nào với các vị thừa sai trong công cuộc rao giảng Tin Mừng?

  1. Các tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa sai học ngôn ngữ và làm quen với phong tục Việt Nam, để các ngài có thể giảng đạo bằng tiếng Việt Nam. Các thầy giảng còn giúp các ngài dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn dân Chúa.
  2. Các tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa sai học ngôn ngữ và làm quen với phong tục Việt Nam. Các thầy giảng còn giúp các ngài dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn dân Chúa.
  3. Các tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa sai học ngôn ngữ và làm quen với phong tục Việt Nam, để các ngài có thể giảng đạo bằng tiếng Việt Nam. Các thầy giảng còn dạy giáo lý cho các ngài, đồng thời giúp các ngài điều hành và duy trì các cộng đoàn dân Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 277: Người tín hữu Việt Nam đầu tiên là ai?

  1. Là cụ Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồng Trung, tỉnh Thanh Hóa, cụ được rửa tội tại Hồng Kông, thời vua Lê Anh Tôn.
  2. Là cụ Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồng Trung, tỉnh Thanh Hóa, cụ được rửa tội tại Ma-cao, thời vua Lê Thánh Tôn.
  3. Là cụ Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồng Trung, tỉnh Thanh Hóa, cụ được rửa tội tại Ma-cao, thời vua Lê Anh Tôn.
  4. Cả A, B và C

Câu 278: Các tập thể nào đã đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam?

  1. Các tập thể đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam phải kể đến Hội Thừa Sai Pa-ri, Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phan-xi-cô.
  2. Các tập thể đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam phải kể đến Hội Thừa Sai Pa-ri, Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Don Bosco.
  3. Các tập thể đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam phải kể đến Hội Thừa Sai Pa-ri, Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Don Bosco và Dòng Phan-xi-cô.
  4. Cả A, B và C

Câu 279: Các tín hữu đầu tiên đã đón nhận và sống Tin Mừng thế nào?

  1. Các ngài đã đón nhận Tin Mừng cách quảng đại, đơn sơ và chân thành. Họ đã sống đùm bọc yêu thương nhau, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người túng thiếu, đến nỗi đồng bào lương gọi họ là những người theo đạo yêu nhau.
  2. Các ngài đã đón nhận Tin Mừng cách quảng đại, đơn sơ và chân thành. Họ đã sống đùm bọc yêu thương nhau, đến nỗi đồng bào lương gọi họ là những người theo đạo yêu nhau.
  3. Các ngài đã đón nhận Tin Mừng cách quảng đại, đơn sơ và chân thành. Họ đã chứng tỏ niềm tin của mình bằng việc sống đùm bọc yêu thương nhau, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người túng thiếu, đến nỗi đồng bào lương gọi họ là những người theo đạo yêu nhau.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 280: Những nhân chứng đầu tiên tại Việt Nam là những ai?

  1. Những chứng nhân đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: Ở Đàng Ngoài có anh Phan-xi-cô và Lu-ca Bền, do làm việc bác ái mà bị tra tấn và bị giết; Ở Đàng Trong có thầy An-rê Phú Yên là học trò của cha Đắc Lộ.
  2. Những chứng nhân đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: Ở Đàng Ngoài có anh Phan-xi-cô, do làm việc bác ái mà bị tra tấn và bị giết; Ở Đàng Trong có thầy An-rê Phú Yên là học trò của cha Đắc Lộ.
  3. Những chứng nhân đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: Ở Đàng Ngoài có anh Lu-ca Bền, do làm việc bác ái mà bị tra tấn và bị giết; Ở Đàng Trong có thầy An-rê Phú Yên là học trò của cha Đắc Lộ.
  4. Cả A, B và C

BÀI 53

LỊCH SỬ HỘI THÁNH TẠI VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

—|–

Câu 281: Tòa Thánh đã thiết lập hai giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam thế nào?

  1. Năm 1659, Tòa Thánh đã thiết lập hai giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam là Đàng Ngoài và Đàng Trong, đồng thời đặt Đức Giám mục Phan-xi-cô Palu làm Đại Diện Tông Tòa giáo phận Đàng Ngoài và Đức Giám mục Lamber de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa giáo phận Đàng Trong.
  2. Năm 1659, Tòa Thánh đã thiết lập hai giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam là Đàng Ngoài và Đàng Trong, đồng thời đặt Đức Giám mục Lamber de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa giáo phận Đàng Ngoài và Đức Giám mục Phan-xi-cô Palu làm Đại Diện Tông Tòa giáo phận Đàng Trong.
  3. Năm 1569, Tòa Thánh đã thiết lập hai giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam là Đàng Ngoài và Đàng Trong, đồng thời đặt Đức Giám mục Lamber de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa giáo phận Đàng Ngoài và Đức Giám mục Phan-xi-cô Palu làm Đại Diện Tông Tòa giáo phận Đàng Trong.
  4. Cả A, B và C

Câu 282: Công đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được tổ chức tại đâu?

  1. Công đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được tổ chức tại Phố Hiến, Hưng Yên vào năm 1670.
  2. Công đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được tổ chức tại Băng-Kốc, kinh đô Thái Lan, vào năm 1664.
  3. Công đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được tổ chức tại Giuthia, kinh đô Thái Lan, vào năm 1664.
  4. Cả A, B và C

Câu 283: Công đồng chung tại Giuthia bàn đến vấn đề gì?

  1. Bàn đến vần đề biên soạn một bản điều luật dành cho các thừa sai, vấn đề thánh hóa đời sống, truyền giáo cho lương dân và việc tổ chức các xứ đạo.
  2. Bàn đến vần đề biên soạn một bản điều luật dành cho các thừa sai và các cộng tác viên của ngài, gồm có vấn đề thánh hóa đời sống bằng việc truyền giáo, vấn đề truyền giáo cho lương dân và việc tổ chức các xứ đạo.
  3. Bàn đến vần đề biên soạn một bản điều luật dành cho các thừa sai và các cộng tác viên của các ngài, vấn đề thánh hóa đời sống, truyền giáo cho lương dân và việc tổ chức các xứ đạo.
  4. Cả A, B và C

Câu 284: Công đồng của giáo phận Đàng Ngoài được tổ chức tại đâu?

  1. Được tổ chức tại Phố Hiến, thuộc tỉnh Hưng Yên, vào tháng 2 năm 1659, dưới quyền chủ tọa của Đức Giám mục Lamber de la Motte.
  2. Được tổ chức tại Phố Hiến, thuộc tỉnh Hưng Yên, vào tháng 2 năm 1670, dưới quyền chủ tọa của Đức Giám mục Lamber de la Motte.
  3. Được tổ chức tại Phố Hiến, thuộc tỉnh Hưng Yên, vào tháng 2 năm 1670, dưới quyền chủ tọa của Đức Giám mục Phan-xi-cô Palu.
  4. Cả A, B và C

Câu 285: Công đồng Phố Hiến bàn đến vấn đề gì?

  1. Công đồng đưa ra một chương trình hoạt động gồm có: Việc phân chia giáo xứ, thiết lập các chủng viện, chọn thánh Giuse làm Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, và ấn định việc đào tạo các thầy giảng qua tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.
  2. Công đồng đưa ra một chương trình hoạt động gồm có: Việc chọn thánh Giuse làm Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, và ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.
  3. Công đồng đưa ra một chương trình hoạt động gồm có: Việc phân chia giáo xứ, chọn thánh Giuse làm Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, và ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.
  4. Cả A, B và C

Câu 286: Các linh mục đầu tiên người Việt Nam là những ai?

  1. Là các linh mục Bê-nê-đíc-tô Hiền và Giuse Hậu ở Đàng Ngoài, linh mục Gioan Trang và Luca Bền ở Đàng Trong.
  2. Là các linh mục Bê-nê-đíc-tô Hiền và Gioan Huệ ở Đàng Ngoài, linh mục Giuse Trang và Luca Bền ở Đàng Trong.
  3. Là các linh mục Phan-xi-cô Hiền và Giuse Hậu ở Đàng Ngoài, linh mục Gioan Trang và Luca Bền ở Đàng Trong.
  4. Cả A, B và C

Câu 287: Các Ki-tô hữu đã sống đức tin thế nào trong thời kỳ Hội Thánh tại Việt Nam chịu thử thách?

  1. Các Ki-tô hữu Việt Nam đã sống đức tin hết sức kiên cường; hàng trăm ngàn người đã đổ máu để minh chức đức tin, trong số đó có 117 vị tử đạo gồm 8 Giám mục, 50 linh mục và 59 giáo dân, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phalo II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. Ngoài ra, còn có thầy giảng An-rê Phú Yên được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tôn phong Chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.
  2. Các Ki-tô hữu Việt Nam đã sống đức tin hết sức kiên cường; hàng trăm ngàn người đã đổ máu để minh chức đức tin, trong số đó có 117 vị tử đạo gồm 8 Giám mục, 50 linh mục và 59 giáo dân, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phalo II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
  3. Các Ki-tô hữu Việt Nam đã sống đức tin hết sức kiên cường; hàng trăm ngàn người đã đổ máu để minh chức đức tin, trong số đó có 117 vị tử đạo gồm 8 Giám mục, 50 linh mục và 59 giáo dân, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phalo II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày ngày 5 tháng 3 năm 2000.
  4. Cả A, B và C

Câu 288: Giám mục đầu tiên người Việt Nam là ai?

  1. Là Đức cha Gioan Bao-ti-xi-ta Nguyễn Bá Tòng, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tấn phong Giám mục ngày 11 tháng 6 năm 1933 tại Rô-ma.
  2. Là Đức cha Gioan Bao-ti-xi-ta Nguyễn Bá Tòng, ngài được Đức Thánh Cha Pi-ô XI tấn phong Giám mục ngày 11 tháng 6 năm 1933 tại Rô-ma.
  3. Là Đức cha Gioan Bao-ti-xi-ta Nguyễn Bá Tòng, ngài được Đức Thánh Cha Pi-ô XI tấn phong Giám mục ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại Rô-ma.
  4. Cả A, B và C

Câu 289: Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thiết lập khi nào?

  1. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập ngày 19 tháng 6 năm 1960, với 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
  2. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II thiết lập ngày 24 tháng 11 năm 1960, với 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
  3. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập ngày 24 tháng 11 năm 1960, với 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
  4. Cả A, B và C

Câu 290: Hội Thánh tại Việt Nam chọn nơi nào để tôn kính Đức Mẹ cách đặc biệt?

  1. Hội Thánh tại Việt Nam chọn Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, để tôn kính Đức Mẹ với tước hiệu Đức Bà Phù Hội Các Giáo Hữu.
  2. Hội Thánh tại Việt Nam chọn Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, để tôn kính Đức Mẹ với tước hiệu Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành.
  3. Hội Thánh tại Việt Nam chọn Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, để tôn kính Đức Mẹ với tước hiệu Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
  4. Cả A, B và C

Câu 291: Vì sao Hội Thánh tại Việt Nam chọn La Vang làm Trung tâm hành hương?

  1. Vì đó là nơi Đức Mẹ hiện ra vào năm 1798, để an ủi và nâng đỡ đức tin của các tín hữu đang trốn lánh cơn bắt đạo dưới thời vua Tự Đức.
  2. Vì đó là nơi Đức Mẹ hiện ra vào năm 1798, để an ủi và nâng đỡ đức tin của các tín hữu đang trốn lánh cơn bắt đạo dưới thời vua Cảnh Thịnh.
  3. Vì đó là nơi Đức Mẹ hiện ra vào năm 1789, để an ủi và nâng đỡ đức tin của các tín hữu đang trốn lánh cơn bắt đạo dưới thời vua Minh Mạng.
  4. Cả A, B và C

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHỐI “SỐNG ĐẠO” – NGÀNH NGHĨA SĨ

—X–

PHẦN I – GIÁO LÝ
1 B 31 B 61 A 91 B 121 B 151 B 181 C 211 B 241 A 271 C
2 C 32 A 62 C 92 A 122 C 152 A 182 B 212 C 242 B 272 B
3 D 33 B 63 D 93 C 123 A 153 C 183 B 213 B 243 C 273 A
4 A 34 B 64 A 94 A 124 B 154 A 184 C 214 A 244 D 274 C
5 B 35 A 65 A 95 B 125 C 155 B 185 C 215 C 245 A 275 B
6 A 36 D 66 A 96 C 126 B 156 C 186 A 216 A 246 C 276 A
7 A 37 C 67 B 97 C 127 A 157 A 187 C 217 B 247 B 277 C
8 C 38 D 68 D 98 D 128 B 158 B 188 D 218 A 248 B 278 A
9 B 39 B 69 A 99 C 129 C 159 C 189 B 219 A 249 D 279 B
10 A 40 B 70 C 100 B 130 B 160 A 190 C 220 C 250 C 280 B
11 B 41 B 71 B 101 C 131 A 161 C 191 A 221 A 251 C 281 A
12 A 42 C 72 C 102 C 132 C 162 C 192 D 222 C 252 A 282 C
13 C 43 A 73 B 103 B 133 D 163 B 193 A 223 D 253 B 283 B
14 B 44 C 74 C 104 C 134 B 164 D 194 B 224 A 254 B 284 B
15 A 45 C 75 D 105 A 135 A 165 A 195 C 225 B 255 D 285 C
16 B 46 B 76 A 106 B 136 C 166 B 196 A 226 C 256 A 286 B
17 C 47 A 77 B 107 A 137 C 167 A 197 D 227 A 257 A 287 A
18 A 48 B 78 B 108 A 138 B 168 A 198 B 228 B 258 C 288 B
19 B 49 A 79 A 109 C 139 B 169 B 199 B 229 B 259 B 289 C
20 A 50 C 80 B 110 B 140 B 170 A 200 A 230 C 260 B 290 A
21 B 51 D 81 A 111 B 141 B 171 C 201 C 231 A 261 B 291 B
22 A 52 D 82 D 112 C 142 A 172 B 202 B 232 C 262 A
23 C 53 A 83 B 113 A 143 A 173 C 203 A 233 B 263 C
24 B 54 B 84 A 114 C 144 C 174 B 204 C 234 A 264 B
25 B 55 C 85 D 115 B 145 B 175 B 205 B 235 D 265 B
26 A 56 C 86 A 116 B 146 C 176 B 206 A 236 A 266 C
27 B 57 B 87 C 117 C 147 A 177 C 207 B 237 D 267 A
28 C 58 A 88 B 118 A 148 B 178 A 208 A 238 B 268 C
29 A 59 A 89 A 119 B 149 A 179 B 209 C 239 C 269 B
30 D 60 B 90 D 120 A 150 C 180 A 210 A 240 B 270 A

Nguồn: giaophanthaibinh.net

Tin liên quan